- Nâng cao hiệu quả của mô hình Viện –Trường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam
2.1.1.Khái quát về sức khỏe con người Việt Nam
Bảng 1.1. Tương quan giữa các tỉnh về tình hình sức khỏe (%)
Đánh giá Tỉnh Hà Nội TP HCM Thái Bình Đồng Tháp Trà Vinh Huế Nghệ An Lạng Sơn Rất tốt 42.5 34.2 15.0 51.0 36.0 30.9 13.8 10.8 Tương đối tốt 24.1 24.3 24.4 29.3 35.1 31.1 24.1 5.6 Bình thường 29.4 34.2 55.9 18.8 25.3 31.9 58.0 64.8 Không tốt 3.5 6.6 4.7 1.0 3.5 5.9 4.0 9.9 Rất yếu 0.6 0.6 0 0 0.2 0 0 9.0
Theo kết quả điều tra, khảo sát, nhìn chung, thực trạng sức khỏe thể chất của người Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khá tốt, bình thường, và có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau, giữa các địa phương, các vùng khác nhau.
2.1.2.Thực trạng nhân lực y tế ở Việt Nam
Về số lượng.Bộ Y tế cho biết, tuy số CBYT hàng năm có tăng, nhưng không theo kịp mức tăng dân số.
Đáng ngại hơn là không chỉ khu vực vùng cao “khát” CBYT, mà tình trạng thiếu y, bác sĩ còn phổ biến ở khu vực đồng bằng, trung tâm lớn của cả nước.
Về chất lượng. Chất lượng nhân lực y tế trong thời gian qua đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Số cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu còn ít và phân bổ chưa hợp lý.
Về phân bố. Mặc dù đã có những biến chuyển tiến bộ rõ rệt trong phân bổ NLYT theo tuyến và vùng địa lý, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa hợp lý dẫn đến chênh lệch về số lượng và chất lượng NLYT giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa các chuyên ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay, số CBYT ở thành thị chiếm 50% tổng số CBYT, trong đó có 14% ở tuyến trung ương, 36% ở tuyến tỉnh) trong khi tổng số dân ở thành thị chỉ chiếm 27,7% số dân cả nước.
Cả nước hiện có 124 huyện có số bác sĩ dưới 10 người, 44 huyện có dưới 5 bác sĩ, đặc biệt có 3 đơn vị cấp huyện chỉ có 1 bác sĩ là thị xã Mường Lay (Điện Biên), thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và huyện Phú Thiện (Gia Lai). Trên toàn quốc, tuy tỷ lệ TYT có bác sĩ đạt xấp xỉ 63%, song tỷ lệ này còn thấp ở các vùng khó khăn như Tây Bắc (37,4%), Tây Nguyên (46,3%). Đặc biệt, tại 61 huyện nghèo nhất nước, tỷ lệ TYT có bác sĩ mới đạt 34,5%.
Về cơ chế chính sách, đã có những điều chỉnh, sửa đổi và ban hành bổ sung các chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho CBYT sao cho phù hợp thực tiễn, bảo đảm đủ sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân cán bộ yên tâm công tác trong những lĩnh vực ít lợi thế: dự phòng, một số chuyên khoa đặc thù, y tế cơ sở, y tế vùng khó khăn.
Về đào tạo, đã phát triển các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; tăng chỉ tiêu đào tạo cho các trường y dược, mở thêm các mã ngành; hình thành các trường đại học sức khỏe ở Hà Nội và TP
2.2.1.Giới thiệu khái quát về các yếu tố tác động đến sức khỏe và mạng lưới y tế trên địa bàn Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: - Dân số-sức khỏe
- Kinh tế,văn hóa-xã hội trên địa bàn Hà Nội. - Môi trường sinh thái
2.2.2. Thực trạng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn Hà Nội.Hà Nội.Hà Nội. Hà Nội.
2.2.2.1. Những nét cơ bản về hệ thống y tế Hà Nội
Theo Báo cáo kết quả hoạt động 12 tháng năm 2011 và Kế hoạch phát triển ngành Y tế năm 2012 của Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế Hà Nội hiện có 91 đơn vị sau.
-Khối Bệnh viện có 41 cơ sở
-Khối Văn phòng có 21 đơn vị, gồm:
Văn phòng Sở Y tế, các Trung tâm chuyên khoa, Chi cục Dân số -KHHGĐ Hà Nội, Chi cục An toàn Thực phẩm, Ban Quản lý Dự án, Quỹ phòng chống HIV/AIDS.
-Khối Y tế cơ sở gốm 29 Trung tâm y tế quận/huyện/thị xã, 45 phòng khám đa khoa khu vực, 4 nhà hộ sinh và 577 trạm y tế xã/phường/thị trấn.
Năm 2010, số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 10.066 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh toàn quốc; số giường bệnh tính trung bình ở Hà Nội là 643 người/giường bệnh so với 307 người/giường bệnh ở TP. HCM.
Về bệnh viện công. Tính đến ngày 19/11/2011, trên địa bàn Hà Nội có 39 bệnh viện cả trung ương lẫn trực thuộc thành phố.
Những thành tựu mà ngành y tế đạt được trong những năm qua cho thấy rõ những đóng góp không nhỏ của hệ thống bệnh viện công trong việc CSSK nhân dân. Nhiều bệnh viện, như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện K, Bệnh viện Nhi Thụy Điển,... còn có những dịch vụ y tế chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.
Về cơ sở y tế tư nhân. Hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân cũng phát triển mạnh bên cạnh các bệnh viện công.
Về Trạm Y tế. Toàn thành phố có 577 TYT, trong đó mới có 452 TYT có bác sĩ, đạt tỷ lệ 78,3%. Do được xây dựng từ khá lâu, nên cơ sở vật chất của nhiều TYT bị xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Trang thiết bị y tế của TYT tuyến cơ sở thường lạc hậu, thiếu thốn nhiều, đặc biệt là ở tuyến huyện/thị xã, xã/thị trấn; thậm chí có một số TYT chưa đạt các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Nhiều giải pháp giảm tải cho các bệnh viện đã được triển khai, nhưng hầu hết các bệnh viện của thành phố vẫn luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt là ở các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thống kê cho thấy, công suất sử dụng giường bệnh tại một số bệnh viện và các khoa trọng điểm luôn cao hơn nhiều lần so với số giường bệnh thực tế. Cụ thể, tại Bệnh viện Bạch Mai, công suất sử dụng giường bệnh tại Khoa Truyền nhiễm là 192%, Thận tiết niệu: 191%, Thần kinh: 181%; Đặc biệt tại Bệnh viện K trung ương, công suất sử dụng giường bệnh tại Khoa Tia xạ tổng hợp lên tới 365%, Khoa Ngoại là 364%.
Qua thực trạng về HTYT trên địa bàn Hà nội, có thể rút ra các nhận xét như sau: - Về mạng lưới khám chữa bện công lập:
Hà nội là một trong hai trung tâm y tế có quy mô lớn nhất nước tập trung nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, đây cũng là nơi có mạt độ các cơ sở y tế công lập dày đặc nhất trong cả nước với mạng lưới các CSYT được phân bố rộng khắp theo lãnh thổ và theo phân tuyến kỹ thuật. Các bệnh viện nhất là các bệnh viện chuyênkhoa có kỹ thuật cao, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành. Trong khi đó nhiều khu vực đô thị mới dã hình thành chưa có các bệnh viện và CSYT phát triển tương xứng.
- Phân bố mạng lưới và phạm vi phục vụ của hệ thống CS KCB chư bệnh chưa phù hợp
- Phần lớn các bệnh viện tại hà nội có quy mô diện tích nhỏ và rất nhỏ; - Trang thiết bị tuy đã được đầu tư nâng cấp song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, ngày càng cao của nhân dân và còn kém so với một số nước trong khu vực.
- Mạng lưới y tế tư nhân góp phần đáng kể vào việc mở rộng mạng lưới dịch vụ y tế và giảm sự quá tải trong các CSYT công lập ở tuyến trên.
- Tuy nhiên , các bện viện tư nhân hiện có chủ yếu tập trung ở khu vực nội đô… hầu hết các huyện xa trung tâm HÀ nội chưa được các nhà đầu tư chú ý.
2.2.2.2. Công tác phòng chống dịch, thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn Hà Nội Hà Nội
Ngành Y tế Hà Nội đã tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng chống, dập dịch gia cầm và bệnh viêm phổi do virut, tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt xuất huyết.
Trong công tác VSATTP, về cơ bản, chất lượng VSATTP trên địa bàn thành phố được bảo đảm. Nhiều các cơ sở sản xuất (6.452 đơn vị), cơ sở kinh doanh (15.259 đơn vị), cơ sở dịch vụ ăn uống (26.129 đơn vị), đã được thanh tra vệ sinh ngoại cảnh, VSATTP. Trong năm 2011, Hà Nội không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn và không có trường hợp tử vong.
Đảm bảo chăm sóc chu đáo cho người bệnh điều trị tại bệnh viện, quan tâm đối tượng chính sách, người nghèo.
Ngành Y tế còn chú ý tập trung cho phát triển y học cổ truyền dân tộc trong cả hệ thống công lập và ngoài công lập. Ngoài ra, ngành còn đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ cao, chất lượng cao trong KCB, như: kỹ thuật mổ tim hở, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phấu thuật nội soi, điều trị ung thư...
Trong công tác dược, ngành Y tế đã cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, bảo đảm chất lượng phục vụ cho công tác KCB, phòng chống dịch, phòng chống thiên tai.
2.2.3. Thực trạng nhân lực y tế trên địa bàn Hà nội
2.2.3.1.Quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn Hà Nội
Trong giai đoạn 2006-2010, Ngành Y tế Hà Nội đã rất nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBYT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về KCB và CSSK.
nâng cao trình độ tại các cơ sở trong nước, như trường Đại học Y, Dược và các Học viện, Trường đào tạo cán bộ của Trung ương, Thành phố là 1.788 người
-Lý luận chính trị: 218 người (cao cấp: 20 người; trung cấp: 198 người ) -Quản lý nhà nước: 398 người (chuyên viên cao cấp, bác sĩ cao cấp: 12 người; chuyên viên chính; bác sĩ chính: 307 người, tiền công vụ: 4 người).
-Chuyên môn: 1.247 người (sau đại học: 668 người; đại học cao đẳng: 578 người; trung học: 1 người)
-Tập huấn chuyên môn được tổ chức hàng năm theo yêu cầu của 31 chương trình Y tế.
Số CBYT được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tại nước ngoài như Thái Lan và một số nước khác là 48 người, trong đó trình độ quản lý là 7 người và chuyên môn là 41 người.
Ngoài ra, hàng năm Ban chủ nhiệm 31 chương trình Y tế, chuyên khoa đầu ngành và Chi cục trực thuộc Sở Y tế tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trung bình từ 3-5 ngày/năm.
Để thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, 13 đơn vị Y tế Hà Nội đã cử 121 CBYT đi luân phiên tại các đơn vị tuyến huyện, tổ chức được 85 lớp tập huấn cho1010 CBYT tuyến huyện.
Nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, năm 2011, ngành y tế thành phố tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với 170 cán bộ có trình độ đại học
Bên cạnh đó, việc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo NLYT cũng được quan tâm như Nhật Bản về hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực y tế, cụ thể là đào tạo hộ lý, điều dưỡng viên theo tiêu chuẩn của Nhật Bản
Cho tới nay, hệ thống y tế Hà Nội hiện có 17698 cán bộ y tế do Ngành trực tiếp quản lý, trong đó :
+ 01 giáo sư và 03 phó giáo sư;
+ 36 tiến sỹ 395 thạc sỹ, 800 CKI và 110 CKII. + 1600 bác sỹ, 140 dược sỹ
+ số còn lại là cán bộ khác, như đội ngũ cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ ở các tuyến như sau:
+ tuyến thành phố : 6560 cán bộ, chiếm tỉ lệ 51,4%
+ tuyến quận/ huyện /thị xã: 4240 cán bộ, chiếm tỉ lệ 23,9% + tuyến xã/ phường/ thị trấn: 3530 cán bộ.chiếm tỷ lệ 24,7%
Hiện tại Thủ đô Hà Nội có 10,3 bác sỹ /1000 dân( tính cả số bs tư nhân). + 100% số Đảng viên công chức cán bộ, công chức ngành y tế thường xuyên được học tập và quán triệt tinh thần 12 điều y đức. Ngành y tế thường tiến hành lấy ý kiến đánh giá của bệnh nhân thông qua phiếu phỏng vấn, qua đó đánh giá thái độ chăm sóc bệnh nhân của các đơn vi y tế, bệnh viện để đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thực hiện tốt công tác chăm sóc toàn diện người bệnh.
Thực trạng trên cho thấy, ngoài yếu tố địa bàn chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn nhân lực y tế thiếu hụt trên toàn hệ thống, đặc biệt là đối với mạng lưới y tế cơ sở, được xem là thách thức lớn của ngành y tế Hà Nội cho đến thời điểm này
Viện Tim Mạch-Bệnh viện Bạch Mai cũng không tránh khỏi tình trạng này. Với tổng số cán bộ là 147 (tính cả 12 cán bộ của Bộ môn Tim mạch, trường Đại học Y Hà Nội), trong đó có 3 giáo sư, 16 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, 2 kỹ sư, 87 điều dưỡng và 10 hộ lý, hàng năm Viện Tim Mạch tiếp nhận khoảng 17.000 - 22.000 lượt người đến khám chữa bệnh, điều trị. Số lượng người bệnh tăng liên tục đẩy tăng cao tỉ lệ giường bệnh lên xấp xỉ trên 200% so với kế hoạch được giao.
Riêng đối với cơ sở y tế tư nhân, mặc dù số lượng bệnh viện tư đã tăng nhưng nguồn nhân lực của cơ sở y tế tư nhân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các cơ sở y tế công lập. Bởi vì, hiện có tới 60% bác sĩ hành nghề ở cơ sở y tế tư nhân đang làm việc tại các bệnh viện công. Rõ ràng với cơ chế làm việc “2 mang” này, công tác KCB, CSSK cho nhân dân không thể được bảo đảm về chất lượng
2.2.3.2. Các nhận xét rút ra về nhân lực y tế trên địa bàn Hà Nội
- Thứ nhất, nguồn nhân lực y tế thiếu hụt trầm trọng và phân bổ không đồng đều.
nghề đều muốn bám trụ tại các TP lớn như Hà Nội, TPHCM. Đó là ngoài việc làm cho các cơ sở y tế công lập thì việc làm thêm, làm ngoài giờ cũng khá thuận tiện, thu nhập cao.
- Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân.
- Thứ ba, lộn xộn nhân lực y tế công – tư
- Thứ tư khâu đào tạo đội ngũ quản lý và điều hành y tế hầu như bị bỏ trống. Số đông cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý chưa đủ kiến thức quản lý và các kỹ năng quản lý để tổ chức phát huy các nguồn lực sẵn có và có thể có ở các bệnh viện.
2.2.3.3. Nguyên nhân của tình trạng trên
Thứ nhất: Tỷ lệ tăng dân số cao
Thứ hai: Sự xuất hiện nhiều bệnh dịch mới nguy hiểm.
Thứ ba : Chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với ngành nghề mang tính đặc thù
Thứ tư: Công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực ngành y.
Về chính sách. Chính sách, pháp luật chưa được triển khai toàn diện.
Về quản lý. Cho đến nay vẫn còn thiếu một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về khu vực y tế tư nhân nói chung, cũng như về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, các hình thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công.
CHƯƠNG 3
NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Những quan điểm định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn