Sự phát triển của tả o

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella (Trang 29 - 31)

Kết quả thí nghiệm cho thấy sự phát triển của quần thể tảo phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng dinh dưỡng cung cấp vào bể nuôi thông qua thức ăn cho cá rô phi. Mật độ tảo

đạt cực đại cao nhất ở bể 2 vào ngày nuôi thứ 6 (bảng 4.2). Như vậy, việc tăng khối lượng cá trong bể nuôi đồng nghĩa với tăng lượng thức ăn cung cấp cho bể nuôi (vì tỉ

lệ cho ăn tính trên trọng lượng cá) cho thấy quần thể tảo phát triển tốt hơn, nhưng ở

giới hạn nhất định. Cụ thể mật độ tảo tăng cao từ bể 0,5 đến bể 2, sau đó giảm thấp ở

bể 2,5 và bể 3. Hệ tiêu hóa của cá giúp chuyển hoá nhanh một phần đạm và lân ở dạng hữu cơ trong thức ăn thành dạng vô cơ dễ tiêu (N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-) thông qua chất bài tiết để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của tảo (Trần Công Bình và csv,

2005).

Bảng 4.2: Biến động mật độ tảo qua các ngày nuôi (tế bào/mL) Nghiệm thức Ngày Bể 0,5 Bể 1 Bể 1,5 Bể 2 Bể 2,5 Bể 3 1 11.200 17.100 19.050 25.100 14.400 11.900 2 17.000 30.300 34.550 52.500 23.600 30.050 3 47.000 126.500 130.000 210.000 140.000 137.800 4 87.000 169.500 233.000 495.500 290.000 316.000 5 206.500 312.000 630.500 1.089.500 675.000 770.000 6 144.500 221.500 593.000 1.372.500 810.500 520.100 7 85.500 129.000 340.500 975.000 420.000 370.000 Trung bình 85.529 143.700 282.943 602.871 339.071 307.979

Tuy nhiên, không phải cứ tăng khối lượng cá nuôi cũng như tăng lượng thức ăn vào bể

là sự phát triển của quần thể tảo trở nên tốt hơn, điều này thấy ở bể 2,5 và bể 3, lượng thức ăn cung cấp vào bể nhiều hơn các bể khác nhưng kết quả phát triển của quần thể

tảo lại kém hơn. Nguyên nhân vì khối lượng cá thả vào bể cao, lượng thức ăn cung cấp nhiều thì chất thải cũng tăng dẫn đến chất hữu cơ, chất vẫn nhiều hơn làm giảm chất lượng nước. Ngoài ra, những vật chất lơ lững có từ chất thải cá cũng ảnh hưởng

đến quá trình quang hợp của tảo, làm hạn chế sự hấp thu ánh sáng cho quá trình quang hợp của quần thể tảo trong bể nuôi. Theo Sung (1991), Chlorella đòi hỏi cường độ

ánh sáng mạnh cho sự phát triển.

Các pha phát triển của tảo

Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy vào ngày nuôi thứ 3 tảo phát triển mạnh ở các bể

với mật độ tảo gia tăng nhanh nhưở bể 0,5 từ 17.000 tế bào/mL ở ngày thứ 2 tăng lên 47.000 vào ngày thứ 3, bể 2 tăng từ 52.500 tế bào/mL lên 210.000 tế bào/mL, … Giai

đoạn này thuộc pha tăng trưởng nhanh của tảo, đây là giai đoạn các tế bào tảo phân chia nhanh chóng do đó mật độ tảo tăng nhanh. Ngày thứ năm mật độ tảo đạt cực đại

ở các bể 0,5, bể 1, bể 1,5 và bể 3, ngày thứ 6 mật độ tảo đạt cực đại ở 2 bể còn lại là bể 2 và bể 2,5. Như vậy thời gian mật độ tảo đạt cực đại của bể 2 và bể 2,5 sau các bể

khác 1 ngày và với mật độ đạt cực đại cao hơn (lần lượt là 1.372.500 tế bào/mL; 810.500 tế bào/mL). Điều này cho thấy với khối lượng cá 0,5; 1; 1,5 kg/m3 vào bể

cùng khối lượng thức ăn tương ứng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để

tảo phát triển tốt nhất. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1 2 3 4 5 6 7 Ngày Bể 0,5 Bể 1 Bể 1,5 Bể 2 Bể 2,5 Bể 3

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ tảo

Sau ngày mật độ tảo đạt cực đại thì những ngày nuôi sau mật độ tảo giảm dần. Vậy bể

2 và bể 2,5 có thời gian mật độ tảo giảm xảy ra chậm hơn các bể khác, có nghĩa là pha suy tàn của tảo đến sau các bể khác. Theo Coutteau (1996) thì trong quá trình nuôi có

oxy, nhiệt độ quá cao, pH không ổn định hoặc môi trường nước nhiễm bẩn …Trong thí nghiệm này tảo suy tàn có thể do thiếu dinh dưỡng ở các bể có khối lượng cá thả

vào thấp cũng như lượng thức ăn cung cấp vào bể thấp như bể 0,5, bể 1,…và do các chất thải, cặn bả tích lũy lâu ngày làm chất lượng nước xấu đi ở các bể.

Tương quan mật độ tảo và khối lượng cá rô phi

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 1 2 3 4 5 6 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 Khối lượng cá Mật độ tảo

Hình 4.2: Tương quan mật độ tảo và khối lượng cá rô phi

Hình 4.2 cho thấy mối tương quan giữa khối lượng cá rô phi với mật độ tảo ở các nghiệm thức. Khối lượng cá trong bể càng cao thì mật độ tảo càng cao nhưng khối lượng cá tăng cao ở một giới hạn nhất định thì mật độ tảo lại giảm thấp. Trần Công

Bình và csv (2005) khi nghiên cứu ảnh hưởng của sinh khối cá rô phi lên sự tăng trưởng quần thể tảo Chlorella cũng cho kết quả mật độ tảo cực đại tăng cùng với sự

gia tăng khối lượng cá ở các bể từ 0,5 kg – 2 kg.

Nhìn chung, mật độ tảo Chlorella và khối lượng cá rô phi trong các bể cá – tảo có mối tương quan với nhau. Trong điều kiện nhiệt độ từ 27,7 – 31,2 o C và pH từ 7,5 – 7,9 thì mật độ tảo càng cao khi khối lượng cá rô phi càng cao nhưng khi khối lượng cá rô phi tăng cao ở một giới hạn nhất định (0,5 – 2 kg) thì mật độ tảo lại giảm.

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)