Ngày cuối mỗi tháng, tại chi nhánh thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt tại chi nhánh. Có mặt tại buổi kiểm kê đó gồm có kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ. Trước khi tiết hành kiểm kê, thủ quỹ chốt sổ quỹ ghi tiền mặt và kế toán thanh toán chốt số liệu trên phần mềm kế toán. Sau đó thủ quỹ phân loại tiền và thực hiện việc đếm tiền dưới sự giám sát của kế toán trưởng và kế toán thanh toán. Sau khi chốt số tiền đếm được, kế toán thanh toán lập báo cáo kiểm kê quỹ tiền, trên đó có ghi số lượng các loại tiền và đẩy đủ chữ ký của KTT, KTTT và thủ quỹ rồi trình lên cho GĐ ký.
Đối với việc đối chiếu số liệu, cuối mỗi tháng kế toán kiểm tra số liệu trên phần mềm với sao kê ngân hàng đối với các TK ngân hàng và số liệu trên sổ quỹ đối với TK tiền mặt. Sau đó xác định chênh lệch số liệu, tìm nguyên nhân và sửa chữa.
Xử lý chênh lệch:
- Đối với chênh lệch giữa số liệu thực tế và kiểm kê quỹ, kế toán tìm nguyên nhân dẫn đến việc chênh lệch và xử lý
+ Kiểm kê thừa kế toán ghi nhận tăng tiền và ghi tăng khoản doanh thu khác Nợ TK 1111: Số tiền dư ra
Có TK 711: Số tiền dư ra
+ Kiểm kê thiếu, kế toán ghi nhận Nợ phải thu khác và Có tiền. Sau đó thực hiện việc truy thu lại từ thủ quỹ.
Trước khi truy thu: Nợ TK 138: Số tiền thiếu Có TK 1111: Số tiền thiếu Sau khi truy thu: Nợ TK 1111: Số tiền thiếu
SV: Mai Văn Thọ GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Liên
- Đối với việc chênh lệch sổ liệu ngân hàng, kế toán dựa vào sao kê để tìm khoản chênh lệch để hạch toán sao cho khớp với số liệu ngân hàng. Còn đối với việc chênh lệch số liệu với sổ quỹ, kế toán dựa vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để kiểm tra và xác định khoản sai sót để hạch toán lại.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CHI NHÁNH VIETTEL NGHỆ AN – TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
3.1Đánh giá chung về thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại chi nhánh Viettel Nghệ An
3.1.1 Ưu điểm
Vể công tác tổ chức kế toán: Công tác tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại
Chi nhánh Viettel Nghệ An đã thực hiện theo đúng chế độ quy định của Bộ tài chính, tập đoàn ban hành. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thực hiện qua phần mềm DRP trên máy vi tính mà chi nhánh áp dụng là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của chi nhánh để có thể quản lý chặt chẽ quá trình luân chuyển Vốn bằng tiền.
Về tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản được mở đầy đủ và chi tiết theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009; sử dụng đầy đủ các tài khoản và tuân thủ phương pháp hạch toán theo đúng yêu cầu trong chế độ kế toán; sử dụng đủ và phù hợp các tài khoản cần thiết để hạch toán được các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền tại Chi nhánh. Các tài khoản được chi tiết rõ ràng cụ thể cho từng đối tượng thuận lợi cho việc nắm bắt số liệu, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định đúng đắn. Các tiểu khoản được mã hóa phù hợp, chi tiết tạo điều kiện tốt cho kế toán ghi sổ và giúp người đọc báo cáo dễ dàng hiểu được.
Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty
được sử dụng đầy đủ theo quy định của Pháp luật, Bộ Tài chính, quy định của tập đoàn, phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các hóa đơn, chứng từ hầu như có đầy đủ chữ ký, con dấu và phải là chữ ký tay đảm bảo việc kiểm soát nội dung chính
SV: Mai Văn Thọ GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Liên
Quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ, hợp lý áp dụng đúng theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP. Qua trình luân chuyên ngắn, không bị trùng lặp và thường xuyên phù hợp với điều kiện dòng tiền lưu chuyển trong Công ty diễn ra hàng ngày.
Về sổ sách kế toán: việc sử dụng phần mềm kế toán DRP giúp giảm tải công việc
của nhân viên kế toán, và đáp ứng kịp thời các yêu cầu về các loại sổ kế toán khi cần thiết. Đơn vị sử dụng các sổ chi tiết tiền mặt và TGNH để theo các dòng vốn bằng tiền. Ngoài ra có sổ quỹ, sao kê tiền gửi ngân hàng để theo dõi, đối chiếu.
Về báo cáo kế toán liên quan đến vốn bằng tiền: doanh nghiệp sử dụng báo cáo
lưu chuyển tiền tệ để theo dõi dòng tiền thu – chi nhằm kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại đơn vị.
Bộ máy kế toán của chi nhánh: được tổ chức tập trung là hoàn toàn phù hợp với cơ
cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, việc phân công công việc và trách nhiệm lao động tương đối hoàn chỉnh phù hợp với khả năng của nhân viên trong phòng.
3.1.2 Nhược điểm:
Mặc dù đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao, tuy nhiên công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty không tránh khỏi những tồn tại nhất định.
Tuy có sự liên kết nhưng các nhân viên trong Chi nhánh chủ yếu chuyên sâu vào nhiệm vụ được giao nên chưa luân chuyển được công việc của từng người cho nhau. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý vốn bằng tiền khi có người đi vắng. Khi đó công việc sẽ tiến hành không kịp thời. Hơn nữa công việc kế toán bằng tiền tại chi nhánh là rất nhiều nhưng chi nhánh chỉ có một người làm công tác thanh toán; làm cho việc quản lý chứng từ và thanh toán gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều CTGS còn rất dài, có những CTGS lên đến mấy chục trang gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra chứng từ. CTGS ở nghiệp vụ thu tiền còn quá ít, chỉ gồm chó một CTGS ghi Nợ 111 và CTGS ghi Nợ 1121 (một ngân hàng một CTGS)
Do nhiều khách hàng đối tác ở nhiều nơi, địa bàn kinh doanh rộng nên việc tập hợp số liệu chứng từ sổ sách còn chậm chạp, dẫn đến việc lập báo cáo kế toán định kỳ thường không đúng thời hạn theo quy định.
Chứng từ tại chi nhánh vẫn còn nhiều cái còn thiếu sót. Việc trình ký chứng từ nhiều khi còn chậm. Nhiều chứng từ còn thiếu chữ ký và dấu, đặc biệt là chữ ký và dấu của giám đốc. Chứng từ về nghiệp vụ thu tiền bán hàng thì chỉ có phiếu thu và không kèm theo chứng từ khác. Việc đóng sổ sách và lưu trữ còn chậm.
Việc lập kế hoạch chi tiêu chưa sát thực tế đôi khi làm tồn nhiều tiền hoặc thiếu tiền ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của chi nhánh.
Các khoản thu chi bằng tiền mặt vẫn còn nhiều dẫn đến việc kiểm soát khó khăn.