Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa cạn tại huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 59 - 61)

- Số giờ nắng: Đối với vụ mùa nhìn chung số giờ nắng đảm bảo và thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa Nhưng nắng nóng cũng

5 Khẩu Vai Hầu hết cây bị nghiêng Trung bình 6Đẩy Đẹo Bụt (ĐC)Cây không bị nghiêng1Tốt

3.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Ở miền Bắc Việt Nam thời tiết được phân thành 4 mùa rõ rệt, mùa Xuân thường có mưa phùn kéo dài, ẩm độ không khí cao, mùa hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện nhiều, đó là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại lúa. Những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với năng suất cây trồng nói chung và với lúa cạn nói riêng là rất lớn. Quá trình phát sinh phát triển của sâu, bệnh rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn nếu không phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng tới kết quả thu hoạch của vụ sản xuất đó. Việc người dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh làm tăng chi phí cho sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe con người, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm, môi trường sống, làm mất đi sự cân bằng sinh thái, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên dẫn tới các đại dịch về sâu, bệnh.

Từ những vấn đề nêu trên, hiện nay cần chọn ra các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đây là xu hướng chủ đạo của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật trong việc chọn tạo và khảo nghiệm khả năng thích ứng, tính chống chịu của các giống lúa khi đưa vào sản xuất. Khả năng thích ứng và chống chịu tốt sâu, bệnh của giống là yếu tố quan trọng làm giảm chi phí

cho sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên địch đồng thời giữ được sự cân bằng sinh thái.

Trong khi tiến hành sản xuất chúng ta phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời sâu bệnh phát sinh, phát triển để phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, canh tác lúa cạn phần lớn đầu tư thấp, nông dân hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên thì yêu cầu phải chọn tạo ra được những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa và thu được kết quả sau:

Bảng 3.13: Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm vụ mùa năm 2012

CT Tên Giống lúa Sâu đục thân

(điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) 1 Lổng Râu 5 3 5

2 Khẩu Nua Đeng 5 3 3

3 Khẩu Nua Cồ 3 1 3

4 Nếp Vàng 3 1 0

5 Khẩu Vai 5 3 5

6 Đẩy Đẹo Bụt (ĐC) 3 3 3

Bảng 3.14: Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm vụ mùa năm 2013

CT Tên Giống lúa Sâu đục thân

(điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) 1 Lổng Râu 5 5 5

2 Khẩu Nua Đeng 5 3 3

3 Khẩu Nua Cồ 3 1 1

4 Nếp Vàng 3 1 0

5 Khẩu Vai 5 3 5

6 Đẩy Đẹo Bụt (ĐC) 3 3 2

bệnh, nhưng có những loại sâu bệnh chủ yếu là:

- Sâu đục thân: Thường xuất hiện và gây hại nặng vào thời kỳ trước trỗ- vào chắc, chúng phá hại bằng cách chui vào thân sống và gây hại. Kết quả chúng sẽ làm héo nõn, chết nhánh, bông bạc ảnh hưởng đến năng suất. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy giống Khẩu Nua Cồ, Nếp Vàng và Đẩy Đẹo Bụt (ĐC) bị hại nhẹ và được đánh giá ở thang điểm 3. Các giống còn lại bị ảnh hưởng nặng hơn được đánh giá ở thang điểm 5.

- Sâu cuốn lá: Xuất hiện và phá hại nhiều ở giai đoạn từ làm đòng đến trỗ, chúng phá hại bằng cách nhả tơ, cuốn lá thành ống, gặm diệp lục, làm cho diện tích lá bị giảm, từ đó làm giảm diện tích quang hợp của cây. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống Khẩu Nua Cồ và Nếp Vàng bị hại rất nhẹ và được đánh giá ở thang điểm 1. Các giống Khẩu Vai, Đẩy Đẹo Bụt (ĐC) và Khẩu Nua Đeng bị hại nhẹ và đánh giá ở thang điểm 3. Các giống còn lại bị hại nặng hơn và được đánh giá ở thang điểm 5.

- Bệnh đạo ôn: Vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng hình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình to và có màu xám tro, Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có một quầng vàng.

Qua theo dõi cho thấy bệnh xuất hiện ở giống Khẩu Nua Cồ ở mức độ rất nhẹ và được đánh giá ở thang điểm 1. Giống Nếp Vàng hoàn toàn không có dấu hiệu của vết bệnh. Giống Đẩy Đẹo Bụt có dấu hiệu nhẹ và đánh giá ở thang điểm 2. Các giống Lổng Râu và Khẩu Vai có dấu hiệu của bẹnh nặng nhất và được đánh giá ở thang điểm 5. Giống Khẩu Nua Đeng có dấu hiệu của bệnh được đánh giá ở thang điểm 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa cạn tại huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w