Mục tiêu của NHNN từ nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của Ngânhàng nhà nước Việt Nam đối với các NHTM (Trang 79 - 80)

5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

3.1.1. Mục tiêu của NHNN từ nay đến năm 2020

• Thiết lập một mô hình Ngân hàng trung ương thể hiện rõ nhất tính độc lập trong việc xây dựng và thực thi một chính sách tiền tệ quốc gia phù hợp với những chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập toàn cầu. Xây dựng khung pháp lý và thiết lập cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng nhằm hướng tới một mô hình cơ quan thanh tra giám sát độc lập. Mô hình này bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm quyền và cơ chế hoạt động. Trước tiên, đó là việc cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các định chế tài chính (các tổ chức tài chính, công ty tài chính). Thứ hai là xây dựng văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế; thứ ba thực hiện thanh tra giám sát, chủ yếu là thanh tra trên cơ sở rủi ro theo một hệ thống thông lệ tốt nhất (chứ không phải là thanh tra tuân thủ như thông lệ của các bộ, ngành khác); thứ tư thực hiện việc xử phạt, kiến nghị xử lý đều được giao cho cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng này. Mô hình cơ quan Thanh tra giám sát này đã và đang hoạt động có hiệu quả ở các nước có nền kinh tế phát triển. Mục tiêu bao trùm nhất trong hoạt động của cơ quan này là đảm bảo sự hoạt động an toàn có hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.

• Xây dựng và phát triển một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu

vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN.

Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.

Các chiến lược cốt lõi được đề xuất trong bản lộ trình chiến lược cho Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, được phân thành 4 nội dung chính: Tăng cường cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trường; Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống; Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

Định chế tài chính vững mạnh, đó phải là một định chế tài chính có năng lực quản lý rủi ro, kỹ năng tín dụng cũng như quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Quản trị doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua việc cải thiện trong chất lượng và tính chịu trách nhiệm trong quản lý của ban giám đốc điều hành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của Ngânhàng nhà nước Việt Nam đối với các NHTM (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w