Tình hình kinh tế năm 2013

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 40 - 41)

Năm 2013 nền kinh tế cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết, hàng tồn kho còn cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh; sản xuất nông nghiệp đầu ra bấp bênh, giá cả một số hàng nông sản giảm mạnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra liên tục đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của tỉnh cả năm đạt 12,0%. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự tăng trưởng của cả 3 khu vực kinh tế.

50,03%

24,77% 25,20%

Nông nghiệp,lâm ngiệp và thủy sản

Công nghiệp xây dựng

Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục thống kê TP.Bạc Liêu: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2013

Hình 3. 1 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế

Xét về tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 8,1% chiếm 50,03% trong cơ cấu; thể hiện vai trò chủ chốt của ngành nông nghiệp trong việc phát huy tiềm năng thế mạnh nền kinh tế. Tăng

30

trưởng chủ yếu ở sản lượng cây trồng (ước tính sản lượng lúa cả năm đạt 990.500 tấn, tăng 0,4% cùng kỳ), thủy sản (ước tính sản lượng thủy sản cả năm đạt 263.000 tấn, tăng 1,38% so với cùng kỳ) còn lại chăn nuôi chưa có điểm phát triển vượt bậc do ngành chăn nuôi vẫn còn mang nặng phương thức sản xuất truyền thống manh mún, nhỏ lẻ, hình thức chăn nuôi này khó kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp.

Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 14,7%, phần lớn là đóng góp của ngành công nghiệp. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ bằng cách nới lỏng chính sách tài khóa, hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất cho vay xuống mức 9,5 - 10% để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay hợp lý để ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với ngành xây dựng tỉnh nâng cao công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát dự án, công trình, nhanh chóng xử lý những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh ký kết hợp tác với các tập đoàn kinh tế lớn để triển khai thực hiện các dự án, thúc đẩy lĩnh vực xây dựng tiếp tục phát triển.

Dịch vụ tăng trưởng 15,4%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tăng khá, ngoài ra lĩnh vực du lịch có nhiều đổi mới trong các chương trình quảng bá hình ảnh, tôn tạo trùng tu các di tích lịch sử, tổ chức lễ hội văn hóa đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và làm tăng thêm giá trị dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Với sự tăng lên của ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần ở khu vực II, khu vực III và giảm dần ở khu vực I, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm so với mục tiêu đã đề ra, sự chuyển dịch trên phần lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa của khu vực II, khu vực III biến động mạnh. Khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản từ 51,4% năm 2012 đã giảm xuống 50,0% năm 2013, khu vực công nghiệp – xây dựng từ 24,6% tăng lên 24,8%; khu vực dịch vụ 24% tăng lên 25,2 %.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 40 - 41)