CHÈN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3 8-

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lí 10 nâng cao sử dụng phần mềm lecturemaker (Trang 46)

Để tăng khả năng tương tác giữa bài giảng và người học, ta có thể đưa thêm các câu hỏi kiểm tra vào bài giảng.

LectureMaker cung cấp hai dạng câu hỏi tương tác: Câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn:

Hình 2.59. Chèn câu hỏi trắc nghiệm.

Trong bài giảng, chúng ta sẽ đưa vào một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn làm câu hỏi cho phần kiểm tra bài cũ và một câu hỏi dạng trả lời ngắn cho phần củng cố kiến thức.

8.1. Chèn câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn

Chèn câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn vào phần củng cố kiến thức, ta thêm vào cuối bài giảng một Slide mới. Từ menu Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, trên trang slide xuất hiện các ô textbox:

 Click to add Quiz body: Nhập câu hỏi.

 Click to add Quiz answer: Nhập đáp án trả lời.

Hình 2.60. Chèn câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

Trong mục Correct Answer Decision:

Ignore Space: So sánh đáp án có bỏ qua

các khoảng trống.

Ignore Case: So sánh đáp án không

phân biệt chữ hoa, chữ thường.

Ignore Punctuation: So sánh đáp án mà

không quan tâm đến dấu câu. Trong mục Correct Answer:

Message: Gõ nội dung thông báo bằng

tiếng việt “Bạn đã trả lời đúng”, sẽ hiển thị sau khi trả lời.

 Action: Hành động khi đã trả lời đúng như: Đi đến slide kế tiếp, trở lại slide hiện tại, hiển thị đối tượng bị ẩn,…

Sound: File âm thanh đi kèm theo hộp

thông báo khi trả lời đúng như: tiếng vỗ tay,… Trong mục Incorrect Answer: Tương tự như

mục Correct Answer.

Muốn thay chữ Submit thành chữ Trả lời thì ta nhấn chuột phải vào nút và chọn Object Property, hộp thoại hiện lên gõ chữ Trả lời thay cho chữ Submit trong ô Button name.

Hình 2.62. Thay đổi Button Name.

Hình 2.61. Cửa sổ thuộc tính

Để tạo hình dạng đẹp cho nút Trả lời, ta chọn Image Button.

When mouse is not over the button: Hình ảnh cho nút trả lời khi chưa đưa chuột vào nút.

When mouse is over the button: Hình ảnh cho nút trả lời khi đưa chuột vào nút.

When mouse button is clicked: Hình ảnh cho nút trả lời sau khi đã click chuột.

Ví dụ:

Hình 2.63. Ví dụ tạo Image Button

Khi chạy chương trình nhấn vào nút Trả lời để hiện đáp án và hộp thông báo.

Ví dụ:

Hình 2.64. Ví dụ chèn câu trắc nghiệm trả lời ngắn. 8.2. Chèn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Chèn câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn vào phần củng cố kiến thức hoặc kiểm tra bài cũ. Từ menu Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, trên slide xuất hiện các ô textbox:

 Click to add Quiz body: Nhập câu hỏi.

 Click to add Quiz choice: Nhập các phương án trả lời.

Sau khi nhập hết câu hỏi và các phương án trả lời, bạn xác định phương án trả lời đúng bằng cách click chọn vào số thứ tự bên cạch phương án trả lời. Để mở cửa sổ thuộc tính của đối tượng Multiple Choice Quiz, chọn và nhấp chuột phải lên

đối tượng này và trong cửa sổ Object list, chọn Object Properties như dưới hình: Trong cửa sổ Property của Quiz:

No. of Choice: Chọn số lượng phương án trả lời.

Horizontal: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy cột.

Vertical: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy hàng.

Answer Count: One – một đáp án đúng; Multiple – nhiều đáp án đúng.

Choice Shuffle: Đảo thứ tự các phương án trả lời để phương án trả lời không

xuất hiện cùng vị trí ở các lần xem khác.

Show answer: Có hiển thị câu trả lời đúng sau khi người học kích nút submit

không.

Choice Symbol: Các dạng nút lựa chọn như nút radio, nút check,…

Correct Answer/Incorrect Answer: Tương tự như câu hỏi trắc nghiệm dạng

trả lời ngắn.

Ví dụ:

Hình 2.67. Ví dụ chèn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. 9. QUI TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Tương tự như Microsoft Powerpoint, có 2 cách: - Soạn các Slide tự do.

- Soạn theo kiểu thiết kế kịch bản trước trong SlideMaster để quản lý nội dung bài giảng bởi SlideMaster và đảm bảo tính toàn vẹn của bài soạn.

Sau đây là quy trình soạn thảo theo kiểu tạo SlideMaster:

9.1. Phân tích các nội dung của bài giảng

- Kiểm tra.

- Bài mới: Giới thiệu bài mới, các nội dung chính của bài, các PPDH được sử dụng trong bài giảng.

- Củng cố: Sử dụng sơ đồ tư duy.

- Bài tập: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, câu tự luận.

9.2. Thiết kế bài giảng sử dụng SlideMaster 9.2.1. Tạo file bài giảng mới 9.2.1. Tạo file bài giảng mới

- Mở LectureMaker, Click mouse vào biểu tượng: - Click chọn Save As để lưu file bài giảng.

9.2.2. Tạo Slide Master

Click mouse vào menu View/View Slide Master:

Hình 2.69. Tạo Slide Master.

Lúc này cửa sổ SlideMaster bên trái xuất hiện 2 Slide:

Title Master: Slide tiêu đề (tương ứng với Template có số 0 sau cùng trong

Design/Template).

Body Master: Slide thân của SlideMaster. Đây là Slide chứa tất cả các thiết

kế của bài dạy, chỉnh sửa nó sẽ ảnh hưởng đến các Slide khác nhưng nó không hiển thị khi Close Slide Master.

Hình 2.70. Cửa sổ SlideMaster

a) Tạo thiết kế cho Title Master

Chọn Slide Title và làm theo các bước sau:

Bƣớc 1: Chọn giao diện cho Title Master

- Chọn Menu Design/Template.

- Chọn Template có số 0 sau cùng của tên Template. Ví dụ: Chọn Template có tên là Garden_00.

Bƣớc 2: Nhập tên các tiêu đề bài dạy (title), tên tác giả (subtitle).

Nếu muốn tạo hiệu ứng thì D_Click vào các đối tượng Textbox và chọn các

hiệu ứng trên thanh Menu Control/Slide Transistion Effect.

Hình 2.72. Tạo hiểu ứng cho Slide.

b) Tạo thiết kế cho Body Master

Chọn Slide Body Master và làm theo các bước sau:

Bƣớc 1: Chọn giao diện cho Body Master.

- Chọn Menu Design/Template.

- Chọn Template có số sau cùng là 1 hoặc 2, hoặc 3 của tên Template tương ứng với Template của Title Master.

Ví dụ: Chọn Template có tên là Garden_01.

Hình 2.73. Ví dụ tạo Body Master Bƣớc 2: Chọn số Main Menu và Sub Menu thích hợp với các chủ đề chính.

- Click chọn và xóa các Main Menu và Sub Menu không cần thiết.

- Đặt lại nhãn của các menu này tương ứng với tiêu đề của các Slide muốn trình chiếu.

Ví dụ: Click phải Menu,

chọn Object property, nhập

“MỞ ĐẦU” trong ô Button Name.

Để tạo các nút Menu đẹp có thể sử dụng lựa chọn Image Button trong mục Button Shape.

Bƣớc 3: Thêm các Slide nội dung bài giảng tƣơng ứng với các menu.

- Chuyển cửa sổ SlideMaster về Slide.

Hình 2.75. Chuyển SlideMaster về Slide.

- Click phải vào Slide và click New Slide để tạo số Slide nội dung

tương ứng với số Menu đã tạo.

Hình 2.76. Tạo Slide mới (New Slide).

Bƣớc 4: Biên tập lại các mục “Click to add title” và “Screen title” cho các Slide tƣơng thích với tên của các menu.

- Click chọn Slide và biên tập lại “Click to add title”.

- Click phải Slide, chọn Properties; trong cửa sổ Slide Property:  Nhập tiêu đề của Slide vào mục Slide Title.

 Bỏ chọn When mouse or key is pressed.  Click chọn Apply go all slides.

Hình 2.77. Biên tập lại Slide. Bƣớc 5: Liên kết các menu với các Slide.

Trở về SlideMaster và chọn Body Master.

- Click phải chọn Menu và chọn Object Property.

- Trong cửa sổ Object Property, nhập tên menu vào Button Name.

- Mục When button is clicked không thay đổi. Nhấn vào nút có dấu … bên dưới chọn Slide Name tương ứng nút menu, click OK.

Hình 2.79. Liên kết các Menu với các Slide.

Bƣớc 6: Chèn nội dung cho các Slide với các định dạng văn bản, hình, video, flashvideo, powerpoint, các câu hỏi trắc nghiệm, web,…

Hình 2.80. Chèn nội dung cho các Slide (văn bản, hình ảnh, video,...) 10. KẾT XUẤT BÀI GIẢNG

Bài giảng thiết kế từ LectureMaker có thể được dùng trong dạy và học ở nhiều hình thức như để giảng bài trên lớp, để học tập trực tuyến, hay cũng có thể dùng cho tự học ở nhà. Phần mềm LectureMaker cho phép kết xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

10.1. Kết xuất bài giảng ra định dạng Web

Bài giảng có thể lưu dưới định dạng Web. Nếu có trang Web riêng ta có thể đưa bài giảng đã kết xuất lên trang Web của mình.

Chọn Save As Web:

Hình 2.81. Save As Web.

Cửa sổ Save as Web Page:

Hình 2.82. Cửa sổ Save as Web Page

Trên cửa sổ này, ta chọn kiểu kết xuất bài giảng là HTML ở ô Save as Type, chọn kiểu định dạng để xem là LectureMaker hay Flash tại ô Viewer Format và kích chọn nút Save.

Đối với bài giảng kết xuất thành công theo dạng Viewer Format là Flash thì tại thư mục lưu sẽ có 2 file: Một file .html và một file .swf. Để mở bài giảng này kích mở từ file .html.

Nếu kết xuất bài giảng theo dạng Viewer Format là LectureMaker thì yêu cầu trên máy tính phải có cài đặt LectureMaker Viewer thì mới có thể xem được bài giảng. Kết quả của kết xuất này là một file .html và một thư mục chứa nội dung bài giảng. Xem bài giảng bằng cách kích mở file .html.

10.2. Kết xuất ra định dạng SCO

Theo tiêu chuẩn SCORM, SCO (Sharable Content Object) là một đơn vị lưu trữ các thông tin (đối tượng) học tập. Một SCO có thể là bất cứ thứ gì, từ một đoạn văn cho tới hình ảnh, hoạt họa, video, hay có thể là một cấu trúc phức tạp kết hợp giữa văn bản và minh họa. SCO có thể chứa một SCO khác hoặc có thể là cả một khóa học.

LectureMaker cho phép kết xuất bài giảng ra dạng SCO để phục vụ cho các hệ thống học tập trực tuyến (LMS: Learning Management System) ở mức độ cao. Tuy nhiên, ta cũng có thể dùng kết quả đã kết xuất này như dùng với dạng kết xuất ra Web.

Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As SCO, cửa sổ Save as SCO:

Hình 2.83. Cửa sổ Save as SCO.

Từ cửa sổ này, ta chọn tiêu chuẩn SCORM trong ô Save as type và chọn kiểu xem ở ô Viewer Format. Kết quả thu được 3 file như hình dưới đây:

Hình 2.84. Biểu tượng của Save as SCO.

Để xem bài giảng, chạy file .html.

10.3. Kết xuất ra gói SCORM

Bài giảng có thể kết xuất thành gói SCORM đầy đủ, dùng cho các hệ thống học tập trực tuyến (LMS) online hoặc offline. LectureMaker hỗ trợ xuất bài giảng ra các gói SCORM:

- SCORM 1.2.

- SCORM 2004 2nd Edition. - SCORM 2004 2nd Edition.

Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As SCORM Package, cửa sổ Save As:

Hình 2.85. Cửa sổ SCORM Package.

Trên trang này có các cột:

 Slide Number: số thứ tự của các trang nội dung trong bài giảng.  Slide Name: tên mặc định của trang nội dung.

 SCO Name: mỗi một trang nội dung tương ứng với một đối tượng SCO. Chúng ta phải đặt tên trên cột SCO Name này cho từng trang nội dung để đảm bảo rằng các trang nội dung sẽ truy xuất được trên các hệ thống học tập trực tuyến. Nói cách khác, mỗi một trang SCO này sẽ là một mục liên kết trên menu định hướng bài giảng trên LMS.

Để đặt tên, chọn dòng SCO Name tương ứng với Slide đang chọn và bấm nút Edit SCO, sau đó bạn đặt tên cho từng trang nội dung. Soạn thảo xong, kích chọn OK để hoàn tất việc đặt tên cho các trang nội dung. Khi đó, cửa sổ Save As SCORM Package xuất hiện:

Ở cửa sổ này, ta đặt tên và lựa chọn định dạng đóng gói cho gói bài giảng. Kết quả, ta sẽ được một file nén như hình dưới đây, dùng cho các hệ thống học tập trực tuyến.

Hình 2.87. File nén của Save as SCROM Package. 10.4. Kết xuất ra file chạy .exe

Bài giảng có thể kết xuất ra file chạy .exe để dùng cho học tập hoặc giảng dạy theo hình thức offline. Ở định dạng này, bài giảng có thể mang đến bất cứ máy nào có hệ điều hành Windows thì đều có thể chạy được mà không yêu cầu máy phải cài đặt phần mềm LectureMaker.

Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As Exe, cửa sổ Save As:

Hình 2.88. Cửa sổ Save As Exe

Sau khi kích chọn nút Save, ta thu được một file .exe có icon như sau:

Hình 2.89. File.exe.

Với file .exe này, ta có thể chạy bài giảng trên máy tính mà không cần chương trình LectureMaker.

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 10 NÂNG CAO

Trong chương này, tôi thực hiện 3 giáo án các bài: Bài 6: Sự rơi tự do; Bài 29: Momem của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định; Bài 40: Các định luật Kê-ple. Chuyển động của vệ tinh theo SGK Vật lí 10 Nâng cao[7]. Nội dung trình bày đúng cấu trúc giáo án theo mẫu T4 của khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ[8].

1. THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ “BÀI 6: SỰ RƠI TỰ DO” – CHƢƠNG I – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO VẬT LÍ 10 NÂNG CAO

Trong phần này, tôi sử dụng các hình ảnh[9,10,11,12,13,14,15] và các video[16,17].

GIÁO ÁN

TÊN BÀI DẠY: SỰ RƠI TỰ DO I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là sự rơi tự do và nêu được các đặc điểm của sự rơi tự do của một vật. Nhận biết được rơi tự do thực chất là một chuyển động thẳng nhanh dần đều và khi rơi tự do mọi vật đều rơi như nhau.

- Biết cách khảo sát chuyển động rơi tự do bằng TN. - Viết được công thức tính gia tốc rơi tự do.

- Hiểu được gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất. Khi một vật chuyển động ở một miền gần mặt đất và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì nó luôn luôn có một gia tốc không đổi bằng gia tốc rơi tự do.

- Viết được các công thức tính quãng đường đi được và vận tốc trong chuyển động rơi tự do.

2. Về kỹ năng

- Biết cách thu thập và xử lí thông tin từ TN khảo sát chuyển động rơi tự do. - Giải được một số bài tập đơn giản xung quanh công thức tính gia tốc rơi tự do, công thức quãng đường đi được và vận tốc trong chuyển động rơi tự do.

3. Về thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học. - Sôi nổi phát biểu xây dựng bài.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

II. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phƣơng pháp

- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

2. Phƣơng tiện

- Bài giảng điện tử. - Projector/LCD.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều và nêu rõ ý nghĩa của

các đại lượng.

Câu 2: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình

x=2t+3t2, trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây. Hãy xác định gia tốc của chất điểm.

2. Giới thiệu bài mới

Sự rơi của các vật là một chuyển động xảy ra rất phổ biến xung quanh chúng ta. Ai cũng biết, ở cùng một độ cao một viên sỏi sẽ rơi xuống mặt đất nhanh hơn một chiếc lá. Nhiều người cho rằng, sở dĩ có hiện tượng đó xảy ra là do trọng lực của Trái Đất tác dụng lên viên sỏi lớn hơn trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên chiếc lá. Nguyên nhân đó có đúng hay không? Để trả lời cho vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào

Một phần của tài liệu thiết kế giáo án điện tử vật lí 10 nâng cao sử dụng phần mềm lecturemaker (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)