Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạch trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạch trên thế giới

Vấn đề thể lực từ lâu đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Thể lực là năng lực vận động của con người phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của hệ thống cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất. Nó có mối liên quan nhất định với sức khỏe và khả năng lao động của mỗi con người. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của y học và sinh học người, việc nghiên cứu thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Để đánh giá được thể lực, người ta sử dụng rất nhiều chỉ tiêu, trong đó các chỉ số về tần số tim và huyết áp động mạch. Tần số tim và huyết áp động mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn.

Theo một số tác giả (Arshavski và Tur, Waldo và Edmun) (theo [2] nhịp tim của trẻ trong vài ngày đầu sau sinh khoảng 120 - 140 nhịp/phút, ở trẻ đang bú mẹ khoảng 110 - 160 nhịp/phút, ở trẻ trước tuổi đi học khoảng 85 -

100 nhịp/phút, ở học sinh khoảng 70/74 nhịp/ phút.

Các tác giả cho rằng nhịp tim trong quá trình phát triển của trẻ là do sự thay đổi mức chuyển hóa và giảm tính hưng phấn của nút xoang cũng như do tăng ảnh hưởng của trương lực của dây thần kinh số X lên tim [2].

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Chỉ tiêu tiếp theo được nhiều người quan tâm là huyết áp động mạch. Huyết áp động mạch đã được nghiên cứu từ thế kỷ 19 do nhiều tác giả tiến hành. Huyết áp đã được Korotkow xác định bằng phương pháp gián tiếp, phương pháp này hiện vẫn đang được dùng phổ biến [3].

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự biến đổi huyết áp theo các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Điều này thấy rõ qua Bảng 1.1 về huyết áp động mạch của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau.

Bảng 1.1. Huyết áp tâm thu và tâm trương ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau

Lứa tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) 11 ngày – 6 tháng 70 – 109 40 – 70 7 tháng – 2 năm 100 – 129 40 – 74 3 – 14 tuổi 106 ± 1,07 64 ± 1,13 15 – 17 tuổi 116 ± 1,26 67 ± 1,33

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của trẻ 7 - 17 tuổi tăng dần theo tuổi, nhưng tăng không đều. Thời điểm huyết áp tăng nhanh ở nữ là 9 - 12 tuổi, ở nam là 9, 12, 13 tuổi. Một số tác giả cho thấy có sự khác biệt về huyết áp theo giới tính trong quá trình phát triển, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của trẻ em nam luôn cao hơn của trẻ em nữ. Các tác giả còn cho thấy có sự khác biệt về huyết áp động mạch của các trẻ sống ở những vùng miền khác nhau. Điều này phụ thuộc vào điều kiện sống và thể lực của từng người.

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, huyết áp của nam thường cao hơn so với nữ và huyết áp còn chịu ảnh hưởng của môi trường con người đang sinh sống [6].

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)