Quy trình thực hiện khi dạy bài ôn tập vật lí?

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở môn lý (Trang 26 - 29)

- Cuối thảo luận cần có kết luận, tóm tắt những điều đã bàn bạc và có kế hoạch hành động tiếp theo.

1.Quy trình thực hiện khi dạy bài ôn tập vật lí?

Thông tin phản hồi:

- Ở tiết học trước đó, giáo viên đề nghị học sinh ôn tập các kiến thức cần vận dụng, nếu là tiết tổng kết chương thì học sinh phải tự làm trước phần tự kiểm tra, đối với phần vận dụng tùy theo khả năng nhưng phải xem hoặc làm trước ở nhà. Nếu là tiết ôn tập mà nội dung bài tập đã cho sẵn trong sách giáo khoa giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải làm trước ở nhà. Trong trường hợp tiết ôn tập thuộc tiết thêm theo phân phối chương trình hoặc không có nội dung quy định sẵn thì giáo viên phải lựa chọn một số câu hỏi, bài tập phù hợp và làm thành đề cương ôn tập cụ thể để học sinh có cơ sở ôn tập trước.

Ví dụ: Vật lí 6 tuần 9 tiết 17 có thêm tiết ôn tập, giáo viên phải ra đề cương theo từng đơn vị kiến thức cơ bản thuộc các bài học trước đó (không nhất thiết bài nào cũng

phải có câu hỏi hoặc bài tập mà ra theo hệ thống và có liên quan với nhau…). Khi soạn

các nội dung cho tiết học này nên phân bố theo từng cấp độ nhận thức và phải phù hợp với trình độ của học sinh trong mỗi lớp.

- Khi học sinh đã có được hệ thống câu hỏi ôn tập trước thì giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước, ghi chép ra những điều chưa hiểu, những câu chưa làm được … để đến lớp trao đổi thêm với bạn bè hoặc hỏi thêm giáo viên.

- Tùy theo nội dung bài học cần phải có hoạt động nhóm, giáo viên nên phân công các nhóm học tập từ trước để không mất thời gian ở tiết học phải thực hiện khâu này.

- Để có nội dung phù hợp và mang tính hệ thống đúng đặc trưng của kiểu bài ôn tập, tổng kết giáo viên phải có sự lựa chọn trước các câu hỏi hoặc bài tập khác nhau, để yêu cầu học sinh phải thực hiện trong tiết học đó mà không nhất thiết phải làm hết tất cả nội dung mà sách giáo khoa trình bày trong bài ôn tập hoặc tổng kết. Trong đó bao gồm:

+ Các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.

+ Các bài tập định tính, bài tập tính toán, các bài tập trắc nghiệm khách quan về các vấn đề lý thuyết ( Mức độ biết và hiểu) và các bài tập tự luận ( thường là các bài tập tính toán hoặc giải thích một vấn đề nào đó).

+ Các bài tập có nhiều cách giải khác nhau.

+ Các bài tập để ra thêm cho học sinh khá và giỏi, trong khi chờ đợi các học sinh khác chưa giải xong bài tập mà giáo viên ra chung cho cả lớp hoặc kết hợp chung trong một bài tập nhưng những câu hỏi này phải nằm ở ý cuối của bài.

Chú ý: Đối với các tiết ôn tập mà kiến thức cần được củng cố chủ yếu là các câu hỏi lý thuyết và bài tập định tính thì hệ thống câu hỏi ôn tập phải được chọn lọc như là một bài tập lớn có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau theo một trình tự logic. Do đó khi lựa chọn nội dung cho tiết ôn tập này chúng ta ra khoảng từ 5 đến 7 câu trắc nghiệm và từ 3 đến 5 bài tập định tính (những câu hỏi thực tế) và tuân theo một quy

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Yêu cầu trên là rất quan trọng để tiết học thành công, nếu giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị tốt phần này thì nội dung tiết học sẽ đảm bảo được về mặt thời gian và tiết học sẽ phong phú, sôi nổi hơn.

* Bước 2: Lên lớp

Hoạt động 1: Phần đầu của tiết học khoảng 15 đến 20 phút, giáo viên đề nghị học sinh cả lớp hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã được học, đồng thời kết hợp giải khoảng từ 5 đến 7 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sau khoảng 10 phút giáo viên đề nghị các nhóm tự đặt câu hỏi để mời nhóm khác trả lời, khi đặt câu hỏi lưu ý HS kết hợp một câu hoặc một ý trong phần tự kiểm tra kết hợp với một câu trắc nghiệm. Nhóm đặt câu hỏi phải nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. Trong các trường hợp có sự không thống nhất giữa hai nhóm thì giáo viên yêu cầu một nhóm khác bỗ sung.

Trong trường hợp nếu lớp học có ý thức tự học cao, chất lượng tương đối đồng đều, thì ngay từ đầu tiết học giáo viên chỉ cần đặt vấn đề và yêu cầu học sinh nêu những khó khăn khi làm các câu hỏi loại này, bài nào chưa làm được, câu hỏi nào còn thắc mắc thì đứng tại chỗ trao đổi chung cho cả lớp và nhờ sự giúp đỡ ở bạn bè hoặc giáo viên. Nếu câu hỏi nào khó thì giáo viên trợ giúp hoặc gợi ý để học sinh cả lớp cùng tập trung trả lời. Kết thúc phần câu hỏi này giáo viên chỉ cần kiểm tra xác suất khoảng 2 em trả lời 2 câu hỏi bất kỳ trong số những câu hỏi chưa đưa ra thảo luận là hoàn thành nội dung trả lời những câu hỏi lý thuyết này. Nếu giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm cùng thảo luận để đưa ra phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên thì khi trình bày kết quả nên để các nhóm cử đại diện trả lời và các nhóm khác đánh giá, nếu cần thiết giáo viên có thể gợi ý để các nhóm tranh luận với nhau khi không đồng nhất phương án lựa chọn.

Trong thời gian làm các câu hỏi thuộc dạng này giáo viên có thể dùng phương pháp “

Công não” để trả lời khoảng 2 đến 3 câu nhằm thay đổi không khí học tập của lớp (nên dùng cho những câu hỏi mà học sinh có sự lựa chọn khác nhau về phương án của mình).

Ví dụ: Trong cùng một câu hỏi, có từ 2 học sinh chọn hai phương án trả lời khác nhau trong đó có 1 học sinh chọn đúng, sau khi không còn học sinh nào cho thêm phương án khác giáo viên đặt vấn đề: Trong hai phương án trả lời trên có một đáp án đúng, vậy có bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ nhất, bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ hai ? Sau khi học sinh giơ tay lựa chọn giáo viên ghi lại số lượng học sinh lựa chọn ở mỗi phương án lên bảng. Lúc này không khí học tập của lớp sẽ sôi nổi hơn, học sinh cả lớp sẽ tập trung hơn để xem nhóm nào thắng. Khi đó giáo viên sẽ hỏi đại diện

mỗi nhóm giải thích tại sao lại chọn phương án đó, cuối cùng giáo viên thông báo kết quả cuối cùng.

Hoạt động 2: Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh cả lớp cùng giải khoảng 2 đến 3 bài tập tự luận, tùy theo số bài và trình độ học sinh mà ấn định thời gian cho phù hợp. Các bài tập tự luận định tính hay định lượng tùy theo từng chương, từng phần hoặc khối lớp để lựa chọn. Khi chọn ra các bài tập nên đi từ đơn giải đến phức tạp sao cho phù hợp và có tác dụng phát triển ở nhiều đối tượng học sinh năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách tích cực và sáng tạo trong việc giải các bài tập này. Cần lưu ý trước khi học sinh tự giải mỗi bài tập có tính tổng hợp, giáo viên nên yêu cầu 1 đến 2 học sinh phải nêu được những kiến thức cần phải vận dụng để giải bài tập đó. Yêu cầu này sẽ giúp học sinh hệ thống được kiến thức có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau.

Giáo viên để cho từng học sinh tự lực giải mỗi bài tập tự luận hoặc theo nhóm trong khoảng thời gian cho phép và phù hợp với mức độ khó, dễ của bài, sau đó đề nghị một học sinh đứng tại chỗ trình bày cách giải hoặc nêu đáp số trước cả lớp (nêu ngắn gọn)

và đề nghị các học sinh khác nhận xét cách giải của học sinh này cũng như nêu phương án giải của mình nếu có. Nếu việc tìm ra cách giải khác là khó đối với học sinh thì giáo viên nên tổ chức thảo luận theo nhóm để mỗi nhóm đề xuất cách giải khác. Sau đó một vài nhóm trình bày cách giải này cho cả lớp. Các nhóm khác nhận xét và đánh giá ưu, nhược điểm của cách giải này.

Đối với học sinh khá, giỏi sẽ giải mỗi bài tập xong trước các học sinh khác, giáo viên có thể đề nghị các em này tìm cách giải khác hoặc giải một bài tập khác có phần phức tạp hơn mà giáo viên đã có sự chuẩn bị.

Hoạt động 3: Cuối mỗi bài, giáo viên tổng kết và nêu cách giải hợp lý và ngắn gọn nhất cũng như đáp số đúng của bài tập đó.

Chú ý: Không nên coi tiêt ôn tập là một tiết dạy học làm bài tập trong đó không có sự trao đổi, thảo luận của các học sinh trong quá trình giải mỗi bài tập, từng học sinh loay hoay giải bài tập, sau đó giáo viên trình bày lời giải của mình trên bảng và cho học sinh ghi lại, cách dạy học như vậy sẽ rất tẻ nhạt, nhàm chán không chỉ với học sinh khá, giỏi mà ngay cả đối với học sinh yếu kém vì không có tác dụng giúp các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp học sinh phát triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài tập đề ra.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở môn lý (Trang 26 - 29)