Các giải pháp hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Chi nhánh Viettel Nghệ An

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Chi nhánh Viettel Nghệ An – Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 80)

3.2.1 Về mặt quản lý vốn bằng tiền

Chi nhánh luôn cần quản lý chặt chẽ hơn nữa tình hình thu, chi, tồn để phản ánh kịp thời, nhanh chóng và chính xác, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh và phát triển của Chi nhánh.

Tình hình sử dụng vốn bằng tiền phải được giám đốc chặt chẽ, kiểm soát việc chấp hành các quy định về quản lý tiền tệ và việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.

Lập kế hoạch, định mức doanh thu cần đạt được, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động thu tiền. Phòng kế toán tài chính cần kết hợp với phòng kinh doanh, phân tích xu hướng và nhu cầu thị trường để dự báo tình hình kinh doanh trong năm, xem xét tình hình công nợ phải thu, phải trả với các khách hàng và nhà cung cấp để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán của khách hàng cùng với đó đưa ra định mức doanh thu cần đạt tới.

Tiến hành kiểm tra đột xuất quá trình bán hàng hoặc hỏi ý kiến khách hàng, đối tác về thông tin quá trình thu ban đầu..

Chi nhánh cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, lập dự toán định mức chi tiêu và có sự so sánh với thực tế để có sự điều chỉnh thích hợp. Lập một bảng kê chi tiết các khoản cần chi thiết yếu hàng tháng, đối chiếu giữa các tháng, các quý với nhau. Khi phát sinh bất cứ khoản chi nào quá lớn, vượt định mức, cần kiểm tra nguyên nhân và có những điều chỉnh bảng kê phù hợp.

Việc ủy quyền cho người ra quyết định chi phải hợp lý, rõ ràng; quyết định phê chuẩn phải dựa trên các văn bản cụ thể để xét duyệt.

3.2.2 Về bộ máy kế toán.

Vừa có sự chuyên môn lại vừa phải phối kết hợp công việc giữa các nhân viên, giúp đỡ nhau trong công việc; đặc biệt là khi thời hạn thanh toán gấp gáp hoặc khi KTTT đi vắng.

Chi nhánh cần bổ sung them một nhân viên nữa làm KTTT. Hiện tại chi nhánh chỉ có một người làm công tác thanh toán nên dễ dẫn đến sai sót khi thanh toán khi thời gian gấp gáp; việc quản lý chứng từ là rất khó khăn, dễ dẫn đến mất mát và chậm chạp cho việc lưu trữ. Nếu được bổ sung người thì vẫn đề trên sẽ được giảm bớt đi rất nhiều.

3.2.3 Về chứng từ kế toán:

Giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng chứng từ liên hợp, chứng từ sử dụng nhiều lần; ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách sử dụng các chứng từ điện tử. KTTT cần phải chủ động hơn nữa đối với việc quản lý chứng từ, trình ký chứng từ, kiểm tra chứng từ để tránh thiếu sót, mất mát. Chủ động hơn nữa đống và lưu trữ sổ sách để tránh hạn chế việc lưu trữ chậm chạp, đảm bảo cho công tác kiểm tra chứng từ khi có đoàn thanh tra, kiểm toán.

Phân định trách nhiệm và vai trò của các cá nhân có liên quan từ công việc bán hàng ghi phiếu cho khách hàng tới việc chi tiền, nhập sổ và cất trữ chứng từ.

Quy định rõ về việc tập hợp chứng từ khi thanh toán. Đối với địa bàn kinh doanh rộng lớn, nhân viên tài chính tuyến giới chủ động gửi chứng từ về chi nhánh sớm hơn. Một số quy định củ thể như thời gian quyết toán là trước ngày 12 trong tháng, nghĩa là trước 12 tháng này là phải có đầy đủ chứng từ của tháng trước. Đối với thanh toán thì phải đủ chứng từ để người thanh toán phải chủ động tập hợp đẩy đủ.

SV: Mai Văn Thọ GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Liên

3.2.3 Về sổ kế toán:

Đối với CTGS quy định chi tiết hơn việc đăng ký chứng từ, tránh việc một CTGS có quá nhiều trang. Đối với CTGS ghi Nợ 1111, Nợ 1121 thì có thể chi tiết theo các khoản thu. Đối với CTGS ghi Nợ các tài khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền thì cần tách ra theo nghiệp vụ thanh toán. Cách tách là xăng dầu xe đánh một chứng từ ghi sổ một CTGS, công tác phí một CTGS, thuê vị trí một CTGS, các khoản chi phí bằng tiền mặt khác một chứng từ ghi sổ để tiện cho việc theo dõi, trách việc một chứng từ ghi sổ quá dày.

3.2.4 Về hệ thống báo cáo kế toán:

Hệ thống báo cáo hiện tại chi nhánh là quá nhiều, gồm có báo cáo tuần, báo cáo tháng mà thời gian lại rất gấp gáp. Chi nhánh cần đề xuất lê cấp trên về việc giảm số lượng báo cáo, chỉ nên lập các loại báo cáo tháng trở lên.

Số liệu trên báo cáo cần được kiểm tra kỹ hơn bằng cách nhờ các đoàn kiểm toán đến để số liệu trên báo cáo được chính xác.

3.2.5 Điều kiện thực hiện

Với các giải pháp trên hầu như chi nhánh có thể thực hiện được; trừ việc sử dụng chứng từ điện tử và thêm nhân viên làm KTTT. Bởi vì điều kiện hiện tại là chưa cho phép. Việc sử dụng chứng từ điện tử cần có một thời gian chuyển đổi, máy móc phù hợp mà hiện tại chi nhánh chưa có. Đối với vấn đề nhân viên, mặc dù công tác thanh toán là nhiều nhưng những công tác khác cũng nhiều không kém. Để bù đắp vấn đề ấy, KTTT cần chủ động hơn nữa trong công tác kế toán đồng thời những nhân viên kế toán khác cần tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ trong trường hợp số lượng công việc quá nhiều.

KẾT LUẬN

Vốn bằng tiền là một trong những yếu tố tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp. Kế toán vốn bằng tiền chính là một trong những công cụ quản lý của Doanh nghiệp. Nếu như hoạt động quản trị vốn bằng tiền là mối quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp thì việc hạch toán kế toán vốn bằng tiền cũng luôn phải được trú trọng, cần có sự chính xác và đầy đủ giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Viettel Nghệ An đã cho em thấy được tầm quan trọng của vốn bằng tiền một cách thực tế hơn. Em đã có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn cơ cấu vốn bằng tiền, cách thức quản lý, chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán, ghi sổ kế toán vốn bằng tiền. Đây thực sự là những điều cần thiết cho em để hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học trên giảng đường và là hành trang trước khi ra trường.

Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía lãnh đạo, các anh chị phòng kế toán bên Chi nhánh Viettel Nghệ An và sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Liên để hoàn thành bài chuyên đề thực tập này. Tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian thực tập còn hạn chế nên bài viết sẽ có nhiều thiếu xót, rất mong được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô và các anh chị kế toán Chi nhánh Viettel Nghệ An

SV: Mai Văn Thọ GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Liên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính. 2009. Chế độ kế toán Việt Nam hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ và sổ kế toán. Hà Nôi: NXB Lao động xã hội.

2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. GS.TS. Đặng Thị Loan. 2009. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS Ngô Trí Tuệ. 2009. Giáo trình kiểm toán tài chính. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Luận văn các khóa trước.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

SV: Mai Văn Thọ GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Liên

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Chi nhánh Viettel Nghệ An – Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 80)