Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50)

Hồng Thái Đông là một xã miền núi nằm ở phía Đông của thị xã Đông Triều. Theo số liệu kiểm kê năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của xã là 2017,98 ha chiếm 5,08% diện tích toàn thị xã, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 1588,10 ha (78,70%); còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Bảng số 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hồng Thái Đông STT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2017.98 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1588.10 78.70 1.1 Đất lúa nước DLN 415.38 20.58

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 331.73 16.44

1.3 Đất lâm nghiệp LNP 755.23 37.43

STT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2010

2 Đất phi nông nghiệp PNN 412.77 20.45

2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 51.97 2.58

2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công

trình sự nghiệp CTS 0.82 0.04

2.3 Đất quốc phòng CQP 17.11 0.85

2.4 Đất An ninh CAN 50.13 2.48

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 1.61 0.08

2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.02 0.10

2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 4.10 0.20

2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 176.27 8.73

2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.30 0.01

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5.31 0.26 2.11 Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng SMN 103.13 5.11

3 Đất chưa sử dụng CSD 17.11 0.85

(Nguồn: UBND xã Hồng Thái Đông) Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn xã hiện có 1588,10 ha; chiếm 78,7% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa nước là 415,38 ha chiếm 20,58% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 342,66 ha, đất trồng lúa nước còn lại là 72,72 ha.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm là 331,73 ha chiếm 16,44% diện tích đất tự nhiên.

- Diện tích đất lâm nghiệp là 755,23 ha chiếm 37,43% diện tích đất tư nhiên. - Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 85,76 ha chiếm 4,25% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Lập, Thượng Thông, Yên Dưỡng.

Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp hiện có 412,77 ha chiếm 20,45% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Hiện có 0,82 ha chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, bao gồm toàn bộ khuôn viên trụ sở UBND xã.

- Đất quốc phòng: Hiện có 17,11 ha chiếm 0,85% diện tích tự nhiên, của tiểu đoàn 81 thuộc trung đoàn 238 sư đoàn 363 quân chủng phòng không.

- Đất an ninh: Hiện có 50,13 ha chiếm 2,48% diện tích đất tự nhiên, là đất xây dựng trại cải tạo Hang Son thuộc Bộ Công an.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Hiện có 1,61 ha chiếm 0,08% diện tích đất tự nhiên.

- Đất cho hoạt động khoáng sản: Hiện có 2,02 ha chiếm 0,1% diện tích đất tư nhiên là diện tích bãi chứa than của xí nghiệp than Hồng Thái.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Hiện có 4,1 ha chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phát triển hạ tầng: Hiện có 176,27 ha chiếm 8,73% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm các loại đất là đất giao thông 149,32 ha; đất thủy lợi 19,86 ha; đất cơ sở văn hóa 0,44 ha; đất cơ sở y tế 0,22 ha; đất cơ sở giáo dục, đào tạo 2,33 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 3,38 ha; đất chợ 0,72 ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Hiện có 0,3 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Hiện có 5,31 ha chiếm 0,26 ha diện tích đất tự nhiên.

- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: Hiện có 103,13 ha. Đất có mặt nước chuyên dùng 97,24 ha. Diện tích đất sông, suối 5,89 ha.

Hiện trạng đất chưa sử dụng: Hiện có 17,11 ha chiếm 0,85% diện tích

đất tự nhiên. trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 15,51 ha, núi đá không có rừng cây 0,6 ha. 3.6.4. Hin trng s dng đất nông nghip Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hồng Thái Đông năm 2010 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 1588.10 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 747.11 47.04

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 415.38

1.1.1.1 Đất trồng lúa 415.38

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 55.5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 331.73

1.2 Đất lâm nghiệp 755,23 47.56

1.2.1 Đất rừng sản xuất 159.83 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 595.40

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 85.76 5.40

1.4 Đất nông nghiệp khác 0 0

(Nguồn: UBND xã Hồng Thái Đông)

Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn xã hiện có 1588,10 ha; chiếm 78,7% diện tích tự nhiên.

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 474,11 ha chiếm 20,58% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm có diện tích 415,38 ha chiếm 26.16% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm diện tích 331,73 ha chiếm 20.88% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích 755,23 ha chiếm 47.56% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 159,83 ha chiếm 10.06% diện tích đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ có diện tích là 595,40 ha chiếm 37.50% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản hiện có 85,76 ha chiếm 5,40% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Lập, Thượng Thông, Yên Dưỡng.

3.6.5. Các loi hình s dng đất nông nghip

Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật được xác định.

Để xác định các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Hồng Thái Đông tôi đã tiến hành điều tra nông hộ bằng mẫu phiếu điều tra và điều tra hiện trạng sử dụng đất. Bao gồm các loại hình sử dụng đất sau:

* Đất trng cây hàng năm

- Đất trồng lúa, ngô, lạc, khoai lang

* Đất trng cây lâu năm

- Đất trồng cây ăn quả như vải, na

* Đất nuôi trng thy sn

- Nuôi tôm chân trắng, cá rô phi

Các loại hình sử dụng đất của xã Hồng Thái Đông được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Hồng Thái Đông năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LUT (chính) LUT Kiểu sử dụng đất

Cây hàng năm

2 lúa - Lúa mùa – Lúa xuân

2 lúa – 1 màu - Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông 1 lúa – 1 màu - Lúa mùa – Lạc

- Lúa mùa – Khoai lang Cây lâu năm Cây ăn quả - Vải

- Vải - Na Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy hải

sản

- Tôm - Cá rô phi

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – Lúa xuân.

- Lúa xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau những năm gần đây trà xuân muộn với các giống Q5, KD18, CR203, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn xã.

- Lúa mùa (Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn) bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.

+ Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày như CR203, KD18,….

+ Đối với trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại.

* Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu

Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông.

- Lúa xuân muộn: Gieo với các giống lúa Nhị ưu 838, KD18,… có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại.

- Ngô đông: Thường trồng các giống ngô có năng suất cao như Ngô lai LVN 14 và một số giống ngô địa phương.

* Loại hình sử dụng đất lúa – màu

Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở những chân đất thấp trũng, được phân bố trên loại đất phù sa. Kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – lạc; Lúa mùa – khoai lang.

* Loại hình sử dụng đất cây ăn quả

Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Na, vải,….cho năng suất cao. LUT này được phân bố gần nhà ở để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.

* Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Kiểu sử dụng đất chủ yếu là tôm chân trắng và nuôi cá rô phi.

+ Về phương thức và quy mô nuôi trồng: Qua điều tra thực tế thì phương

thức nuôi ở đây chủ yếu là nuôi theo phương thức truyền thống, phương thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT). Các đầm nuôi được thả thêm con giống và ngoài thức ăn tự nhiên thì chủ động cho thêm thức ăn nhân tạo như: cá vụn, cám… Việc thay tháo nước hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều, nên luôn bị động trong việc điều tiết nước, đặc biệt là vào mùa mưa.

+ Về đối tượng nuôi: Trong thời gian nghiên cứu thì đối tượng nuôi chính tại vùng này chủ yếu là tôm chân trắng và cá rô phi, chưa đa dạng hóa đối tượng nuôi.

3.6.6. Biến động s dng đất nông nghip trong nhng năm gn đây Bảng 4.5: Biến động sử dụng đất so với năm 2005 Bảng 4.5: Biến động sử dụng đất so với năm 2005 TT Loại đất đất Diện tích năm 2010 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 2017.98 2017.33 +0.65 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 1588.10 1457.33 +130.77 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 747.11 809.84 -62.73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 415.38 466.01 -50.63 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 415.38 466.01 -50.63 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 331.73 343.83 -12.1 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 755.23 561.73 +193.05 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 159.83 425.73 -265.90 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 595.40 136.00 +459.40 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 85.76 85.76 0 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0 0

(Nguồn: UBND xã Hồng Thái Đông) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích tự nhiên của xã Hồng Thái Đông theo số liệu kiểm kê năm 2005 là 2017,33 ha, theo số liêu kiểm kê năm 2010 là 2017,98 ha.

Năm 2005 diện tích tự nhiên toàn thị xã được tính theo phần mềm trên File ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp nên có độ chính xác cao. Đến năm 2010 diện tích tự nhiên tăng 0,65 ha so với năm 2005 do thống kê đất chưa sử dụng chưa chính xác.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 có 1457,33 ha; năm 2010 là 1588,10 ha, thực tăng 130,77 ha; trong đó:

+ Diên tích đất nông nghiệp tăng 196,34 ha đươc sử dụng từ các loại đất sau: đất chưa sử dụng 165,73 ha, đất phi nông nghiệp 30,61 ha.

+ Diện tích đất nông nghiệp giảm 66.57 ha do chuyển sang các loai đất sau: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,49 ha; đất quốc phòng 12,04 ha; đất an ninh 31,61 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5,79 ha; đất phát triển hạ tầng 7,77 ha; đất phi nông nghiệp còn lại 8,87 ha.

+ Diện tích đất trồng lúa: Năm 2005 có 466,01 ha; năm 2010 là 415,38 ha giảm 50,63 ha do chuyển sang các loại đất sau: đất trụ sở cơ quan 0,49 ha; đất an ninh 31,61 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 5,79 ha; đất phát triển hạ tầng 7,77 ha; đất phi nông nghiệp còn lại 4,97 ha.

Đất trồng cây lâu năm: Diện tích năm 2005 có 343,83 ha; năm 2010 là 331,73 ha, thực giảm 12,10 ha. Diện tích giảm được sử dụng vào đất quốc phòng.

Đất rừng sản xuất: Năm 2005 diện tích đất rừng sản xuất có 425,37 ha; năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất là 159, 83 ha, giảm 265,90 ha. Diên tích giảm do chuyển sang các loại đất là đất trồng cây lâu năm 36,19 ha; đất rừng phòng hộ 423,40 ha. Đồng thời đất rừng sản xuất tăng 193,69 ha được sử dụng từ đất chưa sử dụng.

Đất rừng phòng hộ: Năm 2005 có 136,00 ha; năm 2010 có 595.40 ha, tăng 459,40 ha. Diện tích tăng được sử dụng từ các loại đất như đất rừng sản xuất 423,40 ha; đất chưa sử dụng 36 ha.

Đất nuôi trồng thủy sản: Không có biến đổi về diện tích.

3.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái Đông

3.7.3. Hiu qu kinh tế

Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra. Đánh giá hiệu quả sử

dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (T); Chi phí sản xuất (Csx); Thu nhập thuần (N); Hiệu quả đồng vốn (H); Giá trị ngày công lao động.

3.7.3.2.Hiệu quả sử dụng đất của cây trồng hàng năm

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp.

Thông qua điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn người dân về hiệu quả kinh tế của từng cây trồng trên địa bàn xã thu được kết quả sau sau:

Bảng 4.6: Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính

(Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ)

Chỉ tiêu Giá hiện hành ( Đồng/kg ) Năng suất ( Tạ/ha) Giá trị ( Triệu đồng ) 1. Lúa xuân 7.500 50.80 38.10 2. Lúa mùa 7.500 46.20 34.65 3. Ngô 8.000 40.10 32.08 4. Lạc 11.000 18.6 20.46 5. Khoai lang 7.000 42.70 29.89

(Nguồn: Điều tra và thu thập)

Nếu so sánh giữa các nhóm cây trồng ngắn ngày được trồng trong vùng thì cây Lúa cho giá trị sản xuất cao nhất; sau đó đến cây Ngô 32,08 triệu đồng/ha/vụ, cây Khoai với 29,89 triệu đồng/ha/vụ; tiếp đến cây Lạc 20.46 triệu đồng/ha/vụ.

Đây là các loại nông sản mà thị trường dễ tiêu thụ, dễ trồng và chăm sóc mang lại hiệu quả kinh tế. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặc khác được sự quan tâm chỉ đạo khá tận tình của chính quyền địa phương thúc đẩy khả năng sản xuất của địa phương.

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất trong sản xuất lúa trên một ha trong một vụ

STT Chi phí Lúa xuân Lúa mùa

S lượng Thành tin S lượng Thành tin

A Vt cht 9.589.000 10.385.000

1 Giống 55 (Kg) 990.000 48 (Kg) 864.000

2 Đạm Ure 170 (Kg) 1.530.000 230 (Kg) 2.070.000

3 Lân lâm thao 555 (Kg) 1.554.000 580 (Kg) 1.624.000 4 Kali 110 (Kg) 1.210.000 87 (Kg) 957.000 5 Thuốc BVTV 83 (Lần) 2.905.000 92 (Lần) 3.220.000 6 Chi phí khác 1.400.000 1.650.000 B Lao động(công) 166 172 1 Công máy 56 11.200.000 56 11.200.000 Tổng 20.789.000 21.585.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Điều tra và thu thập)

Chi phí sản xuất lúa mà người dân bỏ ra có thể tính được còn một số chi phí phát sinh khi gặp phải thiên tai, trở ngại trong sản xuất và công chăm sóc của hộ chưa được tính vào. Đối với chi phí sản xuất của cây lúa thì không tính công

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP THEO FAQ TRÊN địa bàn xã HỒNG THÁI ĐÔNG THỊ xã ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50)