Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 88)

-Về phía nhà nước: Có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.

-Về phía chính quyền thị xã: Có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.

Gii pháp v ngun lao động

Hồng Thái Đông là một xã miền núi của Thị xã Đông Triều, trình độ dân trí còn tương đối thấp, do vậy đầu tiên phải coi trọng nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật cho nông dân trong điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với các hệ thống canh tác (truyền thống, chuyển tiếp hay hiện đại) mà hộ đang tiến hành.

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng lao động cho nhân dân.

+ Thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức và truyền tải các kiến thức, kỹ năng sản xuất mới đến nông dân, giúp nông dân tiếp

cận với những cái mới trong sản xuất nông nghiệp và từng bước thay đổi tập quán lạc hậu.

+Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động tại chỗ. Bố trí cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ hợp lý nhằm sử dụng tốt nguồn lực lao động quanh năm. Những nơi vùng đồng bằng, có điều kiện thuận lợi về đất canh tác và lực lượng lao động cần lựa chọn các loại hình sử dụng đất cần nhiều lao động; những nơi vùng cao đất canh tác ít, dân cư thưa thớt thì chọn các loại hình sử dụng đất cần lao động ở mức độ trung bình và thấp.

+Huy động đồng thời và triệt để các nguồn lực, sức kéo trâu bò và máy móc nông nghiệp. Cơ giới nơi có thể sử dụng máy móc nông nghiệp loại nhỏ nhằm cải thiện điều kiện lao động cho nông dân, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Điều phối lao động hợp lý nhất là các loại hình sử dụng đất có nhu cầu sử dụng lao động cao theo thời vụ và quanh năm.

Gii pháp v khoa hc k thut và th trường

Khoa học và công nghệ là động lực, đòn bẩy để phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn diện. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để xoá bỏ dần sự lạc hậu của nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Đầu tư cho khoa học công nghệ là loại đầu tư cơ bản mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân sách quốc gia, vì vậy cần đầu tư cao hơn cho nghiên cứu khoa học phục vụ ngành nông nghiệp của xã.

+Coi trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, tăng cường đội ngũ khuyến nông khuyến lâm cấp xã và thôn bản. Xây dựng mô hình làm mẫu cho nông dân sau đó nhân rộng mô hình sản xuất ra diện rộng, tổ chức nhiều mô hình hội nghị đầu bờ nông dân.

+ Hướng dẫn các gia đình lập kế hoạch sản xuất theo hướng sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và sử dụng các phương thức trồng trọt ít gây tác động xấu đến môi trường đất đai.

+ Chuyển đổi cơ cấu giống và hệ thống cây trồng, thử nghiệm và phát triển các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồng thời có biện pháp bảo tồn các giống cây trồng tốt của bản địa có chất lượng cao được thị trường ưa dùng.

+ Gắn kết chặt chẽ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

+ Đầu tư kỹ thuật để phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu thị trường và phục vụ xuất khẩu.

+ Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường nông sản trong và ngoài nước làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.

+ Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp để cung cấp thuận lợi vật tư nông nghiệp cho nông dân.

+ Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp thâm canh, quản lý dịch hại, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng…khai thác tốt tiềm năng để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường.

+ Có cơ chế cho các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trung tâm thực nghiệm sản xuất giống và nghiên cứu thiết bị, công nghệ cung ứng, chuyển giao

cho nông dân.

+ Tổng kết thực tiễn, tìm kiếm những mô hình mới hiệu quả cao nhằm khai thác, nhân rộng trong thực tiễn.

+ Xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân sẽ là động lực để người dân áp dụng khoa học kỹ thuật giải quyết tốt đầu ra sản phẩm cho nông sản, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường về giá cả và chất lượng. Do vậy cần phát triển vùng nguyên liệu tập trung với quy mô hợp lý, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm tạo ra nguyên liệu đồng đều với số lượng đủ lớn. Tranh thủ sức mua của thị trường trong vùng để tiêu thụ sản phẩm truyền thống.

Gii pháp vn

Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và của tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng. Tuy nhiên sự phát triển của ngành nông nghiệp chưa đồng đều, còn chậm và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu vốn đầu tư cần thiết.

Để phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn nghiên cứu, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường vốn đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, từ trung ương và vốn tài trợ của nước ngoài.

-Thị xã Đông Triều nói chung và xã Hồng Thái Đông nói riêng cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu:

+ Đào tạo nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân.

+ Đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu trên đất lúa; tạo điều kiện tưới chủ động trên đất lúa - màu, chuyên màu; kiến tạo ruộng tầng, canh tác trên đường đồng mức trên đất dốc; xây dựng phát triển các mô hình canh tác tiến bộ….

+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn: Hệ thống thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy chế biến hoặc cơ sở chế nông sản, hệ thống chợ phiên, chợ nông thôn.

+ Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, mở rộng các hình thức tín dụng dành cho nông dân để họ có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Đặc biệt là cần xác định thời điểm vay vốn với thời điểm gieo trồng của các vụ trong năm để tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây lãng phí. Ngoài việc vay bằng tiền có thể chuyển thành vay vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cần bố trí kinh phí hàng năm để tiếp tục thực hiện việc cung ứng giống lúa, ngô miễn phí cho các hộ nông dân thuộc diện nghèo.

Hỗ trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản, xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng nông sản có tiềm năng và thế mạnh.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái Đông, từ số liệu thu thập được của địa phuơng, em rút ra một số kết luận sau:

1.Hồng Thái Đông là một xã thuần nông với diện tích đất tự nhiên là 2017,98 ha. Năm 2010; toàn xã có 1588,10 ha diện tích đất nông nghiệp. Xã có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

2.Hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện thay đổi theo từng loại hình và kiểu sử dụng đất. Trên địa bàn xã gồm có 5 loại hình sử dụng đất và 8 kiểu sử dụng đất chính.

+ Đối với đất cây trồng hàng năm bao gồm các loại hình sử dụng đất chính: 2Lúa; 2Lúa – 1Màu và 1Lúa – 1Màu với các kiểu sử dụng đất khác nhau.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng cây ăn quả là Vải và Na. + Đối với đất nuôi trồng thủy sản kiểu sử dụng đất chủ yếu là nuôi tôm và

cá rô phi.

-Hiệu quả kinh tế: Trong các loại hình sử dụng đất phổ biến của xã thì LUT 2lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông, LUT 2 Lúa với kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – Lúa xuân mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ngoài ra kiểu sử dụng đất nuôi tôm thẻ chân trắng và cá rô phi cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao do điều kiện tự nhiên ở đây rất thích hợp, với hệ thống sông nội địa rất chủ động trong việc tưới tiêu.

Kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lạc và Vải mang lại hiệu quả kinh tế thấp. nguyên nhân là do: Chi phi đầu tư bỏ ra của người dân chưa lớn, thu nhập và giá

trị ngày công lao động còn thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, chưa áp dụng triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc đầu tư thâm canh tuy đã được củng cố nhưng chưa đúng, chưa đủ theo quy định mức kỹ thuật đề ra dẫn đến năng suất cây trồng chưa tương ứng với tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của xã. Ngoài ra, sản phẩm chưa được đa dạng hoá, việc tổ chức lưu thông hàng hoá còn chậm ảnh hưởng tới giá cả.

-Hiệu quả môi trường: Chỉ có LUT 2 Lúa – màu là có có hiệu quả môi trường tương đối cao. Tuy nhiên, các kiểu sử dụng đất đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc BVTV.

-Hiệu quả xã hội: LUT 2 lúa – màu và 2 lúa đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân trong xã.

3.Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã có thể đưa ra hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho xã Hồng Thái Đông:

-Đối với đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông lựa chọn các giống cây trồng cho năng suất cao và ổn định như Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, súp lơ, giống ngô VN10, LVN184….

- Đối với đất 2 vụ: Lúa mùa – lúa xuân cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả cần cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với các cây trồng: Na, vải, nhãn.

- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi chuyên canh với các giống như tôm, cá và cần

có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn.

4.Việc sử dụng công nghệ GIS đã tạo ra được 18 bản đồ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên từng đơn vị đất đai.

5.2. Đề nghị

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Đặc biệt phải nâng cấp, củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.

Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái.

Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã Hồng Thái Đông.

Công cụ GIS nên được phổ biến rộng rãi cho các nhà quản lý đất đai nói chung và quản lý đất nông nghiệp nói riêng; nhằm giúp cho việc quy hoạch, thống kê, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nhanh chóng, thuận tiện và có độ chính xác cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2010 của cả nước, Hà Nội.

2. Cac Mac (1949), Tư bản luận – Tập III, NXB sự thật Hà Nội.

3. Ngô Thị Hồng Gấm (2009), Bài giảng hệ thống thông tin đất - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Kiều Thị Kim Dung (2005), Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên địa bàn phường Khai Quang – Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Ngô Tiến Dũng (2010 ), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang. Luận văn tốt

nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

6. Trần Đình Đằng, Trần Việt Dũng và Hồ Văn Vĩnh (2000), Giải pháp về chính sách đất đai đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình Đất, Nhà xuất bản

Nông nghiệp Hà Nội.

8. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý.Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ

Thuật, Hà Nội.

9. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”,

10. Lương Văn Hinh và Cộng sự (2003), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Trần Minh Huy – Đại học Cần Thơ về “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.

12. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

14. Nguyễn Trung Kiên – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội về “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.

15. Luật đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2012), bài giảng Đánh giá đất,

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)