LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÌ MỤC TIÊU QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 26 - 30)

LỢI NHUẬN

1. Quản trị lợi nhuận là gì?

Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị DN nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán. Kế toán theo cơ sở dồn tích mang lại cơ hội tiềm tàng, đầu tiên cho hành vi này của nhà quản trị, trong khi kế toán theo cơ sở tiền giúp cho nhà nghiên cứu “khám phá” hành vi và mức độ điều chỉnh mức độ lợi nhuận của họ.

2. Kế toán theo cơ sở dồn tích và cơ sở tiền2.1 Cơ sở dồn tich 2.1 Cơ sở dồn tich

Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp(DN). Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, danh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền (chuẩn mực kế toán số 01, 2002). Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính

yếu đối với việc xác định lợi nhuận của DN. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tái sản, nguồn vốn của một DN một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,...

Bên cạnh những ưu điểm, kế toán theo cơ sở dồn tích đôi khi không tuân thủ theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý kiến chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động (vô hình), mang tính chủ quan của nhà kế toán.

2.2 Cơ sở tiền

Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo sơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền. Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp).

Kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình thông tin trong BCTC. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muôn chủ quan của nhà quản trị DN.

3. Mục đích điều chỉnh lợi nhuận

Mục đích: tăng giá cổ phiếu, được thưởng công ty, giảm thiểu chi phí thuế TNDN, hưởng lợi tối đa từ việc ưu đãi thuế hoặc có thể mang lại lợi ích cho bản thân người làm kế toán ...

4. Lựa chọn chính sách kế toán trong điều chỉnh lợi nhuận

Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó, việc ghi nhận doanh thu và chi phí có tính quyết định đến lợi nhuận báo cáo trong một kỳ nào đó. Chế độ kế toán hiện hành quy định rằng kế toán DN phải được thực hiện theo cơ sở dồn tích. Kinh tế theo cơ sở dồn tích mang lại cơ hội cho nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được một mục tiêu nào đó, vì chế độ kế toán cũng đưa ra nhiều lựa chọn cho mỗi loại giao dịch (đối tượng) có liên quan đến ghi nhận doanh thu và chi phí

4.1 Lựa chọn chính sách điều chỉnh lợi nhuận.

a. Lựa chọn chính sách kế toán điều chỉnh chi phíChính sách kế toán đối với hàng tồn kho Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho

Chính sách đối với tính giá thành sản phẩm: Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phầm và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có thể làm thay ñổi giá thành sản phẩm, từ đó có thể ñiều chỉnh giá vốn hàng bán.

Chính sách đối với xác định giá trị hàng xuất kho: Lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho có thể làm thay đổi giá vốn hàng bán trong kỳ.

Chính sách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Thay đổi giá bán và chi phí ước tính để thay đổi mức lập dự phòng, điều chỉnh chi phí trong kỳ.

Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết hoặc tăng mức trích lập dự phòng hơn mức cần thiết để điều chỉnh chi phí và lợi nhuận.

Chính sách về phân bổ chi phí trả trước: Lựa chọn số kỳ phân bổ sẽ chủ động điều chỉnh chi phí của từng kỳ.

Ghi nhận chi phí phải trả, dự phòng phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Lựa chọn về mức trích lập, hoàn nhập thông qua các giá trị ước tính từ đó có thể làm điều chỉnh chi phí của công ty.

Chính sách về kế toán TSCĐ

Chính sách ghi nhận TSCĐ : Dựa vào tiêu chuẩn ghi nhận tài sản để điều chỉnh việc ghi nhận là tài sản hay một khoản chi phí.

Chính sách khấu hao TSCĐ: Lựa chọn phương pháp khấu hao hoặc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để điều chỉnh chi phí.

Chính sách sửa chữa TSCĐ: Lựa chọn quy mô, tính chất sửa chữa và số kỳ trích trước hoặc phân bổ để điều chỉnh chi phí.

Chính sách về thanh lý TSCĐ: Lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý tài sản để điều chỉnh doanh thu, chi phí. Lựa chọn chính sách kế toán điều chỉnh doanh thu

b. Các chính sách kế toán liên quan tới doanh thu

Kế toán ghi nhận doanh thu (thu nhập) chủ yếu dựa vào nguyên tắc phù hợp, thận trọng, cơ sở dồn tích, còn thuế ghi nhận doanh thu chủ yếu dựa vào tính hợp pháp, hợp lý. Điều này sẽ dẫn ñến một số khoản doanh thu, thu nhập ñược ghi nhận theo kế toán và thuế giống nhau, nhưng cũng có một số khoản doanh thu, thu nhập được ghi nhận theo quy định của kế toán thì lại không được ghi nhận theo quy định của thuế và ngược lại

c. Các chính sách kế toán khác.

Kỹ thuật quản trị lợi nhuận thông qua chính sách giá và tín dụng: Nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm hoặc công bố tăng giá kỳ sau sẽ làm tăng doanh thu kỳ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cắt giảm một số chi phí: Cắt giảm một số chi phí không cần thiết ñể tăng lợi nhuận.

Trì hoãn hay thúc ñẩy thanh lý các khoản ñầu tư không hiệu quả: Đối với các khoản ñầu tư không hiệu quả thường mang lại một khoản lỗ nếu như thanh lý, trì hoãn hay thúc ñẩy việc thanh lý sẽ tác ñộng ñến lợi nhuận trong kỳ.

Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hoá”: Việc xác ñịnh thời ñiểm bắt ñầu vốn hóa, thời ñiểm tạm ngừng vốn hóa, thời ñiểm chấm dứt việc vốn hóa cũng có ảnh hưởng không nhỏ ñến chỉ tiêu lợi nhuận.

Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu: Sự thay ñổi trong phần trăm tiến ñộ hoàn thành công việc có thể tác ñộng doanh thu của công ty

4.2 Vận dụng các phương pháp kế toán

Chế độ kế toán cũng cho phép DN được phép vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí. Nhà quản trị quyết định chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp).

Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí, doanh thu: Nhà quản trị DN có thể lựa chọn thời điểm và cách thức ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ. Chẳng hạn, thời điểm và mức dự phòng cần lập của hàng tồn kho, của chứng khoán và phải thu khó đòi; thời điểm các khoản dự phòng này được hoàn nhập hay xóa sổ và mức hoàn nhập. DN cũng có thể ước tính (trích trước) một số chi phí như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo hành công trình xây lắp, ước tính tỷ lệ hoàn thành hợp đồng xây lắp và cung cấp dịch vụ để ghi nhận doanh thu và chi phí, ước tính tỷ lệ lãi suất ngầm ẩn của hợp đồng thuê tài sản để vốn hóa tiền thuê trong một hợp đồng thuê tài chính. Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng có thể được thực hiện để điều chỉnh chi phí khấu hao (mặc dù phạm vi không lớn).

Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý tài sản cố định: Lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Nhà quản trị DN có thể quyết định khi nào và mức độ các chi phí quảng cáo,

chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo tài sản cố định được chi ra. Nhà quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận lợi nhuận hay thua lỗ hoạt động khác. Đẩy nhanh hay làm chậm lại việc gửi hàng cho khách hàng vào thời điểm gần cuối niên độ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận báo cáo trong kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính ppt (Trang 26 - 30)