CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG.

Một phần của tài liệu BÌA BÁO CÁO- Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá Việt Nam (Trang 38 - 41)

. 4-CHÍNH SÁCH CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

6- CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG.

Đi kèm với các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng.

Thuế:

Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ưu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu). Các hàng hoá là vật tư nguyên liệu gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phải chịu thuế rất thấp.

Nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn lại thuế doanh thu trả cho nguyên phụ liệu và bán thành phẩm đầu vào. Các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu trên 50% sản phẩm hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu được miễn thuế lợi tức bổ sung.

Thuế xuất khẩu gạo, cao su, than đá, thuỷ sản, được hạ xuống 0% từ ngày 1/1/1998. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được điều chỉnh từ 3 tháng lên 9 tháng.

Quỹ thưởng xuất khẩu đã được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 của thủ tướng Chính phủ. Đợt xét thưởng đầu tiên vào quý II năm 1999. Đối tượng xét thưởng bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích họ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta.

Về tiêu chuẩn thưởng bộ Thương mại đã chú trọng đến việc nâng cao tỷ lệ hàng hoá có tỷ lệ chế biến và hàm lượng nội địa cao.

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo phương án thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, giao ngân hàng nhà nước dự thảo đề án thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp Việt nam thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.

Các biện pháp này đã không kịp thi hành trong năm 1998. Đề án thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu mới được Bộ Tài chính trình Chính phủ vào ngày 16/1/1999.

Ngoài ra các ngân hàng nước ta hiện nay cũng đang làm 2 nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhanh chóng có vốn, thiết bị để sản xuất đó là:

+ Bảo lãnh chứng từ thương mại là việc doanh nghiệp có thể đổi chứng từ lấy tiền mặt tại ngân hàng, thông báo L/C ngay sau khi giao hàng mà không phải đợi chuyển tiền. Việc này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có tiền để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh tránh tình trạng để ngưng trệ vì thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Bảo lãnh tiền vay máy móc vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là việc làm hữu hiệu tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được máy móc thiết bị để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Để giảm bớt tác động do sự thay đổi tỷ giá các đồng tiền trong khu vực, Ngân hàng nhà nước Việt nam thay đổi tỷ giá chính thức xấp xỉ với tỷ giá hiện hành trên thị trường tự do và tương ứng với tỷ giá thực. Việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng làm tăng thêm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới

ánh giá tổng quát về xuất khẩu hàng hoá trong quá trình đổi mới

1. mặt được

i1: Quy mô và tốc độ xuất khẩu liên tục mở rộng và gia tăng, bìn quân hàng năm tăng 18,4%/năm so với mức tăng trưởng GDP là 7,4%/năm.

Từ năm 1986 đến nay tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã tăng hơn 7 lần (từ 2,087tỷ USD năm 1986 lên 15 tỷ USd năm 2001 ),năm 2000đạt 180 USD / người. Thị trường xuất khẩu của việt Nam ngày càng được mở rộng. . hiện nay chúng ta đang có quan hệ buôn bán với hơn 110 quốc gia trên thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu so với GDP (phảnánh độ mở cửa của nền kinh tế ) cũng tăng đều qua các năm, góp phần hình thanh thêm nhiều ngành sản xuất mới, thu hút lao độg xã hội như ngành dệt may, dày dép, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ, góp phần gia tăng nguồn ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

i2: Cơ cấu nhóm, mặt hàng đã được cải thiện nhất định nhờ sự chuyện dịch cơ cấu kinh tếvf quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Tỷ trọng của các nhóm, mặt hàng đã qua chế biến tăng dần. Nếu như hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92%, thì nay chỉ còn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ; hàng chế bién năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8%, năm 1999 đã lên khoảng 40%. nhóm nông lâm thuỷ sản năm 1991chiếm 53% đến nay xuống còn khoảng 36,5 % ; nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47%, năm 1999 đã tăng lên 63,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặt hàng xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đã có 16 nhóm, mặt hàng hoàn toàn mới và khoảng 20 nhóm, mặt hàng lần đầu tiên thâm nhập một số thị trường ; chất lượng hàng xuất khẩu đã dược nâng lên đáng kể. năm 1991 mới có 4 nhóm, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, thuỷ hải sản, gạo, dệt may (đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD trở lên, đến năm 1999 đã có thêm 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới là cà phê, cao su, nhân điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả. Bốn nhóm mặt hàng, đạt kim ngạch từ trên 1tỷ USD đến 1,3 tỷ USD/ năm là gạo, giầy dép, dệt may, dầu thô và 3 mặt hàng đạt xấp xỉ 500 triệu đến 1 tỷ USD / năm là gạo, cà phê, hàng điện tử, thuỷ hải sản.

Vài năm gần đây nổi lên một số mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng khá cao là : giầy dép, điện tử, nhân điều, chè, gạo. . Một số mặt hàng chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới là gạo ( dứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan). nhân điều đứng thứ 3 thế giới sau Ân Độ, Braxin), cà phê( đứng thứ 3 thế giơisau Braxin, Colombia; nếu chỉ tính riêng cà phê robusta thì đứng hàng đầu hế giới )

Chất lượng hàng xuất khẩu đã dược nâng lên đáng kể : một số hàng đã có sức cạnh tranh trên, thị trường thế giới, đồng thời tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thủy hải sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều. . của Việt Nam đã được thừa nhận đạt hoặc đạt xấp xỉ chất lượng quốc tế

i3 - Cơ cấu thị trường xuất khẩu có chuyển biến cơ bản. Tới nay nước ta đã có hiệp định thương mại với 58 nước (tính đến ngày 13/7 /2000)và đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc với 72 nước va vùng lãnh thổ.

Một trong những thành tựu to lớn trong 10 năm qua là đã chuyển đổi thị trường, bảo đảm được yêu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá. châu á là một trong những thị trường xuất khẩu của ta năm 1991là 77%. Trong những năm sau

này, do khai thông hai thị trường là bắc mỹ và châu âu, tỷ trọng của châu á có gỉm dàn nhưng vẫn ở mức cao(55,7%vào năm 1999).

Trong số các nước châu á thì Nhật Bản và các nước ASEAN đóng vai trò rất lớn. Trongthời kỳ 1991-1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tới năm 1998chỉ còn chiếm 15,8%. T ỷ trọng của các nước ASEAN không có sự tshay đổi lớn ( năm 1991 chiếm 25,1%, năm 1999 chỉ còn 21,3 % ). kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc có tăng, từ 340,2 triệu USD nâưm 1999, song rát còn hạn chế với tiềm năng của hai nước. Tỷ trọng của EU tăng khá đều năm 1991, tỷ trọng xuất khẩu vào EU mới chiếm 5,7% kim ngạch của ta, thì đến năm 1999 đã là 21,7%, đưa tỷ trọng của chau Âu lên gần 28%. Với Hoa Kỳ nam 1995 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 170 triệu USD, đến năm 1999tăng lên 504 triệu USD, trong đó ta cũng thường xuyên xuất siêu.

i4 - Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tâưng khá nhanh cả về quy mô và tốc độ, chiếm tỷ trọng từ 4% ( năm 1994)lên 22,3% (năm 1999) ;nếu kể cả dầu thô thì tỷ trọng này trong năam 1999 đạt 35%, khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là hàng chế biến, có một số hàng chứa hàm lượng klỹ thuật cao.

i5 - Cơ chế xuất khẩu đãcó những bước chuyển biến cơ bản theo hướng xoá bỏ cơ chế độc quyền ngoại thưoưng, tạo thuận lợi cho các ngành, các địa phương các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu BÌA BÁO CÁO- Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá Việt Nam (Trang 38 - 41)