II. Kế hoạch thu lợi nhuận:
1. Dự tính doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu cao không có nghĩa là lãi sẽ nhiều nhưng doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng đối với thành công của hoạt động kinh doanh. Dựa vào kết quả doanh thu mà có thể xác định được kết quả kinh doanh của tháng này so với tháng trước, của năm nay so với năm trước là tăng hay giảm để từ đó tìm ra những nguyên nhân và có những giải pháp thích hợp cho từng năm trong công việc kinh doanh. Và đặc biệt doanh thu và chi phí là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định được lợi nhuận của công việc kinh doanh.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC
Để có được doanh thu dự kiến Công ty FC căn cứ vào các yếu tố sau: - Giá thành của sản phẩm mà công ty FC cung cấp.
- Số lượng khách hàng đã dùng sản phẩm của công ty.
1.1. Dự tính giá sản phẩm.
Đối với mỗi doanh nghiệp việc định giá là vô cùng quan trọng. Mặc dù chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt nhưng giá cả không hợp lý thì khách hàng không lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Chi phí giá thành 1 sản phẩm cơm hộp văn phòng chiếm khoảng 90-92% giá cả của sản phẩm. 1 sản phẩm tổng giá thành khoảng 16500đ thì giá vốn mua lương thực, thực phẩm chiêm 73% khoảng 12000. Chi phí chiếm 27% khoảng 4500. Trong đó
• Gạo: 150g 2000đ
• Món chính: ( thịt hoặc cá ) 6000đ
• Món phụ: 2000đ
• Rau, canh: 2000đ
• Chi phí cố định + thuê nhà trên/ xuất 550đ
• Chi phí thường xuyên( lương, trợ cấp, ga,
bảo hiểm, đũa thì giấy ăn, điện nước……) 3950đ Tổng chi phí giá thành 1 sản phẩm cơm hộp 16500đ
Trong 1 tháng cần. 16500* 15400= 254.100.000đ để sản xuất 15400 xuất cơm. Tuỳ theo chủng loại đồ uống mà công ty cung cấp. Giá thành cung chiếm khoảng 65->70% giá bán sản phẩm. Sản phẩm đồ uống chiếm một tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể trong doanh thu của công ty.
Do đó vừa để thu hút khách hàng vừa mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của mình, công ty quyết định sử dụng kết hợp hai phương pháp định giá là: Định giá cộng thêm và định giá cạnh tranh. Định giá công thêm là giá bán sản phẩm ra thị trường được tính cộng thêm một khoản ngoài giá thành tạo ra sản phẩm và % lợi nhuận đã ước tinh. Giá cạnh tranh là giá bán sản phẩm ra thị trường
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC
bàng giá thành sản phẩm cộng với % lợi nhuận ước tinh hoặc bán bằng giá thành sản phẩm. Việc định giá như vậy sẽ tăng thêm khả năng cạnh tranh của công ty.
Cụ thể công ty đưa ra các mức giá cho các sản phẩm của mình như sau:
Bảng giá các món ăn của Công ty
STT Tên sản phẩm công ty cung cấp Giá tiền/sản phẩm
1 Cơm hộp văn phòng 18.000
2 Các món ăn đặc sản Tuỳ theo món ăn(định giá cộng thêm) 3 Tiệc hội nghị, cưới hỏi Tuỳ theo điều kiện(định giá công thêm)
4 Đồ uống Tuỳ theo chủng loại cung cấp
Cơm hộp văn phòng là sản phẩm chu đạo công ty FC cung câp, phục vụ cho khách hàng. Ngoài ra công ty FC còn nhận đặt tiệc cưới, hội nghị, theo mùa vụ với giá cả phù hợp với thu nhập của dân, thực hiện các dịch vụ khác nữa.
1.2.Dự tính doanh thu
Doanh thu trong bất kỳ một loại dịch vụ ăn uống nào cũng đều là kết quả của hai nhân tố đó là số lượng khách hàng tiêu thụ và số tiền chi trả bình quân của mỗi khách hàng. Những loại dịch vụ khác nhau và những thực đơn khác nhau sẽ đem lại kết quả (doanh thu) khác nhau. Trong những cơ sở hiện có thì công ty TFC có thể dự đoán được số lượng khách hàng cũng như số tiền bình quân một khách hàng chi trả.
Công thức tính doanh thu đó là:
Doanh thu = Tổng số khách hàng tiêu dùng sản phẩm * số tiền chi phí bình quân của mỗi khách hàng cho một sản phẩm.
Căn cứ vào giá thành các món ăn mà công ty FC cung cấp cũng như dự tính số lượng khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ, cùng với những kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có khi tham gia kinh doanh tôi có bản dự tính doanh thu như sau:
Tổng doanh thu tháng = doanh thu từ cơm hộp + doanh thu khác.
Doanh thu cơm hộp = số lượng tiêu thụ trong ngày*18000*22ngày trong một tháng = 700*18000*22 = 277.200.000đ
Số lượng tiêu thụ trong ngày là số người dùng sản phẩm của công ty. Do nhu câu của thị trường, khả năng đáp ứng của công ty trong năm đầu đi vào kinh doanh. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, nâng cao doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC
Căn cứ vào khả năng tài chính, nhân lực của công ty, khả năng cung ứng ra thị trường các sản phẩm của công ty. Công ty đặt ra một mốc tối thiểu là 700 sản
phẩm mỗi ngày để cán bộ, nhân viên trong công ty phấn đấu.
Ngoài ra, doanh thu của công ty còn có doanh thu từ các khoản khác như, tiệc hội nghi, cưới hỏi, tư vấn,…Để có được doanh thu đó công ty cũng phải chi khá lớn trong quá trinh kinh doanh như: chi lương nhân viên tư vấn, chi trợ cấp xăng xe, điện thoại, chi phí trả lương chp nhân viên thuê theo mùa vụ, giấy bút, chi phí hoa hồng môi giới và các khoản chi phí khác có liên quan.
Trong các tháng đầu năm từ tháng 1- 3 số lượng khách hàng đặt tiệc hội nghi, cưới hỏi sẽ nhiều hơn các tháng còn lại, ước đạt doanh thu thêm khoảng trên giới 30.000.000/tháng. Chi phí dịch vụ khoảng 16 000 000đ/ tháng.
Tháng 4-5 có 2 ngày lễ lớn là 30/4 và 1/5 là nhũng ngày lượng doanh thu từ dịch vụ tiệc hội nghi sẽ khá cao. Chi phí dịch vụ ước khoảng 11 000 000đ/tháng.
Tháng 12 là tháng cuối năm có nhiều công ty tổ chức hội nghị tổng kết là cơ hội lớn để nâng cao doanh thu trong tháng này. Chi phí dịch vụ tháng này ước khoảng 15 000 000đ.
Các tháng còn lại trong năm doanh thu từ dịch vụ tiệc họi nghị và cưới hỏi có giảm xuống, doanh thu các tháng ước đạt khoảng trên dưới 10.000.00đ. Các tháng này chi phí dịch vụ ước khoảng 7000000đ/ tháng.
Doanh thu từ dịch vụ chưa cao vì số nhân viên trong công ty chuyên về tư vấn dịch vụ chỉ có 2 người chiếm 6,6% lượng nhân viên trong công ty. Ngoài ra do công ty mới thấm nhập thị trường đang chú trọng phát triển sản phẩm cơm hộp để tạo chỗ đứng trên thị trường. Nên bình quân doanh thu từ dịch vụ các tháng trong năm thấp, doanh thu từ dịch vụ khoảng19.220.000đ /tháng.
bảng dự tính tổng Doanh thu các tháng năm thứ nhất
Đơn vị tính:Nghìn đồng
Tháng DT Cơm Hộp DT Dịch Vụ Tổng doanh thu
1 277200 32800 310.000
2 277200 17800 295.000
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC5 277200 22800 300.000 5 277200 22800 300.000 6 277200 12800 290.000 7 277200 9800 287.000 8 277200 12800 290.000 9 277200 12800 290.000 10 277200 17800 295.000 11 277200 12800 290.000 12 277200 27800 305.000 Tổng doanh thu cả năm 3326400 230.600 3.557.000
Đối tượng chủ yếu của công ty là nhân viên các công ty, văn phòng nên lượng khách hàng tương đối ổn định qua các tháng trong năm, nên lượng biến động doanh thu các tháng là không đáng kể sự biến động đó chủ yếu do nhu cầu dịch vụ tăng trong các tháng đầu, cuối năm và các tháng có ngày lễ lớn.
1.3 Dự tính lợi nhuận :
Bảng dự tính lợi nhuậN năm thứ nhất
Đơn vị tính: Nghìn đồng. Tháng Doanh thu cơm hộp 3 + dịch vụ Chi phí mua lương thực thực phẩm Chi phí thường xuyên cơm hộp Khấu hao + thuê xưởng Chi phí dịch vụ Tổng chi phí Lợi nhuận cơm hộp + dịch vụ 1 310.000 184.800 60.800 8.339 16.000 269.939 40.061 2 295.000 184.800 60.800 8.339 9.000 263.939 32.061 3 305.000 184.800 60.800 8.339 16.000 269.939 35.061
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC4 300.000 184.800 60.800 8.339 11.000 264.939 35.061 4 300.000 184.800 60.800 8.339 11.000 264.939 35.061 5 300.000 184.800 60.800 8.339 11.000 264.939 35.061 6 290.000 184.800 60.800 8.339 7.000 260.939 29.061 7 287.000 184.800 60.800 8.339 6.000 259.939 27.061 8 290.000 184.800 60.800 8.339 7.000 260.939 29.061 9 290.000 184.800 60.800 8.339 7.000 260.939 29.061 10 295.000 184.800 60.800 8.339 9.000 262.939 32.061 11 290.000 184.800 60.800 8.339 7.000 260.939 29.061 12 305.000 184.800 60.800 8.339 15.000 268.939 36.061 Tổng 3557000 2217600 729600 100068 121000 3169268 387732
Dựa vào doanh thu và chi phí hàng tháng mà công ty FC có thể tính toán được lợi nhuận theo công thức sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Vậy hàng tháng công ty đạt được một khoản lợi nhuân bình quân cho chủ đầu tư là khoảng: 32.311.000đ/ tháng, một năm lợi nhuận đạt là khoảng: 387.732.000đ /năm.
Chi phí mua lương thực, thực phẩm là toàn bộ giá trị tiền tệ dùng để mua như: Gạo, rau, thịt… để tạo nên sản phẩm cung cấp ra thị trường. Trong mỗi sản phẩm giá vốn lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 66,7% giá thành sản phẩm và được lấy từ 119 000 000đ số vốn còn lại sau khi trừ đi tổng chi phí ban đầu. Mỗi tháng giá vốn chiếm khoảng 185 000 000đ, có được số tiền đó để mua nguyên, nhiên vật liệu vào sản xuất là do sự quay vòng của số vốn còn lại 119.000.000đ. Một năm số vòng chu chuyển của số vốn còn lại là: 3.557.000.000/ 119.000.000 =29.89vòng. Mỗi tháng số vốn còn lại 119.000.000đ chu chuyển được 2,5 vòng. Vởy số vốn có thể huy động vào kinh doanh trong tháng của công ty FC là:
2,5*119.000.000=296.417.000đ.
Trong quá trình kinh doanh doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, lượng sản phẩm tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, các dịch vụ và tư vấn đều phát triển năm sau mạnh hơn năm trước. Doanh thu ước đạt của năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất khoảng 15% (khoảng 4.090.500.000đ) và năm thứ ba cao hơn năm thứ hai
LuËn V¨n Tèt NghiÖp Dù ¸n c«ng ty TFC
khoảng 20% (khoảng đ) qua đó lợi nhuận của công ty cung tăng lên theo các năm, năm sau cao hơn năm trước.
Dựa vào kết quả trên ta có bảng tổng kết như sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu/năm Năm1 Năm 2 Năm3
Doanh thu tiêu thụ 3.557.000 4.090.550 4.908.660
Chi phí 3.069.201 3.529.581 4.235.497
Khấu hao+thuê xưởng 100.068 100.068 100.068
Lợi nhuận 387.732 460.901 573.095
Chi phí = Tông giá vốn mua lương thực thực phẩm + Tổng chi phí thường xuyên. Tổng vốn mua lương thực, thực phẩm = 66,6% Tổng doanh thu sản phẩm cơm hộp công ty thu được