Kết quả nghiên cứu định lượng lần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường ĐH Tiền Giang (Trang 53 - 60)

VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHUNG VỀ KHÓA HỌC TẠI TRƯỜNG

B. Trình bày kết quả nghiên cứu

3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng lần

3.5.1. Thông tin mẫu nghiên cứu định lượng lần 1

3.5.1.1.Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 72 sinh viên nam và 78 sinh viên nữ, được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Nam 72 48 48

Nữ 78 52 100.0

Tổng 150 100.0

3.5.1.2.Đối tượng tham gia phỏng vấn

Kết quả thống kê đối tượng tham gia phỏng vấn của mẫu nghiên cứu, trong 150 sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Thống kê đối tượng tham gia mẫu nghiên cứu lần 1

Lớp Tần số Phần trăm Phần trăm lũy

tích ĐHKT08 20 13.33 13.33 ĐHTH08 20 13.33 26.66 ĐHQTKD08 20 13.33 39.99 ĐHXD08 20 13.33 53.32 ĐHGDTH8 20 13.33 66.65 CĐSPMN09 20 13.33 79.98 CĐM09 15 10 89.98 CĐKT08 15 10 100.0 Tổng 150 100.0

3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy, thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Mục đích là tìm ra những mục cần hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần bỏ đi trong rất nhiều mục bạn đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 249). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’ Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Bên cạnh đó, phải đảm bảo các biến

quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) trên 0.35, điều này cho thấy các thang đo đảm bảo sự tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2005).

Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.74 đến 0.881. Bên cạnh đó, khi xét hệ số tương quan giữa biến quan sát và tổng (item-total correlation) với kết quả thu được chỉ ra rằng cần phải loại 03 biến quan sát: V4, V28, V29 vì 03 biến này có hệ số tương giữa biến và tổng nhỏ hơn 0.35. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo lần 1

Thang đo Số lượng biến quan

sát

Hệ số alpha

Chương trình đào tạo 08 0.74

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy

12 0.855

Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.822

Cơ sở vật chất 11 0.803

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.881

Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.817

Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.849

Biến quan sát bị loại Hệ số tương quan biến và tổng

V4 0.304

V28 0.337

V29 0.288

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng, bước tiếp theo chúng ta phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không, điều này sẽ giúp chúng ta thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

3.5.3. Phân tích yếu tố

Việc tiến hành phân tích yếu tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc định là rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay yếu tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có hệ số lớn tại cùng một yếu tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích yếu tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích yếu tố là thích hợp, ngược lại nếu

chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kết quả phân tích yếu tố mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Chỉ số KMO các thang đo lần 1

Thang đo

Số lượng biến quan sát

Chỉ số KMO

Chương trình đào tạo 07 0.742

Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy

12 0.877

Giáo trình, tài liệu học tập 07 0.761

Cơ sở vật chất 09 0.777

Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo 16 0.807

Hoạt động rèn luyện sinh viên 10 0.810

Kết quả đạt được chung về khóa học 11 0.831

Kết quả cho thấy rằng việc phân tích yếu tố ở đây là thích hợp vì các thang đo đều có chỉ số KMO lớn hơn 0.5. Bên cạnh đó, qua phân tích yếu tố với kết quả các biến quan sát trong thang đo không tách thành những nhóm yếu tố mới đồng nghĩa với các thang đo đạt tiêu chuẩn, do đó có thể sử dụng chúng trong việc thu thập thập thông tin phục vụ điều tra chính thức.

3.6. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Thông tin mẫu nghiên cứu chính thức

3.6.1.1.Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu vớ mẫu n = 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 172 sinh viên nam và 178 sinh viên nữ, được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.7: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu chính thức Sinh viên Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Nam 168 48 48

Nữ 182 52 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.2.Đối tượng sinh viên tham gia phỏng vấn

Sinh viên các khoa tại trường ĐH Tiền Giang tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Đối tượng tham gia

Khoa Tần số Phần trăm Phần trăm

lũy tích

Khoa Sư phạm 66 18.9 18.9

Khoa Kỹ thuật 69 19.7 38.6

Khoa Kinh tế - xã hội 67 19.1 57.7

Khoa Xây dựng 57 16.3 74.0

Khoa Công nghệ thông tin 48 13.7 87.7

Khoa Ngoại ngữ 43 12.3 100.0

3.6.1.3. Niên khóa

Theo kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn có 150 sinh viên thuộc niên khóa 08 và 200 sinh viên thuộc niên khóa 09, được mô tả trong bảng sau:

Bảng 3.9: Niên khóa

Niên khóa Tần số Phần trăm Phần trăm

lũy tích

Sinh viên khóa 08 150 42.9 42.9

Sinh viên khóa 09 200 57.1 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.4. Bậc đào tạo

Kết quả thống kê thu được từ mẫu nghiên cứu chính thức, trong 350 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn gồm có 150 sinh việc bậc ĐH chính quy và 200 sinh viên bậc cao đẳng chính quy, được mô tả trong bảng sau:

Hệ đào tạo Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

ĐH hệ chính quy 165 47.1 47.1

Cao đẳng hệ chính quy 185 52.9 100.0

Tổng 350 100.0

3.6.1.5. Mức độ các hoạt động sinh viên tham gia

Sinh viên được hỏi về mức độ các hoạt động mà mình tham gia theo dạng mẫu thang đo khoảng (interval scale), đánh giá các mức độ tham gia của sinh viên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường ĐH Tiền Giang (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w