5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
3.4.4. Kiến nghị với cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng
Thông tin giám sát: Cơ quan Thanh tra Giám sát của NHNN phải thường xuyên cập nhật và đẩy mạnh quá trình phổ biến thông tin giám sát trong hệ thống của mình nhằm thiết lập các ưu tiên giám sát, nhìn nhận các vấn đề nổi lên và đưa ra các chỉ đạo giám sát kịp thời.
Thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng như nhận biết những lỗ hổng pháp lý bao gồm cả những lỗ hổng trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, do những lỗ hổng này có thể gây ra những rủi ro cho toàn hệ thống.
Thực sự là trong những thời điểm tốt, khi rủi ro thấp và tình hình tài chính sáng sủa, các bên tham gia thị trường tài chính có thể trở nên lạc quan quá mức và
phạm phải những sai lầm đắt giá. Một phần công việc của các nhà giám sát là phải ngăn chặn được xu hướng này. Muốn vậy, thông tin giám sát phải rõ ràng, có hiệu lực và được chuyển trực tiếp tới Hội đồng quản trị, Quản lý cấp cao để những vấn đề nổi cộm được quan tâm đúng mức và giải quyết thỏa đáng.
Xây dựng qui chế giám sát tập đoàn: Ban hành Hướng dẫn giám sát tập đoàn tổng thể. Hướng dẫn quy định các thanh tra viên tập trung vào các lĩnh vực chính khi giám sát các tập đoàn lớn có nhiều công ty con. Chẳng hạn như thanh tra viên phải đặc biệt chú ý đến các hoạt động có khả năng tác động đến không chỉ tập đoàn đó mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống tài chính.Hướng dẫn này cũng cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng hơn giúp các thanh tra viên đánh giá năng lực của một tổ chức ngân hàng nhằm xác định và quản lý rủi ro của toàn tổ chức đó. Chẳng hạn, quá trình đánh giá việc quản lý rủi ro tín dụng của cả tập đoàn bắt đầu từ việc xem xét tổng thể ở mức tập đoàn, sau đó sẽ xem xét đến từng hoạt động, như hoạt động tín dụng bán lẻ hoặc cho vay thế chấp, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động này được quản lý theo những quy định chung áp dụng cho cả tập đoàn. Hướng dẫn cũng tái khẳng định rằng các thanh tra viên phải đánh giá các điều kiện tài chính và rủi ro của các công ty con phi ngân hàng của một công ty quản lý ngân hàng nhằm phát hiện khả năng những công ty con này có tác động không thuận tới các ngân hàng chi nhánh hoặc tới cả tập đoàn.
Xây dựng quy chế giám sát thận trọng vĩ mô gồm có các cấu phần:
Giám sát những nghiệp vụ có khả năng tác động lớn và có ảnh hưởng lan truyền nhanh tới hệ thống tài chính, chẳng hạn như nghiệp vụ cho vay có đảm bảo, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản trong các tổ chức và các thị trường hơn là chỉ giám sát ở cấp độ từng công ty hoặc từng ngân hàng.
Đánh giá những rủi ro hệ thống tiềm tàng trong hoạt động quản lý rủi ro, rủi ro do gia tăng đòn bẩy tài chính một cách rộng rãi hay do sự thay đổi của sản phẩm tài chính và thị trường.
Phân tích khả năng tác động lẫn nhau giữa các công ty tài chính hoặc giữa các công ty với thị trường, ví dụ như khả năng tác động qua lại giữa các công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đảm bảo rằng các tổ chức có tầm ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống phải chịu sự giám sát tương xứng với mức rủi ro gây ra cho hệ thống tài chính trong trường hợp tổ chức này sụp đổ.
Đưa ra cơ chế giải quyết an toàn khi phải giải thể các tổ chức có tầm ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống.
Đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng tài chính trọng yếu, bao gồm cả các tổ chức thực hiện dịch vụ thương mại, thanh toán, phải vững chắc.
Nghiên cứu để giảm thiểu tác động cùng chiều chu kỳ kinh tế của các quy định về vốn và các quy định tiêu chuẩn khác.
Áp dụng 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả trong hoạt động GSTX. Theo đó: “Một nội dung quan trọng của hoạt động thanh tra giám sát là thanh tra, giám sát viên giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sở hợp nhất,…”(trích nguyên tắc 24) nhằm đảm bảo tính an toàn bền vững của hệ thống.Như vậy, thông lệ quốc tế đưa ra thuật ngữ về giám sát hợp nhất (giám sát được hiểu gồm cả hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát).
KẾT LUẬN
Ổn định tài chính luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Với sự hiện diện của những bất ổn không lường trước được trong tương lai thì tăng cường quản trị rủi ro và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro hơn bao giờ hết cần phải được đẩy mạnh thường xuyên nhằm thích ứng với môi trường mới. Vì vậy, vai trò của các cơ quan thanh tra, giám sát với vị trí là nhân tố cốt lõi của quá trình này trở nên cực kỳ quan trọng.
Theo Đề án phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010 được ban hành theo quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì mục tiêu phát triển cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là từng bước tạo tiền đề để đến sau năm 2010 xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, và một trong các định hướng đưa ra là ưu tiên đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN.
Những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 vừa qua đã cho thấy định hướng phát triển cơ quan thanh tra giám sát theo Đề án 112 vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 10 năm tiếp theo. Trước mắt, cơ quan này cần phải có năng lực và thẩm quyền đảm nhận việc thanh tra giám sát toàn diện các ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, đồng nghĩa với việc thực hiện thanh tra giám sát toàn diện các hoạt động chứng khoán, bảo hiểm của các công ty con thuộc những ngân hàng này. Để hoạt động thanh tra giám sát được cải thiện theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là:
Thứ nhất, tăng cường năng lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên ngành trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia: (i) Bổ sung nhân lực có trình độ cao; (ii) Đào tạo cán bộ và khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành
các chứng chỉ quản trị rủi ro; (iii) Đầu tư mạnh cho công nghệ đáp ứng cho nhu cầu thu thập, xử lý, phân tích và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức bị giám sát.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát. Cụ thể, phải có luật thanh tra chuyên ngành, quy định rõ về nội dung và phương pháp thanh tra chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Hoàn thiện và bổ sung những lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng mới mà hiện nay vẫn chưa được cơ quan thanh tra giám sát quan tâm lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo vệ người sử dụng dịch vụ.
Cuối cùng và không kém phần quan trọng, cần sơm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan thanh tra giám sát tài chính không bị chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành.
Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại là một vấn đề quan trọng nhằm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Do vậy, với lượng kiến thức và kinh nghiệm thưc tiễn về vấn đề này còn hạn hẹp nên trong phạm vi chuyên đề này em chỉ đề cập đến một số vấn đề chung nhất,cơ bản nhất về hoạt động GSTX của NHNN đối với các ngân hàng thương mại và một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát từ xa nois riêng và Thanh tra Giám sát nói chung của Ngân hàng Nhà nước hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26. Warren HOGAN (2004), Management of financial institutions, Nhà xuất bản JOHN WILEY & SONS AUSTRALIA,Ltd
27. Timothy W Koch & S.Scott MacDonald (2006), Bank Management, Nhà xuất bản Thomson South-Western
28. Báo cáo thường niên của các NHTM
29. Luật Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức Tín dụng năm 2010
30. Sổ tay thanh tra ngân hàng thương mại của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ- 2000 31. Tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng - Các số ra năm 2009, 2010,2011 32. Tài liệu khuyến nghị của IADI
33. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Hệ thống giám sát tài chính quốc gia” Mã số KX.01/06-10
34. Tạp chí ngân hàng, số 22/2009
35. Báo cáo giám sát từ xa NHTM các năm 2007-2010
36. Quyết định số 137/QĐ-NHNN về việc ban hành " Quy chế giám sát từ xa đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam”
37. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế GSTX đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
38. Đặng Văn Thanh (2008) Hệ thống cảnh báo và giám sát từ xa:công cụ đảm bảo an ninh kinh tế-tài chính,Tạp chí Nghiên cứu pháp luật tháng 2/2008 39. Anh Duy (2011) Một số suy nghĩ về những thách thức khi đổi mới hệ thống
thanh tra ngân hàng
40. Thông tư số 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 Quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
41. QĐ 83/2009/QĐ-NHNN. Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNNVN
42. Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính Phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra ngân hàng
43. Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28 tháng 3 năm 2000 hướng dẫn thực hiện nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngân hàng
44. Chỉ thị số 03/2008/CT-NHNN ngày 22/4/2008 về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
45. Kế hoạch phát triển tổng thể khu vực tài chính Malaysia giai đoạn 2001 - 2010; 46. Trang Website của NHNN;
47. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020. 48. Website của Ngân hàng Nhà nước,BHTGVN, vnba.org.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FED : Cục dự trữ Liên Bang Mỹ NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng BHTG : Bảo hiểm tiền gửi TTGS : Thanh tra Giám sát GSTX : Giám sát từ xa TTTC : Thanh tra tại chỗ
BĐS : Bất động sản
DTLB : Dự trữ liên bang
MBS : Mortgage-Backed-Securities CDS : Credit Default Swap
TSN : Tài sản nợ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan
đến hoạt động GSTX...44
Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng (thời điểm 31/12/2007, 2008, 2009, 2010)...64
Bảng 2.3: Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt động giám sát từ xa của NHNNVN...71
Biểu đồ 2.1: Hệ số CAR 2010 của một số NH...59
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng...61
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận của các NHTM năm 2010 ...62
Biểu đồ 2.4 : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE...62
Biểu đồ 2.5: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA...63
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)...63
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1. LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI...1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...2
5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ...2
CHƯƠNG I 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NHTW ĐỐI VỚI CÁC NHTM NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NGÂN HÀNG SAU THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG...3
1.1. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho việc ổn định ngành ngân hàng Việt Nam...3
1.1.1. Nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ...3
1.1.2. Bài học về sự ổn định hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng của Mỹ...6
1.2. Ngân hàng Trung ương và vai trò của NHTW trong môi trường tài chính mới...8
1.2.1. Khái niệm...8
1.2.2. Vai trò của NHTW đối với sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong môi trường tài chính mới*...11
1.3. Hoạt động giám sát từ xa của NHTW...15
1.3.1. Khái niệm GSTX*...16
1.3.2. Đặc điểm GSTX...16
1.3.3. Các phương pháp GSTX...17
1.3.4. Kinh nghiệm Quốc tế sau khủng hoảng về nghiệp vụ giám sát từ
xa của NHTW...29
CHƯƠNG II 37 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...37
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng nhà nước Việt Nam...37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN Việt Nam...37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam...40
2.1.3. Tình hình hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam...41
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát từ xa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam...44
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy trực tiếp điều chỉnh hoạt động GSTX...44
2.2.2. Qui trình giám sát từ xa...44
2.2.3. Phương pháp và nội dung GSTX...49
2.3. Đánh giá hoạt động GSTX của NHNN Việt Nam...67
2.3.1. Những kết quả đạt được...67
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại...69
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại...73
CHƯƠNG III...79
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NHNNVN ĐỐI VỚI CÁC NHTM NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG...79
3.1. Mục tiêu và tầm nhìn của Ngân hàng nhà nước đến năm 2020...79
3.1.1. Mục tiêu của NHNN từ nay đến năm 2020...79
3.2. Định hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
...81
3.2.2. Định hướng phát triển của NHNN đối với nghiệp vụ giám sát từ xa...82
3.3. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các Ngân hàng thương mại...83
3.3.1.Giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp giám sát...83
3.3.2. Giải pháp về con người và công nghệ...89
3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát...92
3.3.4. Hoàn thiện quy trình giám sát...92
3.3.5. Thay đổi nhận thức của các ngân hàng thương mại về hoạt động giám sát...93
3.3.6. Chuẩn hóa nội dung hướng dẫn cho các NHTM trong công tác giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng...94
3.4. Một số kiến nghị...94
3.4.1.Kiến nghị đối với Chính Phủ...94
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam...96
3.4.3. Kiến nghị đối với các NHTM...98
3.4.4. Kiến nghị với cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng...99