THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 43 - 46)

THÍ ĐIỂM BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu và công ty Bảo Việt, tính đến 31/12/2013 , Bảo Việt đã ký 256 hợp đồng/163 hộ. Diện tích tham gia bảo hiểm là 183,02 ha, tổng phí bảo hiểm là 9.446.248.400 đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 5.696.716.690 đồng và giá trị bảo hiểm là 68.793.258.400 đồng. Số diện tích phát sinh thiệt hại là 107,44 ha/108 hộ/159 hợp đồng. Số bồi thường ước tính là 9.082.651.996 đồng và đã giải quyết bồi thường 4.931.672.865.

Giá trị bảo hiểm của từng địa bàn thí điểm tại tỉnh Bạc Liêu được thu thập và trình bày cụ thể theo biểu đồ dưới đây:

84,05% 9,95% 6% TP.Bạc Liêu H.Hòa Bình H.Đông Hải Nguồn: Số liệu thống kê từ Bảo Việt, 2013

Hình 3. 2 Giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Hình 3.2 trình bày giá trị bảo hiểm tôm phân theo địa bàn cho thấy huyện Đông Hải có tỷ lệ giá trị bảo hiểm thấp nhất chiếm 6% là trên tổng giá trị. Kế đến là Huyện Hòa Bình với tỷ lệ giá trị bảo hiểm chiếm 9,95%; cuối cùng là thành phố Bạc Liêu với tỷ lệ giá trị bảo hiểm lớn nhất là chiếm 84,05%; Và đây là cũng là 2 địa bàn nghiên cứu của tác giả.

Thực tế cho thấy trong năm 2013 Bảo Việt chỉ bán bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng và bắt đầu bán bảo hiểm tôm vào tháng 08. Trong năm 2013, việc bán bảo hiểm tôm thẻ chân trắng có một số thay đổi so với năm

33

2012. Trong tháng 05/2013, Chính phủ ban hành quyết định 1042 /QĐ-BTC, quyết định này có sự sửa đổi đáng chú ý là bảng tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng với tỉ lệ được bảo hiểm thấp hơn (xem phụ lục 3). Trong đó các ngày nuôi thiệt hại được chia ra cụ thể và tỷ mỷ hơn tương ứng với các tỷ lệ bồi thường. Thêm vào đó, nếu tôm từ 59 – 80 ngày bị thiệt hại do dịch bệnh tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm là 0 %. Đến tháng 07/2013, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1725/QĐ-BTC về sửa đổi bổ sung tỷ lệ phí bảo hiểm. Theo đó, tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm cụ thể là 13,73%.

Bên cạnh đó, số hộ nghèo/cận nghèo tham gia bảo hiểm rất ít (2 hộ). Lý giải cho việc này nhiều hộ dân cho rằng Bảo Việt chỉ bán tôm cho hộ nuôi tôm thể chân trắng theo hình thức công nghiệp nhưng hộ nghèo thì không đủ vốn đểđáp ứng quy trình nuôi công nghiệp. Thêm vào đó, vì nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên ngân hàng không cho các hộ nuôi tôm vay mặc dù nhu cầu vốn là rất lớn.

Số liệu báo cáo còn cho thấy nguyên nhân thiệt hại của các hộ tham gia là do dịch bệnh gồm các bệnh đốm trắng, hoại tử gan, taura. Nhiều người dân cho rằng dịch bệnh là do thời tiết những năm gần đây biến động nhiều trời lạnh, gió nhiều, mưa trái mùa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con tôm. Thêm vào đó, khi tôm chết một số hộ nuôi không xử lý nước kỹ mà thải ra các kênh dẫn đến mầm bệnh tồn đọng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác. Mặc khác, một số hộ tham gia vì trục lợi bảo hiểm mà cố tình làm tôm chết để hưởng bồi thường bảo hiểm. Đây cũng là một bài toán nan giải đối với các cấp triển khai bảo hiểm bởi mục đích bảo hiểm là đểổn định thu nhập hộ nuôi tôm đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo nhưng thực tế các hộ này không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm trong khi những hộ đủ điều kiện tham gia thì cố tình trục lợi. Bên cạnh đó, những hộ tham gia bảo hiểm không vì mục đích trục lợi khi thiệt hại thì phải đợi tiền bồi thường rất lâu, một số hộ đành phải treo ao vì không đủ vốn tái sản xuất.

Nhìn chung, việc triển khai BHNN trong năm qua của tỉnh vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, vướng mắc như nhận thức về chương trình bảo hiểm của hộ chưa đúng; có những hộ nằm trong địa bàn thí điểm nhưng vẫn không biết đến chương trình điều đó cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền còn chưa sâu rộng. Về công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ và đồng bộ; một số hộ cho rằng việc thăm khám lúc tôm xảy ra dịch bệnh còn chậm trễ, tuy nhiên cũng có trường hợp hộ chưa khai báo đúng thời gian thiệt hại gây khó khăn trong việc xác định tỷ lệ bồi thường. Bên cạnh đó, các khâu giải

34

quyết bồi thường còn phức tạp, phải trải qua nhiều khâu từ phía người dân cho đến các xã, phường cho đến UBND tỉnh rồi mới trở về công ty Bảo Việt Bạc Liêu để giải quyết. Đội ngũ cán bộ túc trực để giải quyết còn mỏng tốc độ giải quyết công việc chưa nhanh. Những khó khăn, vướng mắc trên cần có hướng xử lý thõa đáng thì chương trình bảo hiểm mới có thể tiếp tục triển khai một cách hiệu quả hơn.

Mặc dù còn nhiều bất cập tuy nhiên cũng cần phải ghi nhận là năm 2013 là năm thứ hai thực hiện chương trình thí điểm nên ban chỉđạo, cán bộ các cấp có nhiều kinh nghiệm hơn so với năm 2012, ít sai sót và tiến độ thực hiện cũng nhanh hơn. Các hộ dân tham gia chấp hành các quy định bảo hiểm yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt, chương trình bảo hiểm đã góp phần bù đắp thiệt hại cho nhiều hộ nuôi, giúp họ có vốn tái sản xuất.

Sau hai năm triển khai bảo hiểm tôm, có thể thấy rõ mục đích của chương trình bảo hiểm là đúng đắn, rất hữu ích đối với người nuôi tôm. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn những quy định, chính sách chưa hợp lý. Việc thực hiện chương trình chưa chặt chẽ, đồng bộ. Chính phủ cần đánh giá chương trình một cách toàn diện và sâu rộng để có những biện pháp khắc phục; từ đó, hoàn thiện chương trình, để chương trình bảo hiểm tiếp tục được thực hiện góp phần ổn định thu nhập hộ nuôi tôm.

35

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH

BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 43 - 46)