2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu sẵn có và đáng tin cậy về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm bổ sung những nội dung không được tiến hành điều tra, bao gồm:
Thu thập, tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của địa phương thông qua các báo cáo tổng kết, quy hoạch phát triển kinh tế, niên giám thống kê huyện Chương Mỹ, báo cáo công tác tài nguyên môi trường của huyện
Chương Mỹ.
Thu thập từ các nguồn tài liệu khác có liên quan như sách báo, tạp chí, internet,…
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp này nhằm kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được từ các tài liệu thứ cấp.
Phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn và tình hình sử dụng năng lượng tại hộ gia đình.
27
Lấy mẫu rác thải trên địa bàn huyện để xác định thành phần của chất thải rắn phát sinh. Việc xác định thành phần chất thải rắn được tiến hành bằng cách lấy 100 kg rác từ xe thu gom, rải đều cho bớt nước, trộn đều đống rác và chia thành 4 phần bằng nhau, lấy 2 phần đối diện và tiếp tục tiến hành như vậy để giảm khối lượng rác sau đó tiến hành phân loại.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra bằng bảng hỏi:
Nghiên cứu được tiến hành trên quy mô huyện nên khó có thể điều tra được tất cả các hộ, do vậy chọn mẫu đại diện gồm 120 hộđược lựa chọn tại 4 xã, thị trấn trong tổng số 32 xã, thị trấn của huyện.Việc lựa chọnxã điều tra dựa theomức sống để phân chia thành khu vực đô thị và nông thôn.
- Nhóm 1: khu vực đô thị bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai là hai đô thị loại V trên địa bàn huyện;
- Nhóm 2:khu vực nông thôn gồm Thụy Hương, Phú Nghĩa, Đại Yên, Ngọc Hòa, Phụng Châu, Tiên Phương, Đông Sơn, Trường Yên, Thủy Xuân Tiên, Trung Hòa, Hợp Đồng, Hữu Văn, Quảng Bị, Văn Võ, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An, Thanh Bình, Thượng Vực, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Hoàng Diệu, Mỹ Lương, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ. Trong mỗi nhóm lựa chọn 2 xã ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Tại mỗi xã, thị trấn tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình dựa trên mức sống, nghề nghiệp và thu nhập chính của hộ gia đình theo kết quả điều tra mức sống của các hộ gia đình tại các xã. Việc lựa chọn mẫu đảm bảo trong một xã có đủ các nhóm nghề nghiệp bao gồm nhóm công chức, viên chức, nhóm kinh doanh, buôn bán, nhóm sản xuất tiểu thủ công, nhóm nông nghiệp.
Tại quận so sánh là Hoàn Kiếm, tiến hành khảo sát 120 hộ gia đình tại 4 phường trên địa bàn gồm phường Phúc Tân, Đồng Xuân, Phan Chu Trinh và Hàng Gai.
28
Bảng hỏi có cấu trúc 2 phần: phần 1 thu thập thông tin về rác thải tại hộ gia đình và phần 2 thu thập thông tin về tình hình sử dụng năng lượng. Mục đích điều tra nhằm xác định thành phần chất thải rắn trong mỗi nhóm sinh kế, nhận thức chung của người dân về vấn đề phát sinh, xử lý rác thải và ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đồng thời xác định nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân.
Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ quản lý CTR và một số người dân để thu thập thêm thông tin ngoài bảng hỏi.
Đối với cán bộ quản lý CTR phỏng vấn về tổng lượng phát sinh CTR, tình hình thu gom và xử lý trên địa bàn, đặc điểm của chất thải rắn như độ ẩm, tỷ lệ CTR phát sinh tại các nguồn thải, biến động CTR qua các năm.
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lýsố liệu
Số liệu thu thập được từ bảng hỏi sẽ được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, sau đó tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Các tính toán khác trên bảng biểu được tính toán bằng phần mềm Excel 2010.
2.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng CTR
Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong tương lai là vấn đề quan trọng để xây dựng các kế hoạch đầu tư, quản lý CTR một cách hiệu quả. Có nhiều phương pháp để dự báo chất thải rắn như dựa vào dân số, dựa vào hệ số phát thải, dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, dựa vào đối chứng.
Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Trong luận văn này sử dụng phương pháp dự báo dựa vào dân số để dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2020.
Dân số được dự báo bằng công thức Euler : Ni = Ni-1 + Ni-1*r∆t
Trong đó: Ni : Dân sốnăm cần tính
Ni-1 : Dân số năm trước năm cần tính r : Tốc độ tăng dân số (%)
29
∆t : Thời gian (năm)
Từ đó, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là: M = I * N Với : M: Khối lượng CTRphát sinh (kg/ngày)
I : Khối lượng CTR bình quân trên người (kg/người/ngày) N: dân số (người)
Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN)
Với giả định tốc độ tăng CTR bằng với tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực, khối lượng CTRCN, CTRNN phát sinh được ước tính theo công thức: Ni = Ni-1 * (1+r)
Trong đó: Ni: Khối lượng CTRCN/CTRNN của năm cần tính Ni-1: Khối lượng CTRCN/CTRNN của năm trước năm cần tính r: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp/nông nghiệp
2.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính
Có nhiều chỉ số để đánh giá hiệu quả tài chính cho một dự án như giá trị hiện tại ròng (NPV), suất thu lợi nội tại (IRR), tỷ số lợi ích/chi phí (B/C)… Trong khuôn khổ luận văn, sử dụng chỉ số NPV.
NPV là hiệu số giữa dòng thu và dòng chi của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại. Đây là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho nhà đầu tư [3].
Công thức: NPV =
Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng n: Thời hạn đầu tư (năm) Bt: Doanh thu dự án tại năm t
Ct: Chi phí dự án tại năm t (bao gồm chi phí đầu tư và chi phí hoạt động
r: tỷ suất chiết khấu (%)
30
NPV được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư.
- Nếu NPV > 0 thì dự án có lời
- Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ
- Nếu NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn.
NPV chỉ có thể cho biết dự án lời hay lỗ, số tiền lời lỗ nhưng chưa thể khẳng định dự án có khả thi hay không vì tính khả thi của một dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nếu NPV không đủ lớn thì cũng chưa xứng đáng để đầu tư.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU