MỘT SỐ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 29 - 31)

Vấn đề BHNN đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu nhưng tại Việt Nam các bài nghiên cứu còn hạn chế đặc biệt là các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đềđánh giá tác động của BHNN nói chung đến thu nhập và bảo hiểm tôm nói riêng. Tuy nhiên, qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, tác giảđã tìm ra một số tài liệu làm lược khảo tài liệu, hoàn thiện đề tài của mình.

Thứ nhất đó là nghiên cứu về Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lượng của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) và nghiên cứu về Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các nông hộ ở Cần Thơ của Phạm Lê Thông (2013). Cả hai nghiên cứu này có điểm chung là xác định xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm và trồng lúa. Cả hai tác giảđã sử dụng phương pháp thống kê mô tả về đặc điểm sản xuất của hộ và sử dụng mô hình probit để kiểm định mô hình đã xây dựng.

Qua kết quả kiểm định của hai nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của diện tích đến khả năng tham gia bảo hiểm có ý nghĩa thống kê. Theo đó, hộ có diện tích càng lớn càng có xu hướng tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Bên cạnh đó Nguyễn Quốc Nghi (2012) đã chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì sẽ có nhu cầu tham gia bảo hiểm cao hơn do hộ có học vấn cao sẽ dễ dàng hiểu và nhận thức về chương trình bảo hiểm tốt hơn cũng như là những lợi ích mà chương trình bảo hiểm mang lại. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013), trình độ học vấn của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi còn chỉ ra rằng các yếu tố như tập huấn, chi phí đầu tư và tổng số rủi ro sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHNN. Song song đó, nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2013) cho thấy các yếu tố như giới tính, kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHNN trong khi yếu tố thu nhập không ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN.

19

Từ kết quả của hai nghiên cứu trên tác giả có những thông tin hữu ích và cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình.

Ngoài hai nghiên cứu trên thì nghiên cứu Giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta của Lê Khương Ninh (2013) đã cung cấp cái nhìn khái quát về thị trường BHNN. Cụ thể, nghiên cứu đi sâu phân tích nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển thị trường BHNN từ đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển thị trường này nhằm mang lại lợi ích cho hộ nông dân và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc triển khai BHNN còn nhiều hạn chế quy mô nông hộ ở nước ta còn nhỏ nên rất khó bảo hiểm cho từng hộ, các hộ nông dân thường không tuân thủ quy trình kỹ thuật nên khi dịch bệnh xảy ra thì vấn đề xem xét đánh giá mức độ bồi thường thiệt hại kéo dài bên cạnh đó tình trạng trục lợi từ bảo hiểm xuất hiện gây thiệt hại ngân sách nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm. Nghiên cứu cũng cho rằng đối với bảo hiểm cây lúa thì những hộ thuộc diện bình thường hoặc khá giả sẽ không tham gia BH do những hộ này có điều kiện đầu tư chăm sóc nên ít bị mất mùa. Ngược lại, những hộ nghèo hoặc cận nghèo sẽ tham gia vì được miễn phí hay hỗ trợ 90% phí bảo hiểm và đây cũng là những hộ có nguy cơ gặp rủi ro cao.

Một điểm cần chú ý là nghiên cứu đã nêu lên thực trạng và cách thức mà các hộ nuôi tôm thực hiện để trục lợi từ bảo hiểm. Đây cũng là vấn đề “nóng” của việc triển khai thí điểm BH tôm cần thiết phải có hướng khắc phục. Nghiên cứu đã đề xuất cần xem xét và áp dụng các hình thức bảo hiểm như BH năng suất theo địa bàn, BH chỉ số thời tiết, BH thu nhập nông hộ. Những hình thức bảo hiểm này đã được áp dụng trên thế giới và cho kết quả khách quan hơn, giúp doanh nghiệp BH tránh được những động cơ lệch lạc của người mua BH (trục lợi) và giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho rằng các hộ sản xuất cần có khoản tiết kiệm để luôn có nguồn quỹ tiền mặt sử dụng trong những năm có thu nhập thấp do ảnh hưởng từ các rủi ro trong sản xuất. Từ nghiên cừu này tác giả có cái nhìn khái quát về thị trường BHNN cũng như những hạn chế của thị trường này. Cũng từđề xuất giải pháp của nghiên cứu, tác giả có cơ sởđểđưa ra đề xuất cho nghiên cứu của mình.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHNN của nông dân, cũng như những hạn chế và giải pháp phát triển của thị trường BHNN Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa xem xét đến việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập của hộ sàn xuất. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu bởi nó sẽ cho ta biết được rằng trong điều kiện thực tế BHNN có phát huy được mục tiêu ổn định thu

20

nhập của mình hay không. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu” đã được chọn nghiên cứu. Đây là đề tài mới so với các đề tài trước. Những thông tin được cung cấp trong các đề trên sẽ là cơ sởđể phân tích thực trạng bảo hiểm con tôm và cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định BHNN từđó sử dụng phương pháp phân tích điểm xu hướng đểđánh giá tác động BHNN đến thu nhập của hộ nuôi tôm.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu năm 2014 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)