Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: Theo QCVN01- 55: 2011/BNNPTNT.
Gai đoạn 1: Nảy mần Giai đoạn 2: Mạ
Giai đoạn 3: Đẻ nhánh Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 5: Làm đòng Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 8: Vào chắc Giai đoạn 9: Chín
2.4.3.1. Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
- Ngày mọc: Được tính từ khi 80% số cây mọc trên ô.
- Ngày trỗ: Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm, Cây lúa trỗ khi bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5cm trở lên.
- Ngày chín: Được tính từ khi những hạt đầu cùng của nhánh cuối cùng trên bông vàng (hoặc mầu vốn có của giống), số hạt vàng (hoặc mầu vốn có của giống), chiếm 90% tổng số hạt trên bông.
Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ lúc gieo đến lúc chin được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm chín cực ngắn: Có thời gian sinh trưởng < 100 ngày.
- Nhóm chín ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 100-115 ngày. - Nhóm chín trung ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 116 - 130 ngày. - Nhóm chín dài ngày: Có thời gian sinh trưởng > 130 ngày.
2.4.3.2. Khả năng đẻ nhánh
Tiến hành theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần trên 10 cây của mỗi lần nhắc lại, Đếm toàn bộ số nhánh trên những cây đã định sẵn, sau đó đánh gia theo thang điểm 5 cấp:
+ Điểm 3: Khỏe (20 - 25 dảnh/khóm) + Điểm 5: Trung bình (10 - 19 dảnh/khóm) + Điểm 7: Yếu (5 - 9 dảnh/khóm)
+ Điểm 9: Rất yếu (< 5 dảnh/khóm)
Qua quá trình theo dõi khả năng đẻ nhánh ta có: Số dảnh cơ bản, số dảnh tối đa, số dảnh hữu hiệu. Từ trên ta tính được các chỉ tiêu:
Sức đẻ nhánh chung = Số dảnh cơ bảnSố dảnh tối đa
Sức đẻ nhánh hữu hiệu = Số dảnh hữu hiệu Số dảnh cơ bản
Tỷ lệ dảnh hữu hiệu (%) = Dảnh hữu hiệu x 100 Dảnh tổi đa
2.4.3.3.Chiều cao cây
Theo dõi chiều cao cây qua các thời kì sinh trưởng và phát triển: Mạ - đẻ nhánh - làm đòng - trỗ bông - chín.
Tiến hành đo chiều cao của các cây theo dõi trên mỗi ô thí nghiệm: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (trước trỗ) và đo từ mặt đất lên đỉnh bông cao nhất đối với giai đoạn sinh trưởng sinh thực (chín - chiều cao cuối cùng).
Thời gian đo: cứ 7 ngày đo một lần, rồi đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Thấp cây (<90 cm).
+ Điểm 5: Trung bình (90 - 125 cm). + Điểm 9: Cao cây (> 125 cm).
2.4.3.4. Khả năng chống đổ (Độ cứng cây)
Khả năng chống đổ được quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch sau đó đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 1: Cứng (Cây không bị đổ)
+ Điểm 5: Trung bình ( Hầu hết cây bị nghiêng) + Điểm 9: Yếu (Hầu hết cây bị đổ rạp)
2.4.3.5. Độ tàn của lá
Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 9 (giai đoạn lúa chín).
Ghi lại màu sắc lá của từng giống rồi đánh giá theo thang điểm: Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên).
Điểm 5: Trung bình (lá trên biến màu vàng).
Điểm 9: Sớm và nhanh tàn (tất cả các lá vàng hoặc chết).
2.4.3.6. Độ rụng hạt
Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 9 (giai đoạn lúa chín).
Giữ chặt và vuốt tay dọc bông lúa, sau đó ước tính số phần trăm hạt rụng, đánh giá theo thang điểm:
Điểm1: Khó rụng: <10% số hạt rụng Điểm 5: Trung bình: 10-50% số hạt rụng Điểm 9: Dễ rụng: >50% số hạt rụng
2.4.3.7. Khả năng chịu hạn và phục hồi.
Quan sát độ cuốn lá sau thời gian bị hạn ít nhất 1 tuần
Ghi lại đặc điểm của lá của từng giống rồi đánh giá theo thang điểm:
* Độ cuốn lá:
Điểm 0: Bình thường
Điểm 1: Lá bắt đầu cuốn (Hình chữ V nông) Điểm 3: Lá cuộn lại (Hình chữ V sâu)
Điểm 5: Lá cuộn lại hoàn toàn (Hình chữ U) Điểm 7: Mép lá chạm vào nhau (Hình chữ O) Điểm 9: Lá cuộn chặt lại
* Độ khô lá:
Điểm 0: Không có triệu chứng héo Điểm 1: Đầu lá hơi khô
Điểm 3: Đầu lá bị khô 1/4 chiều dài của hầu hết các lá Điểm 5: 1/4 đến 1/2 của các lá bị khô hoàn toàn
Điểm 7: Hơn 2/3 của tất cả các lá bị khô hoàn toàn Điểm 9: Tất cả các cây bị chết rõ rệt
* Khả năng phục hồi:
Quan sát khả năng phục hồi trùng với ngày quan sát khả năng chịu hạn, nhưng thời gian quan sát vào lúc chiều khi tắt nắng.
Ghi lại đặc điểm lá của từng giống, sau đó đánh giá theo thang điểm: Điểm 1: 90 - 100% số cây phục hồi.
Điểm 3: 70 - 89% số cây phục hồi. Điểm 5: 40 - 69% số cây phục hồi. Điểm 7: 20 - 39% số cây phục hồi. Điểm 9: 0 - 19% số cây phục hồi.
2.4.3.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh theo phương pháp chung. Điều tra thiệt hại vào thời điểm xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo cáo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.
* Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walker): Theo dõi ở giai đoạn 3 - 5 và 8 - 9.
- Phương pháp: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc. Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 5 khóm lúa theo phương pháp chọn tự do hay hệ thống tuần tự không lặp lại. Đếm số dảnh bị hại, số khóm bị hại, số khóm điều tra.
- Thang điểm đánh giá 6 cấp: + Điển 0: Không bị hại
+ Điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc
* Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis Guenee):
Đánh giá từ giai đoạn đẻ nhánh đến chín, Tính tỷ lệ cây bị ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống, rồi đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: Không bị hại.
+ Điểm 1: Từ 1 - 10% Cây bị hại. + Điểm 3: Từ 11 - 20% Cây bị hại. + Điểm 5: Từ 21 - 35% Cây bị hại. + Điểm 7: Từ 36 - 50% Cây bị hại. + Điểm 9: Từ 51 - 100% Cây bị hại.
* Bệnh đạo ôn hại lá (Pyrcularia oryzae):
Theo dõi dánh giá ở giai đoạn sinh trưởng từ 2 - 3 ước lượng thực tế % diện tích lá bị bệnh với dạng vết bệnh phổ biến rồi đánh giá theo thang điểm của IRRI:
+ Điểm 0: Không có vết bệnh
+ Điểm 1: Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa suất hiện vùng sinh bào tử.
+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 - 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.
+ Điểm 3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên.
+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích lá.
+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình : 4 - 10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình : 11 - 25% diện tích lá.
+ Điểm 7: Vết bệnh điển hình : 26 - 50% diện tích lá. + Điểm 8: Vết bệnh điển hình : 51 - 75% diện tích lá. + Điểm 9: Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.
2.4.3.9. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
* Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính như sau:
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x P100000 1000 hạt - Số bông/m2: Đếm toàn bộ số bông có trên 10 hạt ở các cây theo dõi của mỗi công thức, Sau đó lấy giá trị trung bình của số bông trên cây, Số bông/m2 sẽ được tính như sau:
Số bông/m2 = Số bông/khóm x Số khóm/m2
- Số hạt/bông: Đếm toàn bộ số hạt/bông của các bông có trên 10 hạt ở các cây theo dõi của mỗi giống, Sau đó tính kết quả trung bình để suy ra số hạt/bông cần tính.
- Tỷ lệ hạt chắc/bông:
Tỷ lệ hạt chắc trên bông = Tổng số hạt/bôngSố hạt chắc/bông x 100
- Trọng lương 1000 hạt (P1000): Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy một chữ số sau dấu phẩy.
* Năng suất thực thu (NSTT): Gặt toàn bộ ô thí nghiệm (kể cả những khóm lấy mẫu), tuốt hạt rồi phơi khô đến độ ẩm 13 - 14% quạt sạch và cân khối lượng cụ thể rồi quy ra tấn/ha.
2.4.3.10. Chất lượng gạo
Phương pháp đo đếm và quan sát:
- Dạng hạt: Đo chiều dài và chiều rộng, Sau đó tính tỷ lệ chiều dài/chiều rộng đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng > 3
+ Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 - 2 + Điểm 9: dạng hình tròn, tỷ số dài/rộng < 1,1 - Đánh giá mầu gạo lật.
- Màu gạo lật (vỏ cám): Phương pháp quan sát, thường có các màu trắng, trắng vàng, vàng nâu, nâu đen, đỏ tía…
- Hương thơm: Kiểm tra khi nấu, đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không thơm
+ Điểm 1: Hơi thơm + Điểm 2: Thơm
- Độ dẻo: Đánh giá độ mềm cơm sau khi nấu chín để nguội, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: Rất dẻo + Điểm 2: Dẻo
+ Điểm 3: Trung bình