1.5.1. Cơ hội
Nước ta có nhiều tiềm năng năng lượng từ CTR bởi những cơ hội:
Nhu cầu năng lượng:
Trong giai đoạn tăng trưởng nền kinh tế của nước ta hiện nay, song song với việc phát triển nền kinh tế là nhu cầu sử dụng năng lượng cũng tăng nhanh, trong 10 năm gần đây, tăng trưởng GDP trung bình là 7,2% và nhu cầu năng lượng tăng 10%/năm, trong đó nhu cầu về điện tăng 14,5%/năm. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng
21
điện sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới, trung bình là 12%/năm và đến năm 2030 sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2005[34].
Nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải… của nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển (hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, nước ta có thể phải nhập khẩu năng lượng vào năm 2015.
Do đó, Việt Nam cần phải phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thay thể cho nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt.
Nhu cầu xử lý CTR:
Mỗi năm lượng CTR phát sinh tăng trung bình 10%, trong đó khoảng 46% CTR phát sinh tại đô thị, 17% CTR từ hoạt động công nghiệp, còn lại là CTR nông thôn, làng nghề và y tế [5]. CTR phát sinh ngày càng cao, nhưng thiết bị lạc hậu nên tỷ lệ thu gom và xử lý chưa cao. Tại đô thị, tỷ lệ thu gom đạt 84%, tỷ lệ này đạt 50- 60% tại khu vực thị trấn và chỉ khoảng 20-30% tại khu vực làng, thôn, xã... Một số nơi chưa có tổ thu gom CTR, người dân đổ thải xuống ao, hồ, đất trống, ven đường…
Biện pháp xử lý CTR chủ yếu là chôn lấp. Phần lớn các bãi chôn lấp đều quá tải so với công suất tiếp nhận. Mùi hôi và nước rỉ rác gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hiện cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp đang vận hành với tổng quy mô trên 1.800 ha, nhưng trong đó chỉ có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi rác tạm thời, bãi rác lộ thiên, không có biện pháp thu gom, xử lý nước rỉ rác. Do đó cần tìm các biện pháp xử lý CTR thích hợp, ngoài chôn lấp.
Chính sách khuyến khích của nhà nước:
22
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng từ CTR, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc quản lý CTR và sản xuất năng lượng từ CTR. Chính phủ cũng ban hành một số văn bản phát triển EFW:
Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 phê duyệt Qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Đây được xem là cơ sở pháp lý cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Chỉ tiêu đặt ra là tăng tỷ lệ điện năng sản xuât từ các nguồn năng lượng tái tạo từ 3,5% trong năm 2010 lên 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.
Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam. Theo quyết định này, các dự án phát điện sử dụng CTR được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, đất đai và hỗ trợ về giá.
Hỗ trợ của từ nước ngoài:
Việt Nam nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của nhiều nước như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản…trong việc soạn thảo các chính sách công, cũng như tài trợ trực tiếp cho các dự án.
1.5.2. Thách thức
Tuy được đánh giá là lĩnh vực nhiều tiềm năng, song đến nay tỷ lệ sản xuất EFW còn khá khiêm tốn do Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong lĩnh vực này.
Thách thức về kinh tế:
Các dự án có tính hiệu quả kinh tế thấp do giá thành sản xuất cao hơn giá thành bán ra. Bên cạnh đó, dự án còn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không cho lợi nhuận ngay. Do đó các doanh nghiệp trong nước ngại đầu tư các dự án trong lĩnh vực này. Một số dự án chờ đợi sự hỗ trợ của nước ngoài dẫn đến tình trạng trì trệ, chưa khởi động được dự án.
Thách thức về công nghệ:
Tại Việt Nam, lưới điện truyền tải để nối lưới các nguồn năng lượng tái tạo phát triển chậm; trình độ công nghệ trong nước còn thua kém, thiếu các chuyên gia
23
và công trình nghiên cứu khoa học cụ thể đánh giá tiềm năng năng lượng từ CTR; nhiều thiết bị chưa sản xuất được ở trong nước, phải nhập khẩu nên giá thành cao. Bên cạnh đó, việc thu gom rác chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt với chất thải nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Công tác phân loại CTR của đại bộ phận người dân chưa tốt, trong CTR thải bỏ còn nhiều vật liệu có thể tái chế. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý.
Thách thức về nhận thức của xã hội
Hiện nay, khi nói đến rác hay chất thải rắn người ta thường nghĩ đây là những thứ bỏ đi mà không xem đó là một dạng tài nguyên có thể sử dụng được và khi nói đến năng lượng thường nghĩ đến điện, than và dầu. Do đó, vẫn chưa khai thác được hiệu quả tiềm năng năng lượng từ nguồn này.
24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Phía bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ
Hình 2.1. Vị trí địa lý huyện Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 232,94 km2. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đưởng tỉnh lộ 419 dài 19km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc Bộ.
Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất của khí hậu lục địa. Nhiệt độ trung bình năm là 24,2oC. Lượng mưa trung bình
25
1.7001.800mm. Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,… nằm xen kẽ lẫn nhau. Vùng đồi gò có độ cao trung bình từ 15 50m, vùng đồng bằng có độ cao trung bình 5-7m.
Về tài nguyên đất, đất Chương Mỹ có độ phì cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp. Về tài nguyên nước, có sông Bùi chảy qua 13 xã, sông Đáy chảy qua 9 xã trong huyện. Ngoài ra, Chương Mỹ còn có hệ thống hồ với trữ lượng khoảng 17 triệu m3 và nguồn nước ngầm khá dồi dào. Tài nguyên nước cơ bản đáp ứng cho sinh hoạt và sinh hoạt. Tuy nhiên, vẫn cần hệ thống tưới tiêu hợp lý để điều hòa nước, giữ nước và cấp nước vào mùa khô. Về tài nguyên khoáng sản, Chương Mỹ là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ có đá vôi ở Miếu Môn, Tân Tiến trữ lượng 7,2 triệu m3, sét ở xã Tiên Phương trữ lượng 15 triệu m3, cát, than bùn ở Lam Điền, Trần Phú.
Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Chương Mỹ, năm 2013 toàn huyện có 75.099 hộ với 311.396 người. Huyện có 32 đơn vị hành chính gồm 30 xã và 02 thị trấn. Trên địa bàn huyện có gần 100 cơ quan, đơn vị nhà nước của Trung Ương, thành phố, đơn vị quân đội.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội có tác động toàn diện đến kinh tế của huyện Chương Mỹ. Huyện Chương Mỹ có cơ cấu kinh tế khá đồng đều với tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 40%, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27%. Sản xuất công nghiệp của huyện đang tăng trưởng với tốc độ 13%/năm, sản xuất tiểu thủ công từng bước phục hồi, toàn huyện có 34 làng nghề truyền thống với thế mạnh là sản xuất mây, tre, giang đan xuất khẩu, sản xuất đồ gỗ. Trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 9 cụm, điểm công nghiệp; thu hút trên 10.000 lao động thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hơn 10 nghìn hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
26
Về nông nghiệp, diện tích gieo trồng được duy trì hàng năm trên 16 nghìn ha, tổng thu đạt 62.849 tấn lương thực. Chăn nuôi hộ gia đình của huyện phát triển, chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm và thủy cầm.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Trong khuôn khổ của luận văn không tính đến lượng bùn thải, CTR y tế và CTR nguy hại phát sinh từ công nghiệp.
Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành khảo sát thành phần CTRSH từ hộ gia đình trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để làm đối tượng so sánh. Đồng thời để làm cơ sở cho việc đánh giá, luận văn có so sánh tiềm năng năng lượng từ CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ với một số khu vực khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu sẵn có và đáng tin cậy về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm bổ sung những nội dung không được tiến hành điều tra, bao gồm:
Thu thập, tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của địa phương thông qua các báo cáo tổng kết, quy hoạch phát triển kinh tế, niên giám thống kê huyện Chương Mỹ, báo cáo công tác tài nguyên môi trường của huyện
Chương Mỹ.
Thu thập từ các nguồn tài liệu khác có liên quan như sách báo, tạp chí, internet,…
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp này nhằm kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được từ các tài liệu thứ cấp.
Phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn và tình hình sử dụng năng lượng tại hộ gia đình.
27
Lấy mẫu rác thải trên địa bàn huyện để xác định thành phần của chất thải rắn phát sinh. Việc xác định thành phần chất thải rắn được tiến hành bằng cách lấy 100 kg rác từ xe thu gom, rải đều cho bớt nước, trộn đều đống rác và chia thành 4 phần bằng nhau, lấy 2 phần đối diện và tiếp tục tiến hành như vậy để giảm khối lượng rác sau đó tiến hành phân loại.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra bằng bảng hỏi:
Nghiên cứu được tiến hành trên quy mô huyện nên khó có thể điều tra được tất cả các hộ, do vậy chọn mẫu đại diện gồm 120 hộđược lựa chọn tại 4 xã, thị trấn trong tổng số 32 xã, thị trấn của huyện.Việc lựa chọnxã điều tra dựa theomức sống để phân chia thành khu vực đô thị và nông thôn.
- Nhóm 1: khu vực đô thị bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai là hai đô thị loại V trên địa bàn huyện;
- Nhóm 2:khu vực nông thôn gồm Thụy Hương, Phú Nghĩa, Đại Yên, Ngọc Hòa, Phụng Châu, Tiên Phương, Đông Sơn, Trường Yên, Thủy Xuân Tiên, Trung Hòa, Hợp Đồng, Hữu Văn, Quảng Bị, Văn Võ, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An, Thanh Bình, Thượng Vực, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Hoàng Diệu, Mỹ Lương, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ. Trong mỗi nhóm lựa chọn 2 xã ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Tại mỗi xã, thị trấn tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình dựa trên mức sống, nghề nghiệp và thu nhập chính của hộ gia đình theo kết quả điều tra mức sống của các hộ gia đình tại các xã. Việc lựa chọn mẫu đảm bảo trong một xã có đủ các nhóm nghề nghiệp bao gồm nhóm công chức, viên chức, nhóm kinh doanh, buôn bán, nhóm sản xuất tiểu thủ công, nhóm nông nghiệp.
Tại quận so sánh là Hoàn Kiếm, tiến hành khảo sát 120 hộ gia đình tại 4 phường trên địa bàn gồm phường Phúc Tân, Đồng Xuân, Phan Chu Trinh và Hàng Gai.
28
Bảng hỏi có cấu trúc 2 phần: phần 1 thu thập thông tin về rác thải tại hộ gia đình và phần 2 thu thập thông tin về tình hình sử dụng năng lượng. Mục đích điều tra nhằm xác định thành phần chất thải rắn trong mỗi nhóm sinh kế, nhận thức chung của người dân về vấn đề phát sinh, xử lý rác thải và ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đồng thời xác định nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân.
Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ quản lý CTR và một số người dân để thu thập thêm thông tin ngoài bảng hỏi.
Đối với cán bộ quản lý CTR phỏng vấn về tổng lượng phát sinh CTR, tình hình thu gom và xử lý trên địa bàn, đặc điểm của chất thải rắn như độ ẩm, tỷ lệ CTR phát sinh tại các nguồn thải, biến động CTR qua các năm.
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lýsố liệu
Số liệu thu thập được từ bảng hỏi sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, sau đó tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Các tính toán khác trên bảng biểu được tính toán bằng phần mềm Excel 2010.
2.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng CTR
Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong tương lai là vấn đề quan trọng để xây dựng các kế hoạch đầu tư, quản lý CTR một cách hiệu quả. Có nhiều phương pháp để dự báo chất thải rắn như dựa vào dân số, dựa vào hệ số phát thải, dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, dựa vào đối chứng.
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Trong luận văn này sử dụng phương pháp dự báo dựa vào dân số để dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2020.
Dân số được dự báo bằng công thức Euler : Ni = Ni-1 + Ni-1*r∆t
Trong đó: Ni : Dân sốnăm cần tính
Ni-1 : Dân số năm trước năm cần tính r : Tốc độ tăng dân số (%)
29
∆t : Thời gian (năm)
Từ đó, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là: M = I * N Với : M: Khối lượng CTRphát sinh (kg/ngày)
I : Khối lượng CTR bình quân trên người (kg/người/ngày) N: dân số (người)
Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN)
Với giả định tốc độ tăng CTR bằng với tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực, khối lượng CTRCN, CTRNN phát sinh được ước tính theo công thức: Ni = Ni-1 * (1+r)
Trong đó: Ni: Khối lượng CTRCN/CTRNN của năm cần tính Ni-1: Khối lượng CTRCN/CTRNN của năm trước năm cần tính r: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp/nông nghiệp
2.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính
Có nhiều chỉ số để đánh giá hiệu quả tài chính cho một dự án như giá trị hiện tại ròng (NPV), suất thu lợi nội tại (IRR), tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)… Trong khuôn khổ luận văn, sử dụng chỉ số NPV.
NPV là hiệu số giữa dòng thu và dòng chi của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại. Đây là chỉ tiêu