Sai phạm liên quan tới chênh lệch tỷ giá.

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 39 - 41)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ GIAN LẬN

a. Gian lận giảm doanh thu

2.4 Sai phạm liên quan tới chênh lệch tỷ giá.

Công ty CP Xi Măng Vicem Bút Sơn (BTS)

Công ty xi măng Bút Sơn tiền thân là Ban quản lí công trình xây dựng Nhà máy Xi măng Bút Sơn, được thành lập theo Quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 1 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

BCTC sau rà soát 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy Sau soát xét, mặc dù bị lỗ thuần gần 136 triệu đồng nhưng nhờ lãi khác nên LNST 6 tháng đầu năm 2012 vẫn đạt 2,74 tỷ đồng giảm gần 400 triệu đồng so với trước soát xét. Theo đó, doanh thu thuần 6 tháng của BTS đạt 1.341,36 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo chưa soát xét, BTS vẫn có lãi thuần 316 triệu đồng. Sau soát xét, BTS phải ghi tăng giá vốn hàng bán thêm gần 3 tỷ đồng; ghi tăng chi phí tài chính thêm gần 5 tỷ đồng

Nhờ khoản lợi nhuận khác 3,27 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của công ty đạt 2,74 tỷ đồng giảm gần 400 triệu đồng so với trước soát xét (trước soát xét, LNST đạt 3,14 tỷ đồng).

Tính đến ngày 30/06/2012, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 95,7 tỷ đồng giảm 34,4% so với đầu kỳ; Tổng tài sản là 5.420,5 tỷ đồng nhưng nợ phải trả là 4.385,2 tỷ đồng chiếm 81% tổng tài sản.

Tại phần ý kiến kiểm toán, đơn vị kiểm toán còn lưu ý tại thời điểm 30/06, công ty phản ánh số dư khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 201 của Bộ Tài chính 164,87 tỷ đồng do đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 thì khoản này phải ghi nhận như một khoản lỗ vào kết quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, số chi phí khấu hao máy móc thiết bị chính của dây chuyền 1 đang được công ty phản ánh thấp hơn mức khấu hao tối thiểu theo hướng dẫn tại thông tư 203/2009/TT-BTC khoảng 18,9 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên việc áp dụng mức khấu hao nói trên đã được công ty đăng ký với cơ quan thuế tỉnh Hà Nam.

Về ý kiến chủ quan, cần xem xét khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong khi hoạt động công ty bình thường, có tính khả quan. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm một khoản đáng kể trên 40% so với cùng kỳ, cần xem xét lương cho các công nhân viên trong doanh nghiệp, vì sao lương công nhân viên, ban điều hành lại giảm gần 50%. Bên cạnh đó là sự tăng lên của chi phí bán hàng. Lý giải của doanh nghiệp là do chi phí chuyển giao hổ trợ chuyển giao bí quyết tiêu thụ sản phẩm chuyển giao từ chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 sang chi phí bán hàng năm 2012. Cần xem xét, và nguyên nhân vì sao có sự chuyển giao chi phí. Các khoản chi phí khác phát sinh cũng cần xem xét đến các chứng từ liên quan.

Nhận xét: Tất cả các sai phạm cho dù xuất phát từ đâu thì cuối cùng cũng ảnh hưởng tới BCTC. Như vậy, sau ra soát thì trên tài khoản 412 bị giảm một khoản do phần đánh giá lại số dư ngoại tệ và phần này lại được chuyển vào xác định lổ sản xuất kinh doanh. Theo ý kiến của KTV, có một khoản giảm về tiền và tương đương tiền đáng kể (34,4%), chúng ta cần phải thu thập thông tin về khoản giảm trọng yếu này bằng các phương pháp phân tích, đối chiếu, …

Thứ nhất: mục tiêu của việc không ghi tăng khoản chi phí giá vốn liên quan tới hàng bán ra và khoản chi phí tài chính giảm lợi nhuận từ đó giảm thuế đầu ra phải nộp. Cũng có thể, mục tiêu của doanh nghiệp là muốn làm thông tin tốt về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai: Về khoản chênh lệch về tỷ giá hối đoái, cũng có thể là do trình độ của nhân viên kế toán. Không thể xem xét tới trường hợp gian lận của kế toán nhằm không tạo ra khoản chi phí để thông tin trên BCTC tốt hơn.

Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w