Các yếu tố môi trường nuôi tảo

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella (Trang 28 - 29)

Mỗi loài tảo cần một khoảng nhiệt độ nước thích hợp để phát triển, ngoài ngưỡng nhiệt độ này tảo sẽ không phát triển và có thể chết. Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của tảo Chlorella từ 25 – 35 oC (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Nhiệt

độ ở các bể cá – tảo trong quá trình thí nghiệm dao động từ 27,7 – 31,2 oC (bảng 4.1) nhiệt độ này thích hợp cho cả sự phát triển của tảo Chlorella và cá rô phi.

Bảng 4.1: Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Chỉ tiêu Bể 0,5 Bể 1 Bể 1,5 Bể 2 Bể 2,5 Bể 3 Sáng 27,9±0,75 27,7±0,57 27,8±0,64 27,8±0,64 27,9±0,75 27,9±0,67 Nhiệt độ (oC) Chiều 30,8±1,35 31±1,22 31±1,32 31,2±1,47 31,1±1,34 31,1±1,34 Sáng 7,9±0,05 7,9±0,06 7,9±0,07 7,8±0,17 7,7±0,14 7,7±0,15 pH Chiều 7,8±0,17 7,6±0,13 7,6±0,19 7,6±0,2 7,5±0,18 7,5±0,2 pH

pH trong các bể nuôi ít biến động, có giá trị trung bình từ 7,5 – 7,9 và nằm trong khoảng thích hợp cho các đối tượng nuôi. Hầu hết các thủy sinh vật đều có khoảng pH thích hợp trong phạm vi từ 6,5 – 9 (Trương Quốc Phú, 2006). pH trong các bể nuôi những ngày đầu tương đối ổn định, từ ngày thứ 4 trở về sau pH có xu hướng giảm. Do thời gian nuôi càng lâu môi trường nuôi càng tích lũy nhiều vật chất hữu cơ từ xác tảo chết, thức ăn, chất bài tiết của cá…Quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ này tiêu tốn nhiều O2 và sinh ra nhiều khí CO2 làm pH giảm (Trương Quốc Phú, 2006), điều này cũng lý giải nguyên nhân sự chênh lệch pH sáng - chiều ở các bể tảo và sự chênh lệch pH giữa các bể tảo. Buổi sáng, tảo hô hấp mạnh lấy đi O2 trong nước và thải CO2 vì vậy trong bể mật độ tảo càng cao thì hàm lượng CO2 càng cao và pH sẽ càng thấp. Buổi chiều, nhiệt độ cao tốc độ phân hủy vật chất hữu cơ xảy ra mạnh, các bể có cung cấp lượng thức ăn càng nhiều (vì khối lượng cá nhiều), tích tụ nhiều vật chất hữu cơ

trên. Như vậy, khi so sánh pH trung bình của các bể tảo cho thấy pH giảm khi khối lượng cá tăng (bảng 4.1).

4.1.2 Sự phát triển của tảo Mật độ tảo

Một phần của tài liệu thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)