PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRÊN BCTC

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 41 - 43)

Gian lận nói chung và gian lận trên Báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao

1. Về phía doanh nghiệp

Để hạn chế và phát hiện gian lận, trước hết cần xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh nhằm giảm thiểu gian lân do cá nhân. Ngoài ra, để phát hiện gian lận, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp khác như là: thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, hay thiết lập đường dây nóng để thu nhận các thông tin nhanh chóng nhất.

Đối với các kiểm toán viên

Cần tăng cường trách nhiệm của kiểm toán đối với gian lận trong kiểm toán Báo cáo tài chính và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khoán, thông qua việc xác nhận là các Báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán sẽ không còn cần thiết.

Để giúp kiểm toán phát hiện gian lận, cần có các hướng dẫn chi tiết cho kiểm toán viên về các nhân tố đưa đến gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận. Muốn vậy, cần hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VSA 240 về gian lận. Có thể dựa trên các công trình nghiên cứu để hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VAS 240. Ba nhân tố chính cần được nêu ra trong chuẩn mực VSA 240 là: áp lực, cơ hội và thái độ.

Đối với các nhà đầu tư

Để phát hiện gian lận, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu nguyên nhân. Các cổ đông nên làm quen với cách đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là các thông tin trong thuyết minh báo cáo và hiểu một số chỉ số tài chính cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, số ngày phải thu, tỉ lệ lãi gộp. Có như vậy, nhà đầu tư mới thấy được sự bất hợp lý của số ngày phải thu trong báo cáo năm nay so với năm trước, rủi ro nợ xấu không được lập dự phòng, sự biến động lớn số dư của các tài sản hay các khoản nợ tiềm ẩn.

Hãy thận trọng với những giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau soát xét cũng như công bố Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Điều thú vị là các doanh nghiệp có rất nhiều cách để lý giải về sự chênh lệch này, đây là những nguy cơ ẩn chứa gia lận rất cao nên nhà đầu tư hết sức thận trọng, cụ thể nhữ chênh lệch như: chênh lệch tỷ giá, chênh lệch về trích lập dự phòng, chênh lệch ghi nhận doanh thu, chênh lệch chi phí trích trước, chi phí trả trước và một số chênh lệch khác.

Hãy thận trọn với những “chiêu” làm đẹp sổ sách của các công ty mẹ, công ty con. Đó là hiện tượng chuyển vốn lòng vòng từ các công ty họ hàng, công ty mẹ, công ty con... Những thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm của những doanh nghiệp này gồm: Đẩy nợ cho “con” và “con” nuôi “mẹ”.

Hãy cẩn thận với những doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính không đúng thời hạn. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy doanh nghiệp thiếu minh bạch, bởi nếu tình hình kinh doanh diễn ra như thế nào đều được phản ánh vào sổ sách kế toán và trong báo cáo tài chính, thì việc hoàn thành và công bố sẽ rất nhanh. cần cảnh

giác trước sự thay đổi chính sách khấu hao, các giao dịch với các bên liên quan và những khoản chi phí hay thu nhập bất thường.

KẾT LUẬN

Hiện nay ở Việt Nam, nền kinh tế đang ngày càng phát triển, các DN (khối nhà nước và tư nhân) kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu theo mô hình cty mẹ – cty con, các cty liên kết,… đang ngày càng ra đời nhiều và phát triển theo xu thế chung. Quản lý về tài chính ở các công ty ngày càng phức tạp, khó khăn, các gian lận ngày càng tính vi và khó kiểm soát. Xuất phát từ nhu cầu đó ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu hướng tới biện pháp khắc phục những gian lận trên BCTC từ đó nhằm giúp DN, nhà quản lý, cơ quan nhà nước hạn chế và phát hiện các lổ hổng. Với đề tài này tôi mong rằng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hiểu rõ các cách thức thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận… sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính.

Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình kế toán tài chính 1, 2 trường ĐH kinh tế-ĐH Đà Nẵng - Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán VN 240.

- Các trang WEB : http://luattaichinh.wordpress.com; cafef.vn; www.vacpa.org.vn ...

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w