Tỉnh Nghệ An và tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 34 - 36)

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An.

Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Địa hình của tỉnh có ba vùng rõ rệt là: miền biển, trung du và miền núi.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 16.487,29 km2. Tỉnh có đường biên giới Việt -

Lào dài 419km, trong đó có một cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Nặm Cắn, nằm trên Quốc lộ 7A. Tỉnh có bờ biển dài 84 km, tương đối bằng phẳng, có nhiều chỗ thuận lợi cho việc xây dựng các bãi tắm, như bãi biển Cửa Lò và cảng biển Cửa Lò. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, 7A, đường Hồ Chí Minh, QL46, QL48 và đường sắt xuyên Việt chạy qua. Quốc Lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và QL 46 chạy theo chiều Bắc Nam, còn QL7A và QL8A chạy theo trục Đông Tây. Tỉnh có 1 thành phố Vinh, 2 thị xã Cửa Lò và thị xã Thái Hòa, 7 huyện đồng bằng: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương và 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma -Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nướckhác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Về địa hình, khí hậu: Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ, địa hình có độ dốc lớn, đất cũng có độ

dốc lớn hơn 8°, chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện

tích đất có độ dốc lớn hơn 250. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 24,2%; tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm; độ ẩm trung bình hàng năm là 84%.

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 9 tháng năm 2014 ước đạt 39.488,5 tỷ

đồng (tính theo phương pháp cũ1), tăng 6,9% so với cùng kỳ. Ước tính GDP

cả năm 2014 đạt 56.688,6 tỷ đồng, tăng 7,24%/KH 7-8%; trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 14.337,1 tỷ đồng, tăng 3,85%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 18.495,8 tỷ đồng, tăng 8,72% (riêng công nghiệp tăng 12,05 % , xây dựng tăng 4,89%); khu vực dịch vụ ước thực hiện

23.855,7 tỷ đồng, tăng 8,22% so với cùng kỳ (tính toán theo phương pháp mới,

Nguyễn Thị Thúy An CQ49/08.02

tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2014 ước đạt 54.519 tỷ đồng, tăng 6,76% so cùng kỳ).

Tốc độ tăng trưởng năm 2014 (7,24%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của 2 năm gần đây (2012 tăng 6,1%, 2013 tăng 6,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (ước 5,8%). Giá cả ổn định hơn, chỉ số giá tiêu

dùng tháng 10 năm 2014 tăng 2,51% so với tháng 12/2013. GDP2 bình quân đầu

người ước đạt 25 triệu đồng/người (năm 2013 là 22,96 triệu đồng).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 27,77% năm 2013 xuống 25,42% năm 2014; khu vực công nghiệp – dịch vụ tăng từ 31,36% năm 2013 lên 31,85% năm 2014; khu vực dịch vụ tăng từ 41,69% năm 2013 lên 42,74% năm 2014.

Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An diễn biến trong điều kiện khó khăn do sự suy giảm kinh tế chung của cả nước và thế giới, sản xuất đình đốn, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao như điện, gas, xăng dầu; một số ngân hàng nợ xấu còn cao, giao dịch bất động sản đang còn trầm lắng; thời tiết diễn biến thất thường; dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi… đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của các tầng lớp dân cư. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An ước đạt 7%; thu nhập bình quân đầu người 23,57 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,5%...

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh nghệ an (Trang 34 - 36)