PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.4. Nguyên lý của kỹ thuật phân tích khí máu:
Máy đo khí máu dựa trên nguyên tắc hoạt động của các điện cực chọn lọc (sự chênh lệch điện thế giữa 2 điện cực) gồm ba loại điện cực khác nhau giúp xác định trực tiếp giá trị pH, pO2, và pCO2 trong máu. Sau đó nhờ phần mềm xử lý, máy có thể tính toán các thông số: Bicarbonat (), bicarbonate thực (SB), bicarbonate chuẩn (SB), base đệm (BB), base dư (BE), base dư dịch ngoại bào (BEecf), phần trăm O2 bão hòa (SO2), lượng O2 (ctO2), và tổng lượng CO2 (ctCO2).
Điện cực đo pH: Một nguyên tố Ganvani được thiết lập bởi hai điện cực, đo
được suất điện động (sự chênh lệch điện thế) và tính được pH. Điện cực thủy tinh có cấu tạo là một màng chọn lọc bằng thủy tinh hay chất dẻo, có khả năng dẫn điện tốt, sự chênh lệch điện thế giữa hai phía trong và ngoài màng thủy tinh do sự khuếch tán trao đổi ion H+ giữa dung dịch chất điện ly (thường là dung dịch KCl 20%) với dung dịch mẫu cần đo. Điện cực tham chiếu (điện cực chuẩn): thường là điệc cực bạc clorua.
Điện cực pCO2 : Là điện cực biện đổi của điện cực pH, điện cực này cũng thiết lập một nguyên tố Ganvani giống như của đo pH, nhưng có thiết kế thêm một miếng đệm trước màng chọn lọc bằng thủy tinh gọi là màng Teflon. CO2 qua màng teflon vào dung dịch bicacbonat đến khi cân bằng giữa 2 dung dịch, khi đó sự thay đổi pH ở dung dịch bicacbonat tương ứng với sự khuếch tán CO2.
Điện cực pO2: Là một nguyên tố Ganvani được thiết lập bởi một điện cực gọi
là polarography được bảo vệ bằng một màng polypropylene cho phép O2 phân tử khuếch tán qua. Phân tử O2 di chuyển đến cực âm kết hợp các electron tự do đến từ cực dương thông qua một chất điện phân là clorua kali phosphat. Những thay đổi trong dòng chảy giữa anode và cathode là kết quả từ lượng O2 giảm trong chất điện phân và tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của O2.
Ngoài ra trên máy khí máy còn được tích hợp thêm các điện cực Na+, K+, Cl-, Glucose, Lactat để đo các thông số tương ứng.
Các giá trị pH, PaO2, PaCO2 được đo trực tiếp, giá trị của được tính thông qua phương trình Henderson - Haselbalch:
= 24 [2].
2.2.5.Phương pháp phân tích khí máu:
Áp dụng phương pháp phân tích kết quả khí máu và rối loạn thăng bằng acid-base của Pramod Sood và cộng sự đề xuất [2], gồm các bước sau:
Bước 1. Đánh giá pH: pH > 7.45 nhiễm base; pH < 7.35 nhiễm acid. Bước 2. Nếu nhiễm acid, đánh giá PaCO2 và .
Bước 3. Nếu PaCO2 tăng, là toan hô hấp nguyên phát.
+Xác định cấp tính hay mạn tính theo
− < 0.3: mạn tính
− 0.3 - 0.8: đợt cấp.
− > 0.8: cấp tính
+Tính sự bù.
− Cấp tính: tăng 1mEq/l ứng với PaCO2 (>40 mmHg) tăng 10 mmHg.
− Mạn tính: tăng 3.5 mEq/l ứng với PaCO2 (>40 mmHg) tăng 10 mmHg.
Bước 4. Nếu PaCO2 và cùng giảm, là nhiễm acid chuyển hóa nguyên phát. Tính PaCO2 kì vọng PaCO2 = (1.5× + 8) ± 2 toan chuyển hóa đơn thuần.
− PaCO2 < PaCO2 kì vọng: Toan chuyển hóa có kiềm hô hấp đi kèm.
− PaCO2 > PaCO2 kì vọng: Toan chuyển hóa có toan hô hấp đi kèm. Bước 5. Nếu giảm, đánh giá khoảng trống anion.
Bước 6. Nếu khoảng trống anion giảm, là toan chuyển hóa tăng chloride huyết.
Bước 7. Nếu khoảng trống anion tăng, là nhiễm acid tăng khoảng trống anion.
Bước 8. Đánh giá tỷ số các khoảng trống.
− < 1 Toan chuyển hóa có khoảng trống anion bình thường.
− > 2 Toan chuyển hóa kết hợp.
Bước 9. Nếu là nhiễm base , đánh giá và PaCO2.
Bước 10. Nếu paCO2 giảm, là nhiễm base hô hấp nguyên phát.
+Xác định là cấp tính hay mạn tính (như trên).
+Tính sự bù:
− Cấp tính: giảm 2mEq/l tương ứng với PaCO2 (<40 mmHg) giảm 10 mmHg.
− Mạn tính: giảm 5mEq/l tương ứng với PaCO2 (<40 mmHg) giảm 10 mmHg.
Bước 11. Nếu PaCO2 và cùng tăng, là nhiễm base chuyển hóa nguyên phát.
Tính PaCO2 kì vọng:
− PaCO2 = (0.7× +21)±2 hoặc 40+ (0.7× ∆) nhiễm base chuyển hóa đơn thuần.
− PaCO2 < PaCO2 kì vọng nhiễm base chuyển hóa phối hợp với kiềm hô hấp.
− PaCO2 > PaCO2 kì vọng nhiễm base chuyển hóa phối hợp với toan hô hấp.
Bước 12. Nếu pH bình thường, mẫu khí máu động mạch có thể bình thường hoặc rối loạn hỗn hợp.
+PaCO2 giảm và giảm: nhiễm acid hỗn hợp.
+PaCO2 giảm và giảm: nhiễm base hỗn hợp.
Tính % độ biến thiên ( ) để xác định rối loạn nào trội hơn.
2.2.6.Phương pháp lấy số liệu và xử lý số liệu
Số liệu tại khoa Hóa sinh và Kho lưu trữ bệnh án Bệnh viện Nhi Trung ương.
CHƯƠNG 3