Tình hình thu hút FDI tại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 38 - 47)

2 GDP dùng để tính GDP bình quân đầu người ở đây (5 triệu đồng) được tính theo phương pháp cũ Nếu tính theo phương pháp mới, GDP/người năm 014 ước đạt 3,99 triệu đồng.

2.1.2Tình hình thu hút FDI tại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2010-

2.1.2.1 Quy mô và tốc độ thu hút FDI của tỉnh Nghệ An

Trong năm 2014, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được UBND tỉnh Nghệ An quan tâm, tăng cường và quyết liệt hơn với nhiều sự kiện được tổ chức liên tục cả trong và ngoài tỉnh, ngoài nước với nhiều giải pháp, nhiều kênh kêu gọi xúc tiến đầu tư. Cùng với việc Khu Kinh tế Đông Nam được mở rộng và quy hoạch chung TP. Vinh được phê duyệt đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Nghệ An. Tính riêng năm 2014, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 187 dự án với tổng vốn đăng ký là 55.663 tỷ đồng (vượt 260% về số dự án và 432% về số lượng vốn đăng

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 ký so với năm 2013), trong đó cấp mới cho 145 dự án/43.892 tỷ đồng và điều chỉnh 42 dự án/11.771 tỷ đồng. Tính lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 776 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm có 733 dự án đầu tư trong nước với 164.937 tỷ đồng và 43 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 1,61 tỷ USD. Trong đó, có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH- True milk; Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam; Thủy điện Bản Vẽ; Các nhà máy may và lắp ráp linh kiện điện tử của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản...

Năm 2015, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết 26/NQ-TW của Bộ Chính trị đề ra. Cụ thể, tỉnh phấn đấu tổ chức khởi công dự án Tổ hợp Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP6 trong quý II/2015; phấn đấu ký thỏa thuận hợp tác đầu tư và trao giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án như: Nhà máy sản xuất nước thô; Nhà máy sản xuất phân bón Boha (Ấn Độ); nhà máy sản xuất miếng dán chống virus xâm nhập cơ thể của CtyCP Envroy Việt Nam (Nhật Bản); Bến cảng Vicem Đông.

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 Bảng 2.2- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 2010 đến tháng 30/12/2013 được cấp

phép. Năm Số dự án Tổng số vốn đăng kí ( triệu usd ) 2010 64 8764.27 2011 33 319.131 2012 46 274.25 2013 16 70.2625 Tổng 159 9427.9135

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Nghệ An)

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy, tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng tăng về cả số lượng dự án, lẫn số vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2010 Nghệ An chỉ có 64 dự án, với tổng vốn đăng kí là 8764,27 triệu USD, tới năm 2013 tổng số dự án đầu tư đã tăng lên gấp 2,5 lần đạt 159 dự án phân theo nhiều ngành nghề khác nhau, với số vốn đăng kí đạt 9427.9135 triệu USD. Tính lũy kế đến hết năm 2014

Nghệ An có 733 dự án đầu tư trong nước với 164.937 tỷ đồng và 43 dự án

đầu tư trực tiếp nước ngoài với 1,61 tỷ USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác vận động thu hút đầu tư FDI của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

2.1.2.2 Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác

Với 159 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép tính đến hết năm 2013, mới chỉ có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án hoạt động tại tỉnh Nghệ An. Trong đó Hàn Quốc là đối tác có nhiều dự án đầu tư vào tỉnh Nghệ An nhiều nhất với 98/159 dự án, tuy nhiên số tổng số vốn đăng kí chỉ là 964.7925/9427.9135 triệu USD đứng sau Nhật Bản với tổng số vốn đăng kí lên đến 8258,8 triệu USD tương ứng với 22 dựa án. Tiếp theo là Đức với số dự án đầu tư vào tỉnh là 7 dự án, tương ứng với 96.831 triệu USD, Trung Quốc là quốc gia đầu tư vào tỉnh đứng thứ 4 với số vốn đăng kí đầu tư là 23.34 triệu USD tương ứng với 15 dự án. Tiếp theo Thái Lan với vốn đăng kí là 40.15 triệu USSD, tiếp nữa đến Hồng Kong với số vốn đăng kí là 25 triệu USD trên 6 dự án đầu tư. Cuối cùng là Ấn Độ, Ấn độ mới có 1 dự án đầu tư vào tỉnh với số vốn đăng kí ban đầu là 19 triệu USD. Trong tổng số vốn đầu tư của 7 nước này thì có tới 5 nước là thuộc Châu Á. Các nhà đầu tư Châu Á vào muộn hơn nhưng tốc độ tăng nhanh với quy mô rộng lớn trên nhiều lĩnh vực. Và trình độ, điều kiện, khả năng của các nhà đầu tư Châu Á cũng phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian qua.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình vốn đầu tư FDI phân theo đối tác của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2010 đến hết 2013:

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 Biểu đồ 2.3 - Vốn đầu tư FDI phân theo đối tác từ năm 2010-2013

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An)

2.1.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư

Đầu tư FDI vào tỉnh Nghệ An chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, góp vốn liên doanh và góp vốn, mua cổ phần, dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình thu hút vốn FDI của Nghệ An theo hình thức đầu tư.

Thái Lan Nhật Bản Đức Hồng Kong Trung Quốc Hàn Quốc Ấn Độ Số VĐK 40.15 8258.8 96.831 25 23.34 964.7925 19 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 Biểu đồ 2.4 - Vốn FDI tại Nghệ An phân theo hình thức đầu tư xét theo số dự án

giai đoạn 2010-2013

(Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An)

Trong 3 hình thức là 100% vốn nước ngoài, liên doanh và góp vốn mua cổ phần ta có thể thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư được ưu thích hơn cả, với 135/159 dự án, chiếm 84.9 %. Hình thứ hợp tác, liên doanh chiếm 21/159 dự án tương ứng với 13.21%, còn hình thức góp vốn, mua cổ phần chỉ chiếm 1.89% với 3/159 dự án. Như vậy ta thấy hình thức đầu tư 100% nước ngoài là thu hút hơn cả. Tuy nhiên tỉnh cần có những chính sách thu hút thích hợp nhằm kêu gọi đầu tư vào các hình thức khác, nhằm tránh tình trạng độc quyền thị trường của các tổ chức, tập đoàn nước ngoài.

2.1.2.4 Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư

Giai đoạn 2011 đến ngày 30/5/2014, trong tổng số 249 dự án/ 51.016 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì có tới 26 dự án thủy điện, 2 dự án điện tử, hàng chục dự án khai thác quặng, 11 dự án dệt may, 3 dây chuyền sản

13.21 1.89

84.9

liên doanh mua cổ phiếu

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 xuất bia quy mô đã đưa vào sản xuất và 2 nhà máy sữa. Điển hình là Thủy điện Bản Vẽ với công suất 320 MW, tổng đầu tư 4.763 tỷ đồng; Thủy điện Hủa Na 180 MW, 4.255 tỷ đồng; Thủy điện Khe Bố 100 MW, 2.530 tỷ đồng; nhà máy điện tử BSE Hàn Quốc 30 triệu USD; dự án Sản xuất loa điện thoại di động EMTECH Hàn Quốc 3 triệu USD. Một số dự án như: Tổ hợp sản xuất công nghiệp và công nghệ cao tại xã Thanh Thủy, Thanh Chương; Tổ hợp sản xuất của Công ty TNHH Nam Đàn Vạn An… đang chuẩn bị triển khai. Lĩnh vực xây dựng cũng thu hút được nhiều dự án khu đô thị, khu chung cư, hạ tầng giao thông. Mới đây nhất, tỉnh đã thu hút được dự án lớn Becamex Bình Dương vào đầu tư xây dựng khu công nghiệp nhằm tạo bước đột phá cho Nghệ An. Một số nhà đầu tư lớn hứa hẹn cho công nghiệp Nghệ An, như: Tôn Hoa Sen, nhiệt điện Đông Hồi…

Đánh giá giai đoạn 2011 đến 2015, sản xuất công nghiệp, xây dựng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển đô thị phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư, chiếm gần 70% số lượng và hơn 80% số vốn đăng ký của toàn bộ các dự án. Nhiều dự án đã tạo ra hiệu quả cao cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương như các nhà máy bia, nhà máy sữa. Các nhà máy dệt may tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động như Nhà máy dệt may Nam Sung - Vina Diễn Châu, Nhà máy may Minh Anh, Cụm công nghiệp kéo sợi và dệt may Nam Đàn, Tổ hợp sản xuất công nghệ cao Nam Đàn… Đặc biệt, với 13 dự án nhà máy may, đã đưa Nghệ An trở thành một khu vực dệt may của vùng, tạo ra kim ngạch xuất khẩu cao sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Các dự án công nghiệp, xây dựng là “chủ công” trong thu ngân sách của tỉnh, riêng 3 nhà máy bia mỗi năm nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng, có nhà máy mỗi năm nộp được 700 tỷ đồng/ năm như Nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam. Các dự án góp phần tác động lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế trong nước, khơi dậy nguồn lực đầu tư, thay đổi diện mạo bộ mặt của địa phương,

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, sự gia tăng phát triển của các ngành dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ việc làm… góp phần hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Trong nhiều dự án đã thu hút, có nhiều dự án ứng dụng công nghệ cao. Khu trang trại chăn nuôi và chế biến sữa TH là một trong những dự án điển hình về ứng dụng công nghệ cao nằm ở địa bàn Nghĩa Đàn. Ở đây còn có các dự án nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất một số mặt hàng nông sản có giá trị như rau, hoa, củ, quả sạch, chế biến dược liệu, chế biến cao su…. Nam Đàn cũng mới thu hút được dự án tổ hợp sản xuất công nghệ cao sản xuất đồ trang sức, giày dép, tinh dầu… Dự án công nghệ cao đang là đích đến của công tác thu hút đầu tư ở nhiều địa phương bởi không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Nhà máy sản xuất điện tử BSE ở khu Nam Cấm là một dự án 100% vốn của Hàn Quốc, được triển khai rất nhanh với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, hiện đang tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhà máy này chuyên sản xuất và kinh doanh loa, míc, là đối tác cung cấp linh kiện điện tử cho các hãng điện thoại Sam Sung, Nokia. Ở nhà máy tất cả các phòng, ban, phân xưởng đều lắp đặt điều hòa, công nhân và quản lý đều được trang bị bảo hộ lao động riêng, không có bụi bẩn.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010- 2013.

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02 Bảng 2.5: Thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo lĩnh vực đầu tư

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An)

Qua biểu đồ trên ta thấy tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An theo lĩnh vực có nhiều thay đổi theo hướng tích cực - tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nông - lâm – ngư nghiệp và không đồng đều giữa các ngành nghề trong giai đoạn 2010-2014. Cụ thể tỉ trọng ngành công nghiệp chủ yếu chiêm tới 51%, tiếp đến tỉ trọng của lĩnh vực dịch vụ thương mại chiếm 19,22 % tập trung đầu tư cho lĩnh vực du lịch biển như Cửa Lò, Bãi Lữ,…

Xây dựng đô thị cũng được chú trọng, chiếm tới 18,25% trong tổng số vốn đầu tư, chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cầu đường.

18.2550.1 50.1 19.22 5.24 7.18 Xây dựng- đô thị công nghiệp Dịch vụ- thương mại Nông-Lâm-Ngư nghiệp Văn hóa- giáo dục - y tế

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

Không những thế lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng dần được chú trọng, tỉ trọng đầu tư đã tăng lên hàng năm, và chiếm 7,18% vốn đầu tư. Còn lại 5,24% thuộc về lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 38 - 47)