Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy, IR)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập một số hợp chất flavonoit từ cây bần chua (sonnerratia caseolaris) (Trang 28)

Phổ hồng ngoại đƣợc xây dựng dựa vào sự khác nhau về dao động của các liên kết trong phân tử hợp chất dƣới sự kích thích của tia hồng ngoại. Mỗi

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 22 Lớp: K37A - Hóa học

kiểu liên kết đƣợc đặc trƣng bởi một vùng bƣớc sóng khác nhau. Do đó dựa vào phổ hồng ngoại, có thể xác định đƣợc các nhóm chức đặc trƣng trong hợp chất, ví dụ nhƣ dao động hoá trị của nhóm OH tự do trong các nhóm hydroxyl là 3300 - 3450 cm - 1, của nhóm cacbonyl C = O trong khoảng 1700 - 1750 cm - 1, của nhóm C = C trong vùng 1630 - 1650 cm - 1

, của nhóm ete C - O - C trong vùng 1020 - 1100 cm - 1,... Đặc biệt vùng dƣới 700 cm - 1 đƣợc gọi là vùng vân tay, đƣợc sử dụng để nhận dạng các hợp chất hữu cơ theo phƣơng pháp so sánh trực tiếp.

Hiện nay, thông tin chung thu đƣợc từ phổ hồng ngoại không nhiều, mà lƣợng chất cần để thực hiện phép đo này lại cần đến 2 - 3 mg chất và khó thu hồi lại. Vì vậy, thƣờng đối với các hợp chất thiên nhiên (lƣợng chất thu đƣợc ít) thì phổ hồng ngoại đƣợc đo sau khi đã hoàn chỉnh các phép đo khác.

1.5.2. Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy, MS)

Nguyên tắc của phƣơng pháp phổ này là dựa vào sự phân mảnh ion của phân tử chất dƣới sự bắn phá của chùm ion bên ngoài. Phổ MS còn cho các pic ion mảnh khác mà dựa vào đó ngƣời ta có thể xác định đƣợc cơ chế phân mảnh và dựng lại đƣợc cấu trúc hoá học của các hợp chất. Hiện nay có rất nhiều loại phổ khối lƣợng, nhƣ những phƣơng pháp chủ yếu sau:

- Phổ EI - MS (Electron Impact Ionization Mass Spectroscopy) dựa vào sự phân mảnh ion dƣới tác dụng của chùm ion bắn phá năng lƣợng khác nhau, phổ biến là 70eV.

- Phổ ESI - MS (Electron Sprayt Ionization Mass Spectroscopy) gọi là phổ phun mù điện tử. Phổ này đƣợc thực hiện với năng lƣợng bắn phá thấp hơn nhiều so với phổ EI - MS, do đó phổ thu đƣợc chủ yếu là pic ion phân tử và các pic đặc trƣng cho sự phá vỡ các liên kết có mức năng lƣợng thấp, dễ bị phá vỡ.

- Phổ FAB - MS (Fast Atom Bombing Mass Spectroscopy) là phổ bắn phá nguyên tử nhanh với sự bắn phá nguyên tử nhanh ở năng lƣợng thấp, do đó phổ thu đƣợc cũng dễ thu đƣợc pic ion phân tử.

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 23 Lớp: K37A - Hóa học

- Phổ khối lƣợng phân giải cao (High Resolution Mass Spectroscopy), cho phép xác định pic ion phân tử hoặc ion mảnh với độ chính xác cao.

- Ngoài ra, hiện nay ngƣời ta còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sắc kí kết hợp với khối phổ khác nhƣ: GC - MS (sắc kí khí - khối phổ) cho các chất dễ bay hơi nhƣ tinh dầu hay LC - MS (sắc kí lỏng - khối phổ) cho các hợp chất khác. Các phƣơng pháp kết hợp này còn đặc biệt hữu hiệu khi phân tích thành phần của hỗn hợp chất (nhất là phân tích thuốc trong ngành dƣợc).

1.5.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy NMR)

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân là một phƣơng pháp phổ hiện đại và hữu hiệu nhất hiện nay. Với việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phổ NMR một chiều và hai chiều, các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác cấu trúc của hợp chất, kể cả cấu trúc lập thể của phân tử.

Nguyên lý chung của các phƣơng pháp phổ NMR (phổ proton và cacbon) là sự cộng hƣởng khác nhau của các hạt nhân từ (1

H và 13C) dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài. Sự cộng hƣởng khác nhau này đƣợc biểu diễn bằng độ dịch chuyển hoá học (chemical shift). Ngoài ra, đặc trƣng của phân tử còn đƣợc xác định dựa vào tƣơng tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau (spin coupling).

1.5.3.1. Phổ 1

H - NMR

Trong phổ 1

H - NMR, độ dịch chuyển hoá học (δ) của các proton đƣợc xác định trong thang ppm từ 0 - 14ppm, tuỳ thuộc vào mức độ lai hoá của nguyên tử cũng nhƣ đặc trƣng riêng của từng phần. Dựa vào những đặc trƣng của độ dịch chuyển hoá học và tƣơng tác spin mà ta có thể xác định đƣợc cấu trúc hoá học của hợp chất.

1.5.3.2. Phổ 13

C - NMR

Phổ này cho tín hiệu vạch phổ cacbon. Mỗi nguyên tử cacbon sẽ cộng hƣởng ở một trƣờng khác nhau và cho tín hiệu phổ khác nhau. Thang đo của phổ 13

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 24 Lớp: K37A - Hóa học

1.5.3.3. Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer)

Phổ này cho ta các tín hiệu phân loại các loại cacbon khác nhau. Trên phổ DEPT, tín hiệu của các cacbon bậc bốn biến mất. Tín hiệu của CH và CH3 nằm về một phía và của CH2 về một phía trên phổ DEPT 1350. Trên phổ DEPT 900 chỉ xuất hiện tín hiệu phổ của CH.

1.5.3.4. Phổ 2D - NMR

Đây là các kỹ thuật phổ hai chiều, cho phép xác định các tƣơng tác của các hạt nhân từ của phân tử trong không gian hai chiều. Một số kỹ thuật chủ yếu thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence): Các tƣơng tác trực tiếp H - C đƣợc xác định nhờ vào các tƣơng tác trên phổ này. Trên phổ, một trục là phổ 1

H - NMR, còn trục kia là 13C - NMR. Các tƣơng tác HMQC nằm trên đỉnh các ô vuông trên phổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phổ 1H-1H COSY (HOMOCOSY) (1H- 1H Chemical Shif Correlation Spectroscopy): Phổ này biểu diễn các tƣơng tác xa của H - H, chủ yếu là các proton đính với cacbon liền kề nhau. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử đƣợc nối ghép lại với nhau.

- Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Connectivity): Đây là phổ biểu diễn tƣơng tác xa của H và C trong phân tử. Nhờ vào các tƣơng tác trên phổ này mà từng phần của phân tử cũng nhƣ toàn bộ phân tử đƣợc xác định về cấu trúc.

- Phổ NOESY (Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy): Phổ này biểu diễn các tƣơng tác xa trong không gian của các proton không kể đến các liên kết mà chỉ tính đến khoảng cách nhất định trong không gian. Dựa vào kết quả phổ này có thể xác định cấu trúc không gian của phân tử.

Ngƣời ta còn sử dụng hiệu ứng NOE bằng kỹ thuật phổ NOE differences để xác định cấu trúc không gian của phân tử. Bằng việc đƣa vào

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 25 Lớp: K37A - Hóa học

một xung đúng bằng từ trƣờng cộng hƣởng của một proton xác định thì các proton có cùng phía về không gian cũng nhƣ gần nhau về không gian sẽ cộng hƣởng mạnh hơn và cho tín hiệu phổ với cƣờng độ mạnh hơn.

Ngoài ra, ngƣời ta còn sử dụng phổ X - RAY (nhiễu xạ Rơnghen) để xác định cấu trúc không gian của toàn bộ phân tử của hợp chất kết tinh ở dạng đơn tinh thể. Nhƣng phạm vi sử dụng của phổ này hạn chế vì yêu cầu tiên quyết là cần phải có đơn tinh thể. Đây là một điều kiện không phổ biến đối với các hợp chất hữu cơ.

Nhƣ trên đã đề cập, ngoài việc sử dụng các loại phổ, ngƣời ta còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp chuyển hoá hoá học cũng nhƣ các phƣơng pháp phân tích, so sánh, kết hợp khác. Đặc biệt đối với các phân tử nhiều mạch nhánh dài, tín hiệu phổ NMR bị chồng lấp nhiều, khó xác định chính xác đƣợc chiều dài các mạch, cũng nhƣ đối với các phân tử có các đơn vị đƣờng thì việc xác định chính xác loại đƣờng cũng nhƣ cấu hình đƣờng thông thƣờng phải sử dụng phƣơng pháp thuỷ phân rồi xác định bằng phƣơng pháp so sánh LC - MS hoặc GC - MS với các đƣờng chuẩn dự kiến.

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 26 Lớp: K37A - Hóa học

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mẫu thực vật

Cây Bần chua đƣợc thu hái vào tháng 07 năm 2013 tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy (Cồn Ngạn) - Giao Thủy - Nam Định. Tọa độ: N: 20.25807; E: 106.57592..

Mẫu tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hình 2.1: Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl.

2.2. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất

2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)

Sắc ký lớp mỏng đƣợc thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC - Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18 F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bƣớc sóng 254 nm và 368 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4

10% đƣợc phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện màu.

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 27 Lớp: K37A - Hóa học 2.2.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế

Sắc ký lớp mỏng điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel 60G F254 (Merck, ký hiệu 105875), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại hai bƣớc sóng 254 nm và 368 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%, hơ nóng để phát hiện vệt chất, ghép lại bản mỏng nhƣ cũ để xác định vùng chất, sau đó cạo lớp Silica gel có chất, giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp.

2.2.3. Sắc ký cột (CC)

Sắc ký cột đƣợc tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha thƣờng và pha đảo. Silica gel pha thƣờng có cỡ hạt là 0,040 - 0,063 mm (240 - 430 mesh). Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30 - 50 m, FuJisilisa Chemical Ltd.). 2.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hoá học của hợp chất

2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp)

Điểm nóng chảy đƣợc đo trên máy Kofler micro - hotstage của Viện Hóa sinh biển.

2.3.2. Phổ khối lượng (ESI - MS)

Phổ khối lƣợng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization Mass Spectra) đƣợc đo trên máy AGILENT 1200 LC - MS của Viện Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.3.3. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR)

Phổ cộng hƣởng từ nhân (NMR): 1

H - NMR (500 MHZ) và 13C - NMR (125 MHZ) đƣợc đo trên máy Bruker AM500 FT - NMR Spectrometer, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.4. Dụng cụ và thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1. Dụng cụ và thiết bị tách chiết

Các dụng cụ và thiết bị dùng cho tách chiết và tinh chế chất sạch đƣợc sử dụng bao gồm:

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 28 Lớp: K37A - Hóa học

+ Bình chiết 30 lít

+ Máy cô quay chân không

+ Đèn tử ngoại hai bƣớc sóng 254 và 368 nm + Tủ sấy chân không

+ Máy sấy + Micropipet

+ Bình sắc ký loại phân tích và điều chế

+ Cột sắc ký pha thƣờng và pha ngƣợc các loại đƣờng kính + Dung dịch thuốc thử

+ Bếp điện

2.4.2. Dụng cụ và thiết bị xác định cấu trúc

+ Máy phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR AM500 FT - NMR spectrometer.

+ Máy sắc ký lỏng cao áp ghép nối khối phổ (ESI) AGILENT 1200 LC - MS spectrometer.

+ Thiết bị đo điểm nóng chảy Kofler micro - hotstage. + Thiết bị đo độ quay cực JASCO.

2.5. Hoá chất

+ Silica gel 60 (0,04 - 0,063 mm) Merck.

+ Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30 - 50 m, FuJisilisa Chemical Ltd). + Bản mỏng tráng sẵn pha thƣờng DC - Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715).

+ Bản mỏng tráng sẵn pha ngƣợc RP18 F254s (Merck).

+ Bản mỏng điều chế pha thƣờng DC - Alufolien 60 F254 (Merck). + Các loại dung môi hữu cơ nhƣ metanol, etanol, etyl axetate, clorofoc, hexan, axetone, v.v...

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 29 Lớp: K37A - Hóa học

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

3.1. Thu mẫu, xử lý mẫu và phân lập các hợp chất

Hình 3.1.a: Sơ đồ chiết phân đoạn mẫu cây Bần chua Sonneratia caseolaris

Mẫu cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) đƣợc rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, sau đó sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 50oC, sau cùng đem nghiền nhỏ thành bột thu đƣợc 3,5 kg bột khô. Sau đó đƣợc tiến hành chiết tổng bằng MeOH trên thiết bị chiết siêu âm thu đƣợc 570 g cặn chiết MeOH thô. Sau đó ta hòa vào nƣớc cất và chiết phân bố lần lƣợt với n - Hexan, cloroform và etyl axetat theo tỷ lệ 1/1, thu đƣợc các cặn chiết tƣơng ứng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 30 Lớp: K37A - Hóa học

Hình 3.1.b: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nƣớc mẫu cây Bần chua Phần dịch nƣớc tiến hành tiến hành phân tách thô thành 5 phân đoạn W1 đến W5 bằng sắc kí cột silica gel sephadex với hệ dung môi rửa giải MW 1/1. Từ phân đoạn W2 (1.3g) chạy sắc kí cột pha thƣờng sử dụng hệ dung môi CAM 2/1/0.1 thu đƣợc hai phân đoạn nhỏ hơn lần lƣợt là W2.1 và W2.2. Từ phân đoạn W2.2 phân tách đƣợc hợp chất BCW7 (5mg) bằng cách tiến hành sắc kí cột sử dụng hạt sephadex với hệ dung môi MW 1/1. Phân đoạn W3 tiến hành chạy sắc kí cột silicagel thƣờng hệ dung môi rửa giải là EMW 12/1/0.1 thu đƣợc 3 phân đoạn W3.1, W3.2, W3.3. Từ phân đoạn W3.1 chạy sắc kí cột sephadex sử dụng hệ dung môi MW 1/1 thu đƣợc 2 hợp chất BCW5 (7mg) và BCW6 (5mg). 3.2. Các hằng số vật lý và số liệu phổ 3.2.1. Hợp chất 1( BCW7): Chrysoeriol 7 - glucopyranoside Chất bột vô định hình màu vàng Độ quay cực: []D 25 = - 5.40 (c 0.8, MeOH). 1H - NMR (500MHZ, DMSO),  (ppm): 6.96 (1H, s, H - 3), 6.44 (1H, d, 2.0, H - 6), 6.86 (1H, d, 2.0, H - 8), 7.58 (1H, br s, , H - 2’), 6.93 (1H, d,

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 31 Lớp: K37A - Hóa học 8.0, , H - 5’), 7.59 (1H, dd, 2.0; 8.0, H - 6’), 3.89 (3H, s, H - 3’OMe), 5.06 (1H, d, 7.5, H - 1’’), 3.29 (1H, dd, 7.5; 9.0, H - 2’’), 3.31 (1H, m, H - 3’’), 3.17 (1H, t, 8.8, H - 4’’), 3.44 (1H, m, H - 5’’), 3.47 (1H, dd, 6.0; 12.0, H - 6’’a), 3.72 (1H, d, 11.5, H - 6’’b) 13 C - NMR (125MHZ, DMSO),  (ppm): 164.18 (C - 2), 103.30 (C - 3), 181.99 (C - 4), 161.07 (C - 5), 99.47 (C - 6), 162.93 (C - 7), 94.99 (C - 8), 156.89 (C - 9), 105.31 (C - 10), 121.17 (C - 1’), 110.29 (C - 2’), 148.10 (C - 3’), 151.05 (C - 4’), 115.82 (C - 5’), 120.54 (C - 6’), 55.94 (C - 3’OMe), 100.00 (C - 1’’), 73.10 (C - 2’’), 76.43 (C - 3’’), 69.58 (C - 4’’), 77.23 (C - 5’’), 60.60 (C - 6’’). 3.2.2. Hợp chất 2 (BCW5): luteolin 7 - rutinoside Chất bột vô định hình màu vàng Độ quay cực: []D 25 = 42.60 (c 0.12, MeOH). 1 H - NMR (500MHZ, CD3OD),  (ppm): 6.70 (1H, s, H - 3), 6.43 (1H, d, 2.0 Hz, H - 6), 6.73 (1H, d, 2.0 Hz, H - 8), 7.38 (1H, d, 2.0 Hz, H - 2), 6.85 (1H, d, 8.0 Hz, H - 5), 7.41 (1H, dd, 2.0; 8.0 Hz, H - 6), 5.06 (1H, d, 7.5 Hz, H - 1), 3.27 (1H, dd, 7.5; 9.0 Hz, H - 2), 3.31 (1H, t, 9.0 Hz, H - 3), 3.36 (1H, m, H - 4), 3.60 (1H, m, H - 5), 3.61 (1H, m, Ha - 6), 3.85 (1H, d, 10.0 Hz, Hb - 6),4.54 (1H, d, 1.0 Hz, H - 1), 3.47 (1H, m, H - 2), 3.67 (1H, m, H - 3), 3.16 (1H, m, H - 4), 3.42 (1H, m, H - 5) và 1.07 (3H, d, 6.0 Hz, H - 6). 13 C - NMR (125MHZ, CD3OD),  (ppm): 164.73 (C - 2), 102.01 (C - 3), 181.65 (C - 4), 161.37 (C - 5), 99.42 (C - 6), 162.69 (C - 7), 94.58 (C - 8), 156.86 (C - 9), 105.34 (C - 10), 118.8 (C - 1'), 128.60 (C - 2', C - 6'), 116.76 (C - 3', C - 5'), 164.20 (C - 4'), 99.90 (C - 1''), 73.08 (C - 2''), 76.28 (C - 3''), 69.56 (C - 4''), 75.60 (C - 5''), 66.06 (C - 6''), 100.5 (C - 1'''), 70.72 (C - 2'''), 70.29 (C - 3'''), 72.06 (C - 4'''), 68.29 (C - 5'''), 17.77 (C - 6''').

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 32 Lớp: K37A - Hóa học 3.2.3. Hợp chất 3 (BCW6): apigenin 7 - O - rutinoside Chất bột vô định hình màu vàng Độ quay cực: []D 25 = 48.40 (c 0.1, MeOH). 1 H - NMR (500MHZ, CD3OD),  (ppm): 6.76 (1H, s, H - 3), 6.42 (1H, d, J = 2.0 Hz, H - 6), 6.73 (1H, d, J = 2.0 Hz, H - 8), 7.88 (2H, d, J = 8.0 Hz, H - 2', H - 6'), 684 (2H, d, J = 8.0 Hz, H - 3', H - 5'), 5.05 (1H, d, J = 7.5 Hz, H - 1'') và 4.54 (1H, br s, H - 1'''). 13 C - NMR (125MHZ, CD3OD),  (ppm): 164.73 (C - 2), 102.01 (C - 3), 181.65 (C - 4), 161.37 (C - 5), 99.42 (C - 6), 162.69 (C - 7), 94.58 (C - 8), 156.86 (C - 9), 105.34 (C - 10), 118.8 (C - 1'), 128.60 (C - 2', C - 6'), 116.76 (C - 3', C - 5'), 164.20 (C - 4'), 99.90 (C - 1''), 73.08 (C - 2''), 76.28 (C - 3''), 69.56 (C - 4''), 75.60 (C - 5''), 66.06 (C - 6''), 100.5 (C - 1'''), 70.72 (C - 2'''), 70.29 (C - 3'''), 72.06 (C - 4'''), 68.29 (C - 5''') và 17.77 (C - 6''').

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 33 Lớp: K37A - Hóa học

CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Biện luận cấu trúc cho hợp chất 1

Hình 4.1.a: Phổ 1H - NMR của BCW7

Hợp chất BCW7 phân lập đƣợc từ phân đoạn dịch chiết nƣớc của mẫu cây bần chua, có dạng bột vô định hình màu vàng. Phổ 1H - NMR của hợp chất này có tín hiệu của 1 cặp proton thơm tại δ 6.44 (1H, d, J = 2.0 Hz), 6.86 (1H, J = 2.0 Hz) thuộc một vòng benzen thế bốn vị trí 1, 3, 4, ,5 và tín hiệu singlet của 1 proton olefin tại δ 6.96 (1H, s) của một liên kết π thế 3 lần. Cũng ở vùng trƣờng yếu còn ghi nhận sự có mặt của 1 hệ vòng thơm ABX với các tín hiệu cộng hƣởng tại δ 7.58 (1H, d, J = 2.0 Hz), 6.93 (1H, d, J = 8.0 Hz), 7.59 (1H, dd, J = 2.0 Hz; J = 8.0 Hz). Ngoài ra trong phân tử còn 1 nhóm methoxi thế vào vòng thơm với tín hiệu tại δ 3.89 (3H, s) và một gốc đƣờng cấu hình β với tín hiệu proton anome đặc trƣng tại δ 5.06 (1H, d, J = 7.5 Hz).

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 34 Lớp: K37A - Hóa học

Hình 4.1.b: Cấu trúc của hợp chất BCW7

Hình 4.1.c: Phổ 13C - NMR của BCW7

Phổ 13C - NMR của BCW7 xuất hiện tín hiệu của 22 carbon, trong đó có 1 nhóm carbonyl tại δC 181.99, 14 carbon lai hóa sp2 trong vùng từ δC 94 - 164, một nhóm methoxi tại δC 55.94 và 6 tín hiệu đặc trƣng của 1 cấu tử đƣờng glucose δC 100.00, δC 73.10, δC 76.43, δC 69.58, δC 77.23, δC 60.60.

Sinh viên: Nguyễn Thị Tấn 35 Lớp: K37A - Hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập một số hợp chất flavonoit từ cây bần chua (sonnerratia caseolaris) (Trang 28)