2 Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BÌA BÁO CÁO- Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá Việt Nam (Trang 58 - 62)

I- Định hướng xuấtkhẩu hàng hoá trong tương lai 1-thời kỳ 2001-

3. 2 Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp.

Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu theo hướng thành lập các tổng công ty và các tập đoàn mạnh, từng bước tạo tên tuổi trên thị trường thế giới, tiến tới có những nhãn mác hàng hoá của Việt nam được thế giới biết đến và thừa nhận. Các công ty mạnh phải mở được chi nhánh ở nước ngoài để phục vụ công tác Marketing.

Tóm lại với mục đích tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu với những chi phí thấp, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam, các chính sách và biện pháp được kiến nghị trên sẽ giúp hàng hoá Việt nam chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong những năm sắp tới xét trên góc độ cơ chế quản lý cần phải thực hiện hàng loạt các biện pháp sau đây :

3. 3. 1 Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xk, Thường xuyên tổ chức những cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa chính phủ, các bộ và các doanh nghiệp nhầm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mấc trong hoạt động xk. Nhà nước sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh với nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nước nhóm nước. Bộ chủ quản cần chủ động tích cực phối hợp bộ nganh liên quan, uỷ ban nhân dân tỉnh, thàh phố để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp

3. 3. 2 Hoàn thiện chưc năng quản lý nhà nước đói với doanh nghiệp xuất khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế khuyến khích và quản ký tốt hoạt động xuất khẩu. Muốn vậy phải giảm dần số lượng mặt hàng theo danh mục quản lý chuyên ngành va phải thông báo rõ ràng mặt hàng nào thuộc diện quản lý. Tăng đối tượng được hưởng và số tiền thưởng theo quỹ thưởng xuất khẩu để lôi cuốn doanh nghiệp xuất khẩu. giảm tối đa các mặt hàng quản lý hạn ngạch nhập khẩu, thực hiện triệt để việc thay cơ chế xin -cho bằng cơ chế đâu tư hạn ngạch nhập khẩu

3. 3. 3 Sớm hoàn thiện thống nhất luật pháp theo hướng đầy dủ, đồng bộ, ổn định và nhất quán. rà soát lại các văn bản pháp luật tránh chồng chéo.

kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý xuất khẩu của nhà nước từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh giảm đội ngũ quản lý nhà nước về xuất khẩu, quy định rõ quyền và trách nhiệm cho từng loại cán bộ và quản lý, có hình thức thưởng phạt thích đáng để góp phần xoá bỏ những tiêu cực trong xuất khẩu. 3. 3. 4Điều chỉnh cơ chế quản lý xuất khẩu thông qua áp dụng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu phát triển. Song song với việc đa dạng hoá sản phẩm đối tác cần đa dạng hoá cáccông cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiét bị nguyên vật liệu. . để phục vụ và sản xuất khẩu cũng phải đựơc coi trọng như ưu tiên lãi xuất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu vào, giá cả các dịch vụ

công cộng, cước phí vận tải, phí bảo hiểm, lãi xuất ngân hàng, giá điện, nước. . giảm mức thuế xuất khẩu từ 12 xuống còn 3 mức. Mức 0% đói với hàng qua ché biến, đặc biệt là nông sản ; mức 10% đối hàng chế biến và 20% đói với mặt hang không khuyến khích xuấ khẩu.

3.3.5 Nâng cao hiệu lực và quản lý vĩ mô và quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, phối hợp hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các loại hình doanh nghiệp trên mọi địa bàn. Nhà nước cần thực hiên tốt việc quảnlý gián tiếp, quản lý bằng các công cụ khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xử lý hài hoà các mối quan hệ và các mâu thuẫn phát sinh theo hướng tạo điều kiện cho kinh doanh xuất khẩu phát triển.

Kết luận

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, xuất khẩu càng đóng góp vai trò quan trọng hơn đối với một nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Việt nam là một nước đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoà nhập vào khu vực và thế giới. Vì vậy xuất khẩu được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để thực hiện thành công các mục tiêu trên.

Nhằm phát huy hết các vai trò của xuất khẩu, Chính phủ Việt nam đã có những định hướng chính sách và biện pháp đúng đắn thúc đẩy xuất khẩu như thực hiện tự do hoá thương mại, chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách khuyến khích đầu tư. . Các chính sách này đã có tác động đáng kể tới hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh, cơ cấu mặt hàng chuyển biến tích cực, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng nhiều, ngoại tệ thu được về cho đất nước tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Việt nam vẫn còn gặp nhiều trở ngại do các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Vì vậy để giúp hoạt động xuất khẩu vượt qua những khó khăn, thách thức đòi hỏi chúng ta thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước phải được đi kèm với các nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Và cần thấy một điều quan trọng là các chính sách và biện pháp thúc đảy xuất khẩu của nhà nước muốn thực sự phát huy tác dụng thì phải được thực hiện nghiêm túc trong thực tế chứ không phải chỉ dừng lại ở giấy tờ.

Hy vọng những tiềm lực như nhân lực và vật lực của Việt nam cùng với hệ thống chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đúng dắn của nhà nước ta sẽ là những nhân tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt nam ngày một phát triển, xây dựng nước nhà ngày một phồn vinh.

Tài liệu tham khảo

*

Sách

1. Bộ kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược phát triển: “ công nghiệp hoá và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu”. NXB Chính

2. Đinh xuân Trình và Nguyễn duy Bột: “ Thương mại quốc tế”. NXB Thống kê - Hà nội 1993.

3. Mai ngọc Cường và Vũ văn Huân : “ Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu ở Việt nam”. NXB Thống kê- Hà nội 1996.

4. Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII,IX Nghị quyết TƯ 4 - Khoá VIII. * Báo và Tạp chí:

1. Tạp chí Thương mại: số 5,9,10,22,24/1997; số 7,8,16,23/1998, số 1/1999; số 1,2+3,5,8/2001 ;số 1,3+4,9/2002

2. Tạp chí Ngoại Thương số1,13/2002. 3. Tài chính số 1/1999 ; số 9/2001, 4. Tạp chí phát triển kinh tế số 124,125/2001 5. Tạp chí kinh tế phát triển số 11,46/2001 6. Tạp chí con số và sự kiện số 7, 8/2001 7. Tạp chí thị trường giá cả số 1,4/2001

8. Thương nghiệp thị trường Việt Nam 1+2/1999 9. Nghiên cứu kinh tế số 239 (tháng 4/1998).

* Danh mục các văn bản pháp luật đã tham khảo.

Một phần của tài liệu BÌA BÁO CÁO- Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá Việt Nam (Trang 58 - 62)