Thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa cạn tại huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 46 - 50)

- Số giờ nắng: Đối với vụ mùa nhìn chung số giờ nắng đảm bảo và thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa Nhưng nắng nóng cũng

3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn tham gia thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây lúa (tính bằng ngày) kể từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa chín, hoặc từ khi gieo đến lúc thu hoạch. Đó cũng chính là thời gian để hoàn thành một chu kỳ phát dục của cây lúa.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa biến động từ 75 - 240 ngày. Thời gian sinh trưởng của các giống dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng. Thời gian sinh trưởng có thể kéo dài trong một giới hạn nhỏ do

một số nguyên nhân:

- Do việc mọc chậm, khi gieo hạt vào đất khô, việc nảy mầm không bắt đầu ngay được.

- Do bị hạn: giai đoạn bị hạn xảy ra trước khi lúa trỗ bông dài hay ngắn có thể kéo dài thời gian sinh trưởng vài ngày.

- Do bị sâu bệnh phá hoại: sâu bệnh phá hoại làm ảnh hưởng tới bộ lá, Sự phục hồi của lá sau khi sâu bệnh tấn công sẽ làm chu kỳ sinh trưởng chậm đi vài ngày.

Viện nghiên cứu lúa IRRI đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Thường những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài hoặc quá ngắn đều cho năng suất không cao, còn những giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình từ 120 - 150 ngày thì có khả năng cho năng suất cao hơn. Trong phạm vi ngắn hơn 150 ngày thì thời gian sinh trưởng tương quan thuận với năng suất.

Lúa cạn thường trồng ở những nơi khó khăn về nước, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, vì vậy thường được bố trí trồng vào mùa mưa (vụ mùa), nhưng trong thời gian sinh trưởng, cây lúa thường bị hạn vào cuối vụ, đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa cạn. Do vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ thích hợp. Khi biết thời gian sinh trưởng của giống, chúng ta có thể bố trí thời cụ gieo trồng để tránh được những đợt hạn cuối cùng, góp phần tăng năng suất lúa cạn.

Toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia ra thành 2 thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa các giống lúa chủ yếu là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, giống chín sớm thì giai đoạn này ngắn, giống chín muộn thì giai đoạn này dài. Còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực các giống khác nhau nhìn chung ít thay đổi,

đến khi cây lúa làm đòng. Trong thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, nhánh, … Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng biến động rất lớn phụ thuộc vào dòng, giống, mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật tác động. Thời kỳ này sẽ quyết định lượng chất khô tích lũy được và số bông trên đơn vị diện tích.

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa được tính từ khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi chín hoàn toàn. Đây là thời kỳ quan trọng nhất, trực tiếp quyết định đến năng suất sau này.

Như vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ, tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh trưởng, phát triển và là điều kiện cần thiết để xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, xen canh cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật một cách hợp lý nhằm giúp cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao.

Dựa vào các điều kiện trên, thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn đã được viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nghiên cứu và chia làm 4 nhóm:

- Nhóm chín cực ngắn: Có thời gian sinh trưởng < 100 ngày.

- Nhóm chín ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 100-115 ngày. - Nhóm chín trung bình: Có thời gian sinh trưởng từ 116 - 130 ngày. - Nhóm chín dài ngày: Có thời gian sinh trưởng > 130 ngày.

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi và thu được kết quả:

Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2012

Đơn vị: Ngày

TT Tên Giống lúa

Thời gian gieo đến... Tổng

TGST Đánh giá Mọc Đẻ

nhánh Trỗ Chín

1 Lổng Râu 3 19 88 115 115 Ngắn ngày

2 Khẩu Nua Đeng 4 24 102 130 130 Trung ngày

3 Khẩu Nua Cồ 4 22 105 126 126 Trung ngày

4 Nếp Vàng 3 21 100 124 124 Trung ngày

5 Khẩu Vai 4 19 90 117 117 Trung ngày

6 Đẩy Đẹo Bụt

(ĐC) 4 22 112 129 129 Trung ngày

Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa cạn tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2013

Đơn vị: Ngày

TT Tên Giống lúa

Thời gian gieo đến....

Tổng

TGST Đánh giá Mọc Đẻ

nhánh Trỗ Chín

1 Lổng Râu 4 20 89 116 116 Chín ngắn ngày

2 Khẩu Nua Đeng 4 24 102 130 130 Chín TB

3 Khẩu Nua Cồ 4 22 105 126 126 Chín TB

4 Nếp Vàng 3 21 100 124 124 Chín TB

5 Khẩu Vai 4 19 91 117 117 Chin sớm

6 Đẩy Đẹo Bụt

(ĐC) 4 22 110 130 130 Chín TB

Qua bảng số liệu cho thấy: Các giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín ngắn ngày và trung bình. Thời gian sinh trưởng biến động trong khoảng từ 115 đến 130 ngày. Giống dài ngày nhất là

giống số 2 (Khẩu Nua đeng) có thời gian sinh trưởng 130 ngày. Giống ngắn ngày nhất là giống số (Lổng râu) có thời gian sinh trưởng 115 ngày,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa cạn tại huyện vị xuyên tỉnh hà giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w