Ứng dụng mô hình tàu dạng vật rắn 3D tính toán các yếu tố thủy tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán tay đòn ổn định tĩnh tàu thủy theo mô hình vật rắn 3d (Trang 58 - 60)

Với việc sử dụng mô hình tàu dạng 3D Solid để tính toán tay đòn ổn định như trên đưa ta đến ý tưởng dùng chính mô hình tàu đó để tính toán các yếu tố thủy tĩnh.

Đồ thị thủy tĩnh là đồ thị biểu diễn quan hệ giữa các đặc trưng hình học phần chìm của tàu với mớn nước ở trạng thái không có góc nghiêng nên thực chất chỉ cần sử dụng

một trạng thái tính toán giả định ở góc nghiêng φ = 0 theo mô hình bài toán tính tay đòn ổn định nêu trên là hoàn toàn xác định được dữ liệu để xây dựng đồ thị.

Thông thường, đồ thị thủy tĩnh gồm các đường cong cơ bản sau (xem đồ thị 2.1):

Đồ thị 2.1. Đồ thị thủy tĩnh của tàu TKT 140A-HP1 [9] + Thể tích chiếm nước: V(z)

+ Lượng chiếm nước: D(z) = γ.V(z) + Hoành độ tâm nổi: xB(z)

+ Cao độ tâm nổi: zB(z)

+ Diện tích mặt đường nước: Aw(z)

+ Hoành độ tâm diện tích đường nước: Xf(z) + Bán kính tâm nghiêng ngang: r(z)

+ Hệ số thể tích chiếm nước: δ(z) hay CB(z) + Hệ số diện tích đường nước: α(z) hay Cw(z) + Hệ số diện tích sườn giữa: β(z) hay CM(z)

Các đại lượng V(z), xB(z), zB(z) được xác định như cách làm trên, nghĩa là: Dùng lệnh “SLICE” cắt mô hình tại vị trí mớn nước cần tính sau đó dùng lệnh “MASSPROP”

để hiển thị thuộc tính phần thân tàu dưới đường nước, nhận 3 giá trị: Thể tích (Volume), tung độ trọng tâm (Centroid: Y) và cao độ trọng tâm (Centroid: Z).

Riêng các yếu tố của mặt đường nước, ta phải thực hiện bổ sung bằng các lệnh khác như sau:

+ Tạo mặt cắt tại đường nước (chính là mặt đường nước) cần tính bằng lệnh “SECTION”

+ Dùng lệnh “MASSPRO” hiển thị thuộc tính mặt cắt ta nhận được các đặc trưng hình học của mặt đường nước

Vì đây không phải là vấn đề nghiên cứu chính của đề tài, nên luận văn sẽ không trình bày chi tiết cách tính toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán tay đòn ổn định tĩnh tàu thủy theo mô hình vật rắn 3d (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)