AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1.An toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả sản xuất hai mặt hàng: đồ hộp nước dứa ép có năng suất là 22 tấn nguyên liệuca và mứt xoài nhuyễn có năng suất là 80 Đvspngày ( full bản vẽ ) (Trang 97 - 100)

- Tiêu hao nhiên liệu: 560 kg/h

AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1.An toàn lao động

9.1.An toàn lao động

Trong một nhà máy, vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu là an toàn lao động, vì vậy mà vấn đề tổ chức, kỹ luật được đặc biệt chú trọng.

- Trong nhà máy, phải phổ biến rõ ràng và rộng rãi các kỹ thuật an toàn lao động, giáo dục về ý thức giữ an toàn lao động. Nhà máy phải bố trí hợp lý các thiết bị và nâng cao trình độ kỹ thuật của dây chuyền.

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ở các khu vực nguy hiểm: khu vực nấu, khu vực điều khiển pa lăng thanh trùng.

- Các khu vực có nhiệt độ và áp suất làm việc cao phải có các hệ thống an toàn. - Ở khu vực sản xuất chính phải đảm bảo đủ ánh sáng.

- Ở khu vực lò hơi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề hỏa hoạn.

- Đối với kho bao bì và kho thành phẩm: tránh các tình trạng gây đổ vỡ làm méo hộp, hư hỏng sản phẩm. Vì vậy, cần phải có công tác bảo vệ an toàn khi xếp hộp, đóng thùng.

Trong tất cả các công đoạn trong dây chuyền cũng cần phải chấp hành đúng các nội quy vận hành thiết bị. Phải có các lớp tập huấn, phổ biến an toàn lao động.

9.2.Vệ sinh công nghiệp

Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Đặng Thị Hạnh_Lớp 09H2B

Trong nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy đồ hộp nói riêng thì vấn đề vệ sinh công nghiệp là vấn đề rất cần thiết và yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt vì vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.

Công nhân cần phải làm vệ sinh cá nhân trước khi tiếp xúc với thực phẩm để tránh lây nhiễm vi sinh vật sang thực phẩm.

Vấn đề vệ sinh công nghiệp trong nhà máy cũng cần phải thực hiện đúng quy trình và đúng nội quy để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất.

9.2.1.Yêu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân

- Trang bị bảo hộ lao động: công nhân lao động trực tiếp phải có áo choàng trắng, đầu tóc phải gọn gàng, có mũ che tóc, móng tay phải cắt ngắn.

- Vệ sinh khu làm việc theo 1 chu kỳ nhất định: trước khi làm, giữa ca và kết thúc ca làm việc.

- Công nhân làm việc không được mắc bệnh truyễn nhiễm và bệnh da liễu, phải định kỳ khám bệnh .

9.2.2.Yêu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, cấp - thoát nước

- Các loại máy móc tiếp xúc với nguyên liệu như: băng tải, máy đột lõi, rót hộp, ghép mí... phải vệ sinh định kỳ 3 lần/ ca vào lúc trước khi vào ca, giữa ca và kết thúc ca.

- Dụng cụ làm việc như: bàn thao tác, dao, thớt, khay đựng phải làm vệ sinh sạch sẽ sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao thiết, khay nhôm cần sát trùng trước mỗi ca làm việc, cứ sau 1 - 2 giờ thì dội bàn và tráng lại bằng nước nóng 1 lần.

- Tường, nền phải vệ sinh định kỳ trước khi vào ca và sau khi kết thúc ca. Cọ rửa bằng Ca(OH)2 hoặc nước xà phòng và rửa lại bằng nước để tránh trơn trượt và hệ thống thoát nước phải tuyệt đối đảm bảo.

- Nơi làm việc phải có chỗ thoát nước.

- Các loại máy rửa phải có hệ thống thoát nước để sản xuất an toàn hơn không gây ẩm ướt, trơn trượt.

Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Đặng Thị Hạnh_Lớp 09H2B

9.3.Phòng chống cháy nổ

Mùa khô nước ta có tốc độ gió lớn, dễ gây cháy nổ nên cần phải đặc biệt chú ý. Xây dựng khoảng cách giữa các nhà phải thích hợp, đường giao thông phải đủ rộng và đảm bảo không bị tắt đường khi gặp sự cố. Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ như các vòi cứu hỏa, bình chữa cháy và các dụng cụ khác.

Bố trí các khu vực dễ cháy ở cuối hướng gió. Nên thành lập đội cứu hỏa ở tại nhà máy, dụng cụ cứu hỏa đặt ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ.

KẾT LUẬN

Ngày nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, mức sống của con người cũng ngày một cao hơn do đó yêu cầu của họ về các sản phẩm thực phẩm cũng ngày một tăng. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật mới để tạo ra sản phẩm tốt hơn cả về chất lượng và tính thẩm mỹ.

Sau gần 4 tháng thực hiện đồ án, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Trần Thế Truyền và sự góp ý của bạn bè cũng như sự tìm tòi, học hỏi của bản thân qua sách vở và thực tế đến nay em đã cơ bản hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: " Thiết kế nhà máy chế biến rau quả sản xuất hai mặt hàng: đồ hộp nước

dứa ép có năng suất là 22 tấn nguyên liệu/ca và mứt xoài nhuyễn có năng suất là 80 Đvsp/ngày ". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hoàn thành xong đồ án, em đã có một cái nhìn toàn diện hơn về việc thiết kế một nhà máy sản xuất đồ hộp rau quả. Em đã hiểu rõ hơn về cách tính toán, lắp đặt thiết bị máy móc, chọn phương án xây dựng, bố trí các phòng và các kho sao cho hợp lý. Đặc biệt, em có thể cũng cố được những kiến thức đã học trên sách vở và cách ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế.

Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa đầy đủ nên đồ án vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Đặng Thị Hạnh_Lớp 09H2B

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hạnh

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả sản xuất hai mặt hàng: đồ hộp nước dứa ép có năng suất là 22 tấn nguyên liệuca và mứt xoài nhuyễn có năng suất là 80 Đvspngày ( full bản vẽ ) (Trang 97 - 100)