Các nghiên cứu trên Thế Giới

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 28)

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau.

Ngày nay, trên Thế giới công nghệ GIS được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như môi trường, quản lý đất đai, giao thông, y tế, hàng không....

-Ngay tại quốc gia đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính tự chủ sáng tạo của nông dân trong sản xuất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông thôn “ly nông bất ly hương” [21], đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp. Theo Triệu Quốc Kỳ, ở Trung Quốc trên đất lúa 2 vụ ở vùng phía Nam thường được canh tác 2 hoặc 3 vụ với hệ thống cây trồng: Lúa + lúa mì + khoai tây hoặc lạc + đậu tương + lúa mì, đây là các công thức mang lại hiệu quả cao được nhiều nơi áp dụng.

-Nghiên cứu “Sử dụng dữ liệu vệ tinh viễn thám và GIS trong phân tích sự thay đổi sử dụng đất và đô thị hóa ở các lưu vực nước Kucukcekmece ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ” của tác giả Gokce Usta, khoa Kỹ Thuật xây dựng, Đại học Kỹ Thuật Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2008. Dựa trên các dữ liệu của viễn thám

(RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích, đánh giá sự thay đổi và cường độ các thành phần thủy văn trên mô hình sử dụng đất bị ảnh hưởng của phát triển đô thị trong khu vực. Từ đó tăng cường giám sát sử dụng đất, quy hoạch và quản lý lưu vực đô thị hóa [25].

-Tạp chí "Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật. Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [24].

-Nghiên cứu của MdAbdus Salam ở Bangladesh: “Ứng dụng GIS trong nuôi trồng thủy sản”. Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại khu vực vịnh Bengal và các sông chính đổ ra vịnh trên cơ sở so sánh đánh giá giữa lợi ích kinh tế với các tác động bất lợi đến môi trường, tác giả đã đưa ra lựa chọn vùng nuôi tôm, cua, cá Rô phi, cá chép và vùng sinh thái cho các đối tượng [27].

-Tại Mexico, chương trình nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng tiêu chuẩn môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản được tiến hành tại bang Sinaloa, dựa vào các số liệu môi trường, các nguồn nước và chất lượng nước được cung cấp trong nhiều năm, thông qua hệ thống GIS phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu đưa ra cơ sở cho lựa chọn các vị trí thích hợp cho nuôi trồng thủy sản giảm thiểu mâu thuẫn giữa thủy sản và các ngành kinh tế khác của các tác giả Aguilar-Maniarrez, J and Ross, L.G, 1995 [23].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái Đông.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phm vi không gian

Toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

3.2.2. Phm vi thi gian

Từ ngày 18/08/2014 đến ngày 30/11/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. -Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

-Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

-Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn xã.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

- Thu thập các số liệu sơ cấp: Phỏng vấn nông hộ thông qua phiếu điều tra (30

phiếu). Nội dung điều tra chủ yếu là: Loại hình sử dụng đất, diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng, chi phí, lao động, mức độ thích hợp của các cây trồng.

- Thu thập các số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu tại các

phòng ban chuyên môn của xã Hồng Thái Đông. Điều tra ngoài thực địa để bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá số liệu.

3.4.2. Phương pháp đánh giá hiu qu s dng đất

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội của các LUT dựa trên cơ sở các chỉ tiêu sau:

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu nhập thuần (N): N = T - CSX

Trong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): H = N/ CSX

- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm •Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, em chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập của mỗi loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.

- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học. •Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất

3.4.3. Phương pháp ng dng GIS trong đánh giá hiu qu s dng đất nông nghip nông nghip

Sử dụng phương pháp chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu của bản đồ dựa trên phần mềm Arcgis để tạo ra bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc biên tập, chỉnh sửa và trang trí bản đồ được thực hiện trên phần mềm Arcgis.

Sơ đồ quy trình thực hiện: Định hướng Đánh giá Cơ sở dữ liệu Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính

Chuyển đổi, chuẩn hóa dữ liệu Thiết kế CSDL Xây dựng CSDL

Bản đồ đơn tính Chồng ghép bản đồ Biên tập, xuất dữ liệu

3.4.3.1. Thu thập dữ liệu

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hồng Thái Đông năm 2010. - Số liệu thô đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai. - Phiếu điều tra nông hộ.

3.4.3.2.Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu

-Chuyển bản đồ từ phần mềm MicroStation SE sang ArcMap 10.1 và chuẩn hóa, hiệu chỉnh dữ liệu.

+ Tiến trình chuẩn hóa dữ liệu như sau: Vào Search\feature class to

feature class, sẽ hiện cửa sổ này:

+ Sau khi làm xong các thao tác trong cửa sổ trên thì bản đồ sẽ được thể hiện như sau:

- Khai báo hệ tọa độ cho các lớp đối tượng: Sử dụng ứng dụng trong

ArcCatalog. Cửa sổ Shapefile Properties, chọn thẻ X,Y Coordinate System.

Cuối cùng lựa chọn sử dụng hệ tọa độ WGS 1984 UTM Zone 48N.

3.4.3.3.Thiết kế cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu không gian

Bảng 3.1: Cấu trúc dữ liệu không gian của bản đồ

STT Lớp Mô tả Chú thích

1 Ranh giới Vùng

2 Thủy văn Đường Thủy văn vẽ theo tỷ lệ Thủy văn vẽ nửa theo tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đường giao thông Đường

Đường sắt

Quốc lộ nửa theo tỷ lệ hiện trạng Đường liên xã nửa theo tỷ lệ

Đường đất nhỏ nửa theo tỷ lệ hiện trạng Đường mòn

4 Địa giới Đường Địa giới hành chính cấp huyện xác định Địa giới hành chính cấp xã xác định 5 Đường đồng mức Đường

Bình độ cái Bình độ cơ bản Bình độ con

Cơ sở dữ liệu thuộc tính

Bảng 3.2: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính cho bản đồ

STT Tên trường Mô tả Chú thích

1 Mã đất Text

2 Kiểu sử dụng đất Text 3 Diện tích Short integer

4 LUT Text Loại hình sử dụng đất

5 TLCP Text Tỷ lệ che phủ

6 KNBVCTĐ Text Khả năng bảo vệ cải tạo đất 7 YTND Text Ý thức người dân trong việc sử

dụng thuốc BVTV

8 HQMT Text Hiệu quả môi trường

9 ĐBANLT Text Đảm bảo an ninh lương thực

10 ĐUNCNH Text Đáp ứng nhu cầu nông hộ

11 GTLĐN Text Giảm tỷ lệ đói nghèo

12 THLĐ Text Thu hút lao động

13 HQXH Text Hiệu quả xã hội

14 GTSX Text Giá trị sản xuất

15 CPSX Text Chi phí sản xuất

16 TNT Text Thu nhập thuần

17 GTNCLĐ Text Giá trị ngày công lao động 18 HQSDĐV Text Hiệu quả sử dụng đồng vốn

19 HQKT Text Hiệu quả kinh tế

3.4.3.4.Xây dựng cơ sở dữ liệu

-Xác định dữ liệu không gian cần cho bản đồ +Dựa vào cột color, điền vào cột sdd và ten bằng loại đất sử dụng tương ứng với các mã màu

khác nhau. Trên thanh Menu Selection, kích chuột

vào biểu tượng Select by Attributes, chọn “color”=5, xuất hiện hộp thoại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ấn Apply: Sau đó bôi đen cột sdd,chuột

phải chọn Field Calculator, điền kí hiệu sử dụng đất của màu đất 5, và cột tên cũng tương tự (ghi rõ loại hình sử dụng đất).

+ Các màu khác tương tự

+ Dùng công cụ Feature class to feature class đề lấy các lớp đối tượng: thủy văn, tên, đường giao thông, đường đồng mức, ranh giới,..

-Xác định dữ liệu thuộc tính

+ Mở bảng thuộc tính của lớp dữ liệu hongthaidong. Kích chuột phải

hongthaidong, chọn Open Attrubute table Joins, hiện ra bảng thuộc tính. + Chèn thêm hai cột sdd và tên: kích vào biểu tượng chọn add

field, đánh tên,chọn kiểu chữ rồi OK. Các thuộc tính khác cũng tương tự.

+ Sau khi có bảng thuộc tính đầy đủ các lớp, nội dung đối tượng, hiển thị các đối tượng như sau:

•Kích chuột phải vào lớp Nông nghiệp, Chọn Properties => Chọn thẻ

Symboylogy.

•Chọn chế độ hiển thị:

Categories/Unique values.

Value Field: Chọn tên trường muốn hiển thị, chọn trường HQXH.

•Kích chuột vào nút Add all

values.

Kích Apply, chọn OK

3.4.3.5.Biên tập và xuất bản đồ

- Biên tập bản đồ: Layout view bao gồm chèn khung, tên bản đồ, chú giải, thước tỷ lệ,…

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.

3.5.3. V trí địa lý và điu kin t nhiên

3.5.3.2.Vị trí địa lý

Hồng Thái Đông là một xã miền núi nằm ở phía Đông thị xã Đông Triều cách trung tâm thị xã 21 km về phía Đông.

- Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2017.98 ha, đứng thứ 9 trong huyện. - Có toạ độ địa lý: 210

44’55’’ Vĩ độ Bắc, 1060 37’ 57’’ Kinh độ Đông.

Hình 4.1: Bản đồ xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh QN

- Có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Tràng Lương thị xã Đông Triều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phía Nam giáp phường Phương Nam thành phố Uông Bí. + Phía Đông giáp phường Phương Đông thành phố Uông Bí. + Phía Tây giáp xã Hồng Thái Tây thị xã Đông Triều.

Xã Hồng Thái Đông có tuyến đường Quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Hà Nội – Hạ Long chạy qua địa bàn xã theo hướng từ tây xuống đông với chiều dài 5 km tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Địa hình xã Hồng Thái Đông thuộc phía nam cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Dốc thoải nghiêng dần từ bắc xuống nam. Phía bắc là những dãy núi cao có độ dốc lớn, có thể chia địa hình thành ba dạng địa hình như sau:

+Địa hình núi cao: Phân bố ở phía bắc của xã có độ cao từ 25 - 500 m gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn.

+Địa hình đồi gò: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng thấp phía nam của xã. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên có nhiều hướng dốc.

+Địa hình vùng thấp: Là vùng phía nam của xã, dọc theo các con suối và sông Đá Bạc. Đây là vùng địa hình tương đối thấp, thích hợp cho việc trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

4.1.1.3. Khí hậu

Nhit độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 22,20

C, dao động từ 180C- 280C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 320C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 390C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,50

C - 15,50C; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới 50

C.

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 1442 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa:

-Mùa mưa nhiều: Từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm từ 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm.

-Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chỉ chiếm 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm.

Độm không khí

Độ ẩm không khí trung bình 83%, thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Tháng 3, tháng 4 và tháng 8 là những tháng có độ ẩm không khí cao nhất tới 87%, những tháng có độ ẩm thấp là tháng 2, tháng 11 và tháng 12 chỉ đạt từ 74 - 77%.

Chế độ gió bão

Trên địa bàn xã Hồng Thái Đông thường thịnh hành 2 loại gió chính: gió Đông nam và gió Đông bắc.

+Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão, sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 giật trên cấp 10.

+Gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 3 - 4 m/s đặc biệt gió đông bắc về thường lạnh và mang giá rét.

Thy văn

Xã Hồng Thái Đông có hệ thống thuỷ văn tương đối thuận lợi, phía nam giáp sông Đá Bạc, ở phía bắc có các con suối nhỏ chảy qua theo hướng Bắc - Nam. Các suối này đều ngắn và dốc, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc. Diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt. Ngày nay đã đuợc ngăn thành những hồ, đập chứa nước để điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Căn cứ vào địa hình, địa mạo, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai xã Hồng Thái Đông được chia thành các loại đất chính sau:

Đất phù sa sông, suối

Loại đất này do trước kia được phù sa sông bồi đắp, sau khi đắp đê không được phù sa mới nữa. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 28)