Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm mục đích khám phá những suy nghĩ và cảm nhận của sinh viên nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường ĐH Tiền Giang sau khi tốt nghiệp. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theo một đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Các cuộc thảo luận này được tiến hành tại phòng E01, trường ĐH Tiền Giang. Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 30 sinh viên.
3.2.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng)
Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến đến sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến hành tại trường ĐH Tiền Giang.
Nghiên cứu định lượng, tác giả chia ra làm hai bước như sau:
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu lần 1, với kích thước mẫu là 150 sinh viên. Mục đích chính của bước nghiên cứu này là loại bỏ, làm sạch các biến quan sát
không phù hợp, hoàn chỉnh bảng câu hỏi dùng để điều tra cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350 sinh viên, mục đích chính của bước nghiên cứu này là:
+ Phát hiện các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại trường ĐH Tiền Giang.
+ Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên.
+ Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố trên với sự hài lòng của sinh viên.
+ Đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu 3.2.3. Xây dựng quy trình nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các quy trình nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả xin đề xuất quy trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Thảo luận nhóm Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lượng Cronbach alpha Phân tích yếu tố Thang đo hoàn chỉnh Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kiểm tra hệ số alpha Kiểm tra yếu tố trích được Kiểm tra phương sai trích được
Kiểm định mô hình Kiểm định lý thuyết
Nguồn: Dựa trên quy trình nghiên cứu của PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo
lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế Tp.HCM, trang 22.
3.3. Xây dựng thang đo
Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được thục hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1) thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo quãng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner 1996), các nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman 1991). Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Có tất cả 07 khái niệm cần nghiên cứu đó là:
(1) Chương trình đào tạo
(2) Đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy
(4) Cơ sở vật chất
(5) Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo
(6) Hoạt động rèn luyện sinh viên
(7) Kết quả đạt được chung về khóa học
Tuy nhiên mục đích chính của nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào việc đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo và rèn luyện sinh viên của trưởng ĐH Tiền Giang. Điều này đồng nghĩa với việc khám phá suy nghĩ, cảm nhận của sinh viên đối với trường ĐH Tiền Giang. Cụ thể các thang đo lường sau khi mã hóa được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Mã hóa các biến quan sát
Ký hiệu biến CÂU HỎI CÁC BIẾN QUAN SÁT
I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
V1 Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành V2 Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật, đổi mới
V3 Tổng số tín chỉ tất cả các môn học trong chương trình đào tạo là phù hợp
V4 Phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành
V5 Điều kiện tiên quyết nêu trong đề cương chi tiết học phần hợp lý V6 Cấu trúc chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho
V7 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội
V8 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể học liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác
II ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
V9 Kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học mình đảm trách V10 Phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu
V11 Kinh nghiệm thực tế nhiều
V12 Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ giảng dạy( máy chiếu, vi tính…) V13 Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy
V14 Cung cấp chương trình học riêng cho mỗi môn học
V15 Dạy kết hợp với giáo dục nhân cách, đạo đức cho sinh viên V16 Thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên
V17 Sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên V18 Đánh giá, kiểm tra sát với chương trình đào tạo
V19 Thường xuyên khảo sát ý kiến người học
V20 Đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng đối với mọi sinh viên