Cơ sở hạtầng kinh tế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)

2 GDP dùng để tính GDP bình quân đầu người ở đây (5 triệu đồng) được tính theo phương pháp cũ Nếu tính theo phương pháp mới, GDP/người năm 014 ước đạt 3,99 triệu đồng.

2.2.1Cơ sở hạtầng kinh tế

2.2.1.1 Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông Về hệ thống cấp thoát nước

Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước đảm bảo đủ cung cấp. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo đủ cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.

Hệ thống thông tin liên lạc

Cơ sở vật chất và mạng lưới Bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế

Hệ thống điện

Điện lưới Quốc gia đã phủ hết 19 huyện, thành, thị trong tỉnh. Hàng năm cung cấp khoảng 780 – 790 triệu KW và từ 1,5 đến 1,8 tỷ KW đến năm 2010. Nhiều công trình thủy điện đang và sắp tới sẽ khởi công xây dựng như NM

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Cắn 1, Nậm Cắn 2, Bản Cốc, Nhạn Hạc và

còn khoảng 7 – 8 Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khác trên lưu vực sông Cả,

sông Hiếu, sông Giăng đang kêu gọi đầu tư. Hiện tại nguồn điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.

2.2.1.2 Giao thông

Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú của Nghệ An. QL7, QL46, QL48 chạy dọc từ Cảng biển Cửa Lò, qua QL1A, qua các xã miền núi cho đến các Cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ sang nước bạn Lào. Tuyến giao thông miền Tây Nghệ An dài 226 km nối 3 huyện miền Tây với Thanh Hóa sẽ được đầu tư trong kế hoạch 2006 – 2008. Đường nối QL7 và QL48 dài 120 km đang được gấp rút hoàn thành. Các tuyến tỉnh lộ ngang dọc tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.

Đường sắt: Có đường sắt Bắc – Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Nhánh đường sắt Cầu Giát – Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc Nam với vùng cây công nghiệp dài, ngắn ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng của tỉnh. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước.

Đường biển: Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km) đã đón tàu 1,8 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá.

Đường không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương). Hiện Bộ Giao thông Vận tải sắp đầu tư tuyến giao thông: Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đi Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khu vực phía tây.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)