Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 40 - 54)

3.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, do lễ hội và nhu cầu tiêu thụ gia tăng nên lượng CTR sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ tăng đáng kể.Mỗi ngày trên địa bàn huyện tạo ra lượng thải bình quân là 130 tấn/ngày đêm [bảng 3.1].

Bảng 3.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTRSH

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ

Năm Dân số ( người) Tổng CTR phát sinh (tấn) Lượng CTR bình quân đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTR thu gom (tấn) Tỷ lệ thu gom (%) 2010 295.988 39.946 0,370 19.973 50 2011 301.157 40.000 0,364 24.000 60 2012 306.625 47.439 0,424 33.919 71,5 2013 311.396 47.450 0,417 37.960 80

Từ bảng 3.1 có thể thấy CTRSH tại huyện Chương Mỹ có chiều hướng gia tăng qua các năm, so với năm 2010 lượng CTRSH phát sinh tăng 18,78%. Lượng

31

CTRSH bình quân trên người trong giai đoạn 2010-2013 có 2 lần giảm nhẹ (khoảng 0,006kg/người/ngày) và1 lần tăng mạnh(tăng 0,06kg/người/ngày) trong năm 2012.Tuy nhiên, xét theo chiều hướng chung lượng CTRSH bình quân trên đầu người cũng có xu hướng tăng lên.

Các nguồn phát sinh CTRSH của huyện Chương Mỹ gồm:

- CTR từ các hộ gia đình: Đây là nguồn phát sinh CTRSH lớn nhất. Thành phần CTR phát sinh từ khu vực này đa dạng, có sự khác biệt giữa thành phần CTR phát sinh tại khu vực nông thôn và đô thị. Đây cũng là khu vực có sự biến động qua các năm lớn nhất do liên quan nhiều đến tiêu thụ và gia tăng dân số. CTR phát sinh từ khu vực này vào cuối tuần thường lớn hơn các ngày trong tuần. Khối lượng phát sinh lớn nhất vào dịp lễ tết;

- Từ các khu vực chợ và siêu thị: Khu vực này phát sinh nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy, độ ẩm CTR lớn. Tương tự như CTR phát sinh từ hộ gia đình, khối lượng CTR từ khu thương mại vào dịp cuối tuần và lễ tết cũng lớn hơn so với ngày thường;

- Khu vực công cộng như khu vui chơi giải trí, đường phố và các khu du lịch…. Thành phần chủ yếu là lá cây, bao bì và bụi, đất cát.

- Từ các trường học, cơ quan nhà nước: CTR chủ yếu là giấy, thực phẩm. Tại nguồn này, chất thải thường nhiều vào các ngày thường và giảm hoặc không có vào các dịp lễ tết và cuối tuần.

3.1.1.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình

Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện Chương Mỹ có 75.099 hộ, tương ứng với 311,4 nghìn người, đứng thứ 7/29 về dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội; còn quận đối chứng là quận Hoàn Kiếm đứng thứ 27/29 về dân số với 155,9 nghìn người. Việc so sánh khối lượng, thành phần CTRSH phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn huyện Chương Mỹ và quận Hoàn Kiếm – một trong những quận nội thành có nền kinh tế phát triển nhất của thủ đô Hà Nội để thấy được sự biến động thành

32

phần CTRSH tại các khu vực có mức độ phát triển khác nhau và đưa ra nhận định về thành phần CTRSH phát sinh từ hộ gia đình trong tương lai.

Theo kết quả điều tra, lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình bình quân tại khu vực thành thị thuộc huyện Chương Mỹ là 0,27 kg/người/ngày, khu vực nông thôn là 0,3 kg/người/ngày, của quận Hoàn Kiếm là 0,43 kg/người/ngày. Có sự chênh lệch như vậy là do khu vực nông thôn của huyện Chương Mỹ phát sinh nhiều CTR từ vườn hơn khu vực thành thị của huyện Chương Mỹ, còn khu vực quận Hoàn Kiếm phát sinh nhiều thực phẩm thừa.

Như vậy với dân số khu vực thành thị là 37.905 người và khu vực nông thôn là 273.491 người (số liệu năm 2013) thì lượng CTRSH từ hộ gia đình phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ khoảng 92 tấn/ngày.

Thành phần của CTR từ hộ gia đình được xác định dựa trên phỏng vấn hộ gia đình và đánh giá, phân loại của địa phương, được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%)

Nguồn: Kết quả điều tra

Huyện Chương Mỹ (n =120) Khu vực thị trấn Khu vực nông thôn Giá trị trung bình Thực phẩm thừa 31,43 ±2,53 23,94 ± 1,75 27, 69 ± 1,57 36,44 ± 1,054 Nhựa 4,03±0,66 3,45 ± 0,82 3,74 ± 0,52 4,65 ± 0,39 Thủy tinh 1,79±0.34 1,65 ± 0,31 1,72 ± 0,23 3,61 ± 0,38 Kim loại 12,93±1,61 13,41 ± 1,65 13,16 ±1,15 11,26 ± 0,7 Nilon 3,8±1,044 2,64 ± 0,55 3,22 ± 0,59 1,77 ± 0,305 Giấy, bìa 6,56±0.91 6,33 ± 0,77 6,44 ± 0,59 9,45 ± 0,59 Gỗ 6,38±1,035 9,39 ±1,022 7,88 ± 0,74 1,39 ± 0,28 Vải vụn 3,93±0,95 3,97±0,97 3,95 ± 0,68 2,23 ± 0,36 33

Pin, ắc quy 1,03±0,36 2,28±1,203 1,66 ± 0,63 0,64 ± 0,2 Chất thải vườn,

cây cảnh

18,82±1,89 21,65±2,016 20,23 ± 1,38 6,85 ± 0,66

Chất thải khác 9,30±1,39 11,29±1,33 10,31 ± 0,97 21,71 ± 1,28

Ghi chú: n – cỡ mẫu điều tra

Từ bảng 3.2 có thể thấy thành phần thực phẩm thừa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong CTRSH tại cả khu vực thành thị và nông thôn huyện Chương Mỹ và khu vực quận Hoàn Kiếm. Trong đó, khu vực nông thôn trên địa bàn huyện có tỷ lệ thực phẩm thừa nhỏ nhất (23,94%) do tại khu vực này người dân tiêu thụ ít hơn và thường có thói quen tiết kiệm thực phẩm thừa bằng cách tận dụng chúng để sử dụng cho vật nuôi trong gia đình. Khu vực quận Hoàn Kiếm có thành phần thực phẩm thừa là lớn nhất do tiêu thụ lớn hơn và cũng không tận dùng loại CTR này nhiều.

Thành phần chiếm tỷ lệ lớn thứ hai đối với khu vực Chương Mỹ là rác thải vườn do hầu hết các hộ gia đình tại khu vực này đều có vườn, đặc biệt là tại khu vực nông thôn, tỷ lệ này chiếm 21,65%. Vườn được sử dụng để trồng cây màu hoặc cây ăn quả và chất thải vườn chủ yếu là lá cây, chỉ một phần nhỏ là đất. Trong khi đó tại khu vực quận Hoàn Kiếm, chất thải vườn có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với khu vực huyện Chương Mỹ.

Các thành phần còn lại không có sự chênh lệch lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả so sánh cho thấy khi nền kinh tế phát triển thì thành phần thực phẩm thừa tăng lên do thành phần này hiện đang được tận dụng cho vật nuôi thì trong tương lai có thể bị thải bỏ. Thành phần rác thải vườn, gỗ củi giảm.

Nhìn chung, CTRSH tại huyện Chương Mỹ có thành phần đa dạng. Trong đó tỷ lệ hữu cơ chiếm khá lớn. Chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, rác thải vườn dễ phân hủy sinh học chiếm trên 40% khối lượng ướt. Thành phần có thể tái chế như nhựa, kim loại, giấy chiếm tỷ trọng lớn. CTR nguy hại như pin, ắc quy vẫn còn lẫn trong CTR sinh hoạt, thành phần này chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình sửa chữa ô tô, xe máy.

34

3.1.1.2. CTRSH phát sinh từchợ và siêu thị

Chương Mỹ có 2 siêu thị và 27 chợ, trong đó có 6 chợ loại 2, 15 chợ loại 3 và 6 điểm thương mại – dịch vụ.

CTR phát sinh từ chợ

Chất thải từ chợ phát sinh khoảng 22-25 tấn/ngày, phần lớn phát sinh từ khu vực bán rau vàhàng ăn. Hầu hết rác thải tại khu vực không được phân loại mà thải bỏ trực tiếp tại nơi bán hàng nên chúng phân bố rải rác, khó khăn trong việc thu gom. Chỉ một lượng nhỏ chất thải thực phẩm được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Thành phần chất thải chợ được xác định bằng thực nghiệm và qua đánh giá của nhân viên thu gom. Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong thành phần rác thải chợ thì chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là nilon và giấy, các thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ [bảng 3.3].

Bảng 3.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%)

Nguồn: Kết quả điều tra

Thành phần Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Giá trị trung bình Thực phẩm 60,2 ± 1,4 57,14 ± 0,54 58,67 ± 1,075 Giấy 11,44 ± 1,56 11,88 ± 1,64 11,66 ± 0,93 Vải 0,74 ± 0,06 0,62 ± 0,02 0,68 ± 0,043 Nhựa 2,74 ± 0,06 3,6 ± 0,2 3,17 ± 0,26 Thủy tinh 0,22 ± 0,02 0,24 ± 0,08 0,23 ± 0,034 Nilon 14,18 ± 0,38 15,06 ± 0,82 14,62 ± 0,45 Kim loại 6,54 ± 0,34 7,34 ± 0,02 6,94 ± 0, 27 Gỗ 1,68 ± 0,32 1,7 ± 0,14 1,69 ± 1,43 Khác 2,26 ± 0,02 2,42± 1,08 2,34± 0,44 CTR phát sinh từ siêu thị

CTR từ khu vực siêu thị không lớn, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 50kg, chủ yếu là chất thải nhựa chiếm tỷ lệ24%, thực phẩm thừa 17%, nilon, bao bìgói

35

hàng 12%, giấy, carton 15%, thủy tinh 10%, kim loại 8%, gỗ 4%, vải 4% và thành phần khác 6%. Khối lượng CTR phát sinh từ siêu thị không lớn là do các siêu thị đã bán lại các thùng, bìa carton cho các doanh nghiệp để tái sử dụng, tái chế. CTR được nhân viên vệ sinh thu gom, tách riêng các thành phần có thể bán (giấy, chai lọ nhựa, kim loại), còn lại thải bỏ. 3.1.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác

CTRSH phát sinh từ văn phòng, cơ quan hành chính, trường học

Tùy theo quy mô cơ quan, trường học mà khối lượng CTR phát sinh có sự khác nhau về khối lượng, thành phần. Theo ước tính, CTRSH phát sinh từ các cơ quan hành chính, văn phòng và trường học chiếm 7-6% lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện. Thành phần giấy, thực phẩm và lá cây chiếm tỷ lệ lớn trong CTR phát sinh từ khu vực này [Bảng 3.4].

Bảng 3.4. Thành phần CTRSH tại các cơ quan, trường học (%)

Nguồn: Kết quả điều tra

Thành phần Cơ quan hành chính Trường cấp 1,2,3 Trường mầm non Giá trị trung bình Thực phẩm thừa 15,75 ± 2,09 21,0 ± 1,87 37,67 ± 5,044 23,42 ± 2,95 Nhựa 12,75 ± 1,108 10,8 ± 0,49 6,67 ±1,201 10,42 ± 0,84 Nilon 5,25 ± 0,85 5,8 ± 0,37 6,0 ± 0,58 5,67 ± 0,33 Kim loại 10,13± 1,22 9,4 ± 0,4 8,33± 2,027 9,33 ± 0,62 Giấy 35,5 ± 1,84 29,4 ± 1,69 22,33 ± 1,45 29,67 ± 1,76 Lá cây 11,61± 1,55 15,4 ± 2,42 12,33 ± 2,33 13,33 ± 1,28 Khác 9,01± 0,25 8,2 ± 1,53 6,67 ± 0,88 8,16± 0,69 CTR phát sinh từ đường phố

CTR phát sinh từ các khu công cộng như đường phố1% tổng lượng CTRSH trên địa bàn huyện.Trong đó, thành phần chính là lá cây chiếm 24,34%, giấy 18,13%, thực phẩm thừa 7,32%, nhựa 10,4%, kim loại 11,22%,nilon 5%. Thành phần bụi, đất 23,59%.

36

CTR phát sinh từ các khu vực khác

CTRSH phát sinh từ các khu vực khác bao gồm CTR phát sinh từ các trường đại học, cao đẳng, các khu quân sự, khu du lịch tham quan…Lượng CTRSH phát sinh ở các khu vực này chiếm khoảng 1,77% lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn. Theo đánh giá của nhân viên thu gom tại các khu vực này, thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất là thực phẩm thừa 32,56%,giấy 21,49 %, lá cây 11,46%,kim loại 10,27%, nhựa 6,74%, thủy tinh 3,56%, nilon 3,24%, thành phần khác 10,68%.

Như vậy, từ kết quả điều tra và khảo sát thực địa cho thấy, CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ khoảng 130 tấn/ngày. Trung bình một người sẽ phát sinh 0,417 kg/ngày. Lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình là lớn nhất chiếm

70,77%, tiếp đến là từ khu chợ và thương mại 18,46%, rác thải tại cơ quan hành chính, trường học7,5%, rác thải từ đường phố1,5%, khác 1,77% [hình 3.1].

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tổng hợp trong bảng 3.5. Theo đó, thành phần CTR dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rác thải vườn) chiếm 48,59%, thành phần có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, vải, pin…) chiếm

37 70,77% 18,46% 7,50% 1,50% 1,77% Nguồn phát sinh CTRSH

35,81%, thành phần nguy hại trong CTRSH như pin,acquy chiếm tỷ lệ không đáng kể, thành phần khác chiếm15,60%. Như vậy, thành phần có thể tái chế trong CTR sinh hoạt còn chiếm tỷ lệ lớn, do đó cần có các biện pháp phân loại, thu gom hợp lý để có thể tận dụng nguồn chất thải này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Tổng hợp thành phần CTRSH huyện Chương Mỹ (%)

Nguồn: Kết quả điều tra

Thành phần Nguồn phát sinh % khối lượng Khối lượng (tấn/ngày) Hộ gia đình Thương mại Cơ quan, trường học Đường phố khác Thực phẩm thừa 27,69 57,80 23,42 7,32 32,56 32,71 42,52 Nhựa 3,74 3,60 10,42 10,4 6,74 4,37 5,68 Thủy tinh 1,72 0,43 - - 3,56 1,36 1,77 Kim loại 13,16 6,96 9,33 11,22 10,27 11,65 15,15 Nilon 3,22 14,57 5,67 5 3,24 5,53 7,19 Giấy, bìa carton 6,44 11,73 29,67 18,13 21,49 9,60 12,48 Gỗ 7,88 1,74 - - - 5,90 7,67 Vải vụn 3,95 0,75 - - - 2,93 3,81 Pin, ắc quy 1,66 - - - - 1,17 1,52 Chất thải vườn 20,23 - 13,33 (*) 24,34 (*) 11,46 (*) 15,88 20,64 Khác 10,31 2,42 8,16 23,59(**) 10,68 8,9 11,57

Ghi chú: (-): không được xác định, (*) lá cây, (**) bụi, đất

% khối lượng = (% rác hộ gia đình*70,77 + % rác thương mại *18,46 + % rác cơ quan *7,5 + %rác đường phố *1,5)+ % rác khác * 1,77

38

So sánh với kết quả nghiên cứu về thành phần CTRSH tại huyện Thanh Oai (Bùi Thị Thanh May, 2012) được trình bày tại bảng 3.6 có thể thấy, lượng CTRSH trung bình phát sinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ lớn hơn lượng CTRSH phát sinh tại huyện Thanh Oai. Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy trong CTRSH tại huyện Chương Mỹ cao hơn, tại huyện Chương Mỹ, thành phần hữu cơ xác định được là 48,59 %, tại huyện Thanh Oai là 17,95%. Trên quan điểm đốt hay không, thành phần không thể đốt bao gồm đất, sỏi, vật liệu xây dựng, thủy tinh, kim loại… trong CTRSH tại huyện Thanh Oai chiếm tỷ lệ (31,06%), còn tại huyện Chương Mỹ là (23,08%). Trên quan điểm tái chế, do tác giả Bùi Thị Thanh May không phân tách rõ thành phần kim loại và nhựa nên không thể so sánh hai thành phần này; tuy nhiên đối với thành phần giấy và bìa carton, thì thành phần này trong CTR tại huyện Chương Mỹ chiếm tỷ lệ cao hơn. Như vậy, CTRSH phát sinh tại huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai ít có nét tương đồng.

Bảng 3.6. Thành phần CTRSH huyện Thanh Oai [6]

Thành phần Chất thải thực phẩm Giấy, carton Nhựa, nilon Vải vụn Lá cây cỏ Gỗ, mùn cưa Cao su Khác Thành phần không cháy Tổng Khối lượng (tấn/ngày) 11,42 2,36 7,15 2,83 1,29 2,30 0,90 20,56 21,99 70,80 % khối lượng 16,13 3,33 10,10 4,0 1,82 3,35 1,27 29,04 31,06 100

3.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Những năm gần đây, nhờ chính sách thu hút đầu tư, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được xây dựng và phát triển nhanh chóng. Huyện Chương Mỹ có quy hoạch 01 khu công nghiệp (Phú Nghĩa), 09 cụm điểm công nghiệp. Trên địa bàn huyện có356 doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như cơ khí lắp ráp, công nghệ chế biến thực phẩm, lâm sản, thời

39

trang may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng (đồ nhựa, linh kiện điện tử…) và thủ công mỹ nghệ. Sự phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm cho trên 12.000 lao động. Nhưng mặt khác lại gây ra những tác động đến môi trường, bao gồm cả việc tạo ra một lượng lớn CTR.

Khối lượng, thành phần CTR phát sinh tại mỗi cơ sở sản xuất tùy thuộc vào loại hình và quy mô đầu tư, công suất của các cơ sở. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ nhựa, cơ khí đã bán vật liệu thừa cho các cơ sở tái chế, tái sử dụng giúp làm giảm khối lượng CTR và chi phí thu gom.

Ngoài CTR phát sinh từ quá trình sản xuất, tại các nhà máy, xí nghiệp còn phát sinh một lượng CTRSH từ các khu bếp ăn tập thể, khu vực văn phòng. CTRSH từ các khu vực nhà bếp được nhiều doanh nghiệp bán hoặc cho các hộ chăn nuôitrên địa bàn. Theo kết quả điều tra, lượng CTRSH phát sinh tính trung bình cho 1 lao động là 0,31 kg/người/ngày, thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, giấy, vỏ chai nhựa, nilon. Kết quả tổng hợp cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn ở huyện chương mỹ, hà nội (Trang 40 - 54)