Các mode dao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dao động của cầu bình lợi 2 khi một số dây treo không làm việc (Trang 44 - 51)

Bảng 3.6 thể hiện chỉ số hướng tham gia dao động của 10 mode dao động đầu tiên khi cầu ở trạng thái đầy đủ dây. Trong đó TRAN-X, TRAN-Y và TRAN-Z là chỉ số hướng tham gia dao động chuyển vị theo phương X, Y và Z (tức là chuyển vị theo các phương dọc cầu, ngang cầu và phương thẳng đứng), các chỉ số ROTN-X, ROTN-Y và ROTN-Z là chỉ số hướng tham gia dao động xoắn theo phương tương ứng là X, Y và Z .

Bảng 3.6: Chỉ số hướng tham gia dao động trạng thái cầu đầy đủ dây

Mode TRAN-X (%) TRAN-Y (%) TRAN-Z (%) ROTN-X (%) ROTN-Y (%) ROTN-Z (%) 1 0 63.49 0 36.5 0 0.01 2 0 57.81 0 42.19 0 0 3 0 0.380 0.000 0.110 0.000 99.520 4 19.01 0.000 70.150 0.000 10.840 0.000 5 1 0.000 24.940 0.000 74.060 0.000 6 0 40.620 0.000 59.330 0.000 0.040 7 0 0.010 0.000 0.290 0.000 99.700

8 0.35 0.000 99.520 0.000 0.130 0.000

9 0 3.730 0.000 45.500 0.000 50.760

10 0 8.050 0.000 85.960 0.000 5.990

Sau đây là 10 mode dao động đầu tiên được xét đến trong nghiên cứu.

Mode 1

Hệ dao động theo phương ngang, vòm chuyển vị ngang (hình 3.21)

Hình 3.21: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 1

Hình 3.22: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 2

Hình 3.22 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 2 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode 2 hệ cũng dao động ngang như mode 1. Tuy nhiên lúc này hệ dao động xoắn thể hiện rõ hơn.

Mode 3

Hình 3.23 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 3 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode 3 chuyển vị xoay trục z thể hiện rất rõ . Lúc này hệ bị xoắn theo phương thẳng đứng.

Hình 3.23: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 3

Mode 4

Hình 3.24: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 4

Hình 3.24 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 4 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode 4 chuyển vị theo phương thẳng đứng thể hiện rõ, lúc này hệ bị uốn theo phương thẳng đứng, đây là mode dao động động thẳng đứng đầu tiên của hệ cầu.

Mode 5

Ở mode 5 chuyển vị theo phương thẳng đứng phức tạp hơn, ½ cầu chuyển vị lên thì ½ cầu chuyển vị xuống, do có sự lệch pha nên lúc này hệ

cầu cũng bị xoắn hteo phương ngang cầu. (hình 3.25)

Hình 3.25: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 5

Mode 6

Hình 3.26: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 6

Hình 3.26 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 6 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Chuyển vị theo phương ngang và xoay theo phương dọc cầu làm cho hệ dao động uốn xoắn.

Mode 7

Hình 3.27 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 7 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode này toàn hệ xoắn mạnh theo phương thẳng đứng và xoắn nhẹ theo phương dọc cầu.

Hình 3.27: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 7

Mode 8

Hình 3.28: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 8

Hình 3.28 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 8 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode này toàn hệ uốn mạnh theo phương thẳng đứng kết hợp một chút uốn theo phương dọc cầu và xoắn theo phương ngang cầu.

Mode 9

Hình 3.29 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 9 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Ở mode này toàn hệ xoắn mạnh theo hai phương, phương thẳng đứng và phương dọc cầu kết hợp một chút uốn theo phương ngang cầu.

Hình 3.29: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 9

Mode 10

Hình 3.30: Dao động riêng của cầu khi đủ dây ở mode 10

Hình 3.30 thể hiện hình ảnh dao động ở mode 10 của cầu Bình Lợi 2 khi đủ dây. Khác với dao động mode 9, ở mode 10 toàn hệ xoắn mạnh theo một phương thẳng đứng cầu kết hợp một chút uốn theo phương ngang cầu và xoắn nhẹ theo phương thẳng đứng.

3.3.2.Thay đổi của tần số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dao động của cầu bình lợi 2 khi một số dây treo không làm việc (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w