Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 29)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.2.Những nghiên cứu về tần số tim và HA động mạc hở Việt Nam

Chức năng tim mạch người Việt Nam cũng được nhiều tác giả người Việt Nam nghiên cứu liên tục trong mấy chục năm nay [3], [6], [14].

Huyết áp là một thông số tổng hợp cơ bản phản ánh trạng thái sinh học cơ thể có liên quan đến trạng thái sức khỏe, khả năng lao động của con người

Chức năng cơ bản của hệ tuần hoàn là bảo đảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Trong đó tần số tim và huyết áp động mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn [6].

Tim có chức năng vừa hút máu vừa đẩy máu, là động lực chính trong hệ tuần hoàn. Công suất của tim phụ thuộc vào tần số co bóp và thể tích cơ tim. Bởi vậy tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khỏe của con người.

Tần số co bóp của tim được gọi là tần số tim, có liên quan chặt chẽ đến huyết áp. Tần số tim và huyết áp động mạch được nghiên cứu từ khá sớm trên nhiều đối tượng khác nhau. Trong các công trình đó, đáng chú ý hơn cả là “Hằng số sinh học 1975”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số tim của nam trưởng thành trung bình là 70 - 80 lần/phút và ở nữ trưởng thành trung bình là 75/85 lần/phút.

Vào những năm 1967 và 1972 tại hội nghị tổng kết về hằng số sinh học người Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì đã tổng hợp hàng năm các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học người Việt Nam đã thống đã thống nhất các phương pháp đo và điều kiện cụ thể khi đo các chỉ số sinh học của người. Qua tổng kết kết quả nghiên cứu của các tác giả đến năm 1975 xuất bản cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” trong đó có trị số huyết áp. Từ kết quả nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng cho các nhà nghiên cứu trong y học bảo vệ sức khỏe con người,

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

chuẩn đoán và chữa trị vì trước đó chúng ta dùng hằng số sinh học của người Châu Âu [15].

Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy đã đưa dẫn cứ [4] huyết áp người Việt Nam thấp hơn người Âu - Mỹ (huyết áp thường gặp của người Việt Nam là 110/70 mmHg thấp hơn so với huyết áp của người Âu - Mỹ là 120/80 mmHg) tăng

theo tuổi chậm hơn người Âu - Mỹ và cho rằng đặc điểm này liên quan đến

cơ thể ít mỡ (Cholesterol thấp) của người Việt Nam, đồng thời minh họa đặc điểm sinh lý đó bằng thực tế lâm sàng Việt Nam với tiêu chuẩn tăng huyết áp của ngành tim học Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Đặc điểm sinh lý này có thể là cơ sở của nhiều đặc điểm trong hình ảnh điều tra dịch tế học về bệnh và tử vong ở Việt Nam so với các nước công nghiệp phát triển.

Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự [17] đã nghiên cứu tần số tim và huyết áp của người Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69 tuổi. Huyết áp động mạch của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều thấp hơn so với người Âu, Mỹ.

Năm 1996 Trần Đỗ Trinh nghiên cứu trên 367843 người thuộc 7 vùng địa lý khác nhau đã cho thấy chỉ số huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/75 mmHg. Theo tác giả, huyết áp tăng theo tuổi, ở lớp tuổi từ 18 - 25

mức tăng chậm lại rồi tương đối ổn định ở tuổi trung niên. Về già, huyết áp lại tăng lên. Huyết áp của nam thường cao hơn của nữ, tuy sự chênh lệch không nhiều chỉ khoảng từ 1 - 3 mmHg [14].

Kết quả nghiên cứu về huyết áp động mạch trên người Việt Nam của Trịnh Bỉnh Dy trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học người Việt Nam” [4] cho thấy, huyết áp của người Việt Nam không những thấp mà còn tăng chậm theo tuổi.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Theo tác giả Phạm Thị Minh Đức [6] huyết áp tối đa bình thường có giá trị là 90 - 110 mmHg, nếu trên 140 mmHg thì được coi là tăng huyết áp và dưới 90 mmHg là hà huyết áp. Huyết áp tối thiểu bình thường có trị số từ 50 - 70 mmHg, nếu vượt quá 90 mmHg thì được coi là tăng huyết áp và dưới 50 mmHg được coi là hạ huyết áp.

Nghiêm Xuân Thăng [12] đã nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động tĩnh mạch và huyết áp với khí hậu của cư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm tuổi 12 - 15 và 18 - 25. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và

huyết áp ở bất cứ độ tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Tần số tim tăng theo nhiệt độ của môi trường và biến đổi theo ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ. Trong một ngày, tần số tim tăng dần từ sáng đến trưa, cao nhất lúc 12 - 14 giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22 - 24 giờ. Cùng một thời điểm, tần số tim về mùa hè thường cao hơn mùa đông. Ngoài ra tần số tim còn bị chi phối bởi các yếu tố như lao động, trạng thái tâm lý.

Trần Đỗ Trinh và cộng sự [14] đã tiến hành nghiên cứu trị số huyết áp người Việt Nam và công bố trong chương trình nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90. Công trình được tiến hành tại 20 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý trong cả nước từ lứa tuổi 15 trở lên. Kết quả cho thấy, trị số huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm nhất ở nhóm tuổi từ 15 - 19. Huyết áp ở nam giới cao hơn của nữ giới, dù chênh lệch trung bình của cả hai giới không nhiều, chỉ khoảng 1 - 3 mmHg, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đào Mai Luyến [11] qua nghiên cứu huyết áp của dân tộc Tây Nguyên nhận thấy, dân tộc Êđê, Bana, Giarai có tần số tim và huyết áp động mạch khác nhau, song các trị số này vẫn trong giới hạn sinh lý bình thường. Trong số các dân tộc này thì dân tộc Êđê có các chỉ số huyết áp tốt hơn cả. Cũng giống như người Kinh, ở cả 3 dân tộc, huyết áp đều tăng dần theo tuổi. Trong khoảng từ (17 - 18) tuổi đến (45 - 49) tuổi huyết áp hằng năm tăng 0,16

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

mmHg đối với huyết áp tâm thu và 0,2 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Thời kì tuổi từ 50 - 54 đến 65 - 69 huyết áp động mạch tăng rõ rệt.

Nghiên cứu của Nguyên Thị Loan [9] cho thấy ở lớp tuổi học sinh phổ thông tần số tim giảm dần theo tuổi, sự biến đổi tần số tim ở cả nam và nữ là khác nhau. Ở lớp tuổi học sinh tần số tim giảm dần theo tuổi, từ 6 - 17 tuổi

tần số tim của nam giảm 18,9 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,72 nhịp/phút và ở nữ giảm 14,0 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,27 nhịp/phút. Tốc độ giảm tần số tim không đều, có thời kỳ giảm nhanh có thời kì giảm chậm, đối với nam 6 - 13 tuổi tốc độ giảm tần số tim tương đối không đều. Tần số tim của nữ giảm nhanh lúc 12 - 13 tuổi. Ở cùng một lứa tuổi, tần số tim của nam và nữ không giống nhau. Từ 6 - 8 tuổi, tần số tim của nam lớn hơn của nữ.

Năm 2006, Trần Trọng Thủy và cộng sự [13] đã tiến hành nghiên cứu huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh phổ thông từ 8 đến 20 tuổi. Các tác giả nhận thấy đối với nam nhóm tuổi từ 16 đến 18 huyết áp tối đa của học sinh nam tăng từ 117,36 mmHg lên 120,32 mmHg, ở học sinh nữ tăng từ 113,51 mmHg lên 113,79 mmHg, huyết áp tối thiểu của học sinh nam tăng từ 74,78 mmHg lên 76,31 mmHg, ở học sinh nữ tăng từ 73,46 mmHg lên 73,63 mmHg. Kết quả cho thấy cả hai chỉ số này ở học sinh nông thôn đều cao hơn so với học sinh thành phố và vẫn thấp hơn so với chuẩn về huyết áp theo độ tuổi của Tổ chức Y tế thế giới.

Huyết áp động mạch đã được nghiên cứu từ thế kỷ 19 do nhiều tác giả tiến hành. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, huyết áp ở cả nam và nữ từ 5 tuổi trở nên đã có sự khác biệt rõ, trong đó huyết áp của nam thường cao hơn của nữ và huyết áp còn chịu ảnh hưởng của môi trường con người đang sinh sống.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Huyết áp phản ánh nhiều loại bệnh tiềm ẩn liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Sự tăng hay giảm huyết áp so với bình thường đều là trạng thái bệnh lý. Huyết áp còn mang tính đặc thù về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, hoạt động thể dục thể thao trong những điều kiện nhất định.

Các kết quả nghiên cứu về huyết áp động mạch trên người Việt Nam của Trịnh Bỉnh Dy trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học của người Việt Nam” cho thấy không những huyết áp của người Việt Nam thấp mà còn tăng chậm theo tuổi.

Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh cũng cho thấy các chỉ số huyết áp động mạch nằm trong giới hạn kể trên, chỉ số huyết áp trung bình cho cả nam và nữ là 120,06 ± 16,25 mmHg và huyết áp tâm trương là 75,28 ± 10,74 mmHg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công trình nghiên cứu trên học sinh phổ thông cho thấy, huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Nghiên cứu trên các người trưởng thành khác nhau về chủng tộc cũng cho thấy huyết áp động mạch của người nữ Êđê cao hơn nữ người Kinh.

Mức huyết áp nam giới của người Việt Nam thấp hơn người Châu Âu trong mọi thời kì của lứa tuổi.

Ngay trong từng vùng, giữa các dân tộc khác nhau chỉ số này cũng có sự chênh lệch. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do gen, tập quán sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế của người dân từng vùng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại phòng thực hành Sinh lý người và Động vật trường ĐHSP Hà Nội 2 và khu kí túc xá sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2015. Chúng tôi tiến hành đo đạc trực tiếp trên các đối tượng cùng một thời gian.

2.1.2. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tần số tim và trị số huyết áp động mạch của sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hệ chính quy ở 4 khóa K36 – K39. Các sinh viên được chọn một cách ngẫu nhiên, trạng thái tâm sinh lý bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh không bị dị tật về hình thể và các bệnh mạn tính.

Các đối tượng nghiên cứu của trường ĐHSPHN 2 phần lớn là con em nông thôn, một số thuộc vùng dân tộc ít người.

2.1.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 2.1. Phân bố các khách thể NC theo khóa học

(kèm theo tuổi) và giới tính

TT Khóa Đối tƣợng nghiên cứu

Nam Nữ Chung 1 K39(18t) 123 105 228 2 K38(19t) 126 114 240 3 K37(20t) 115 100 215 4 K36(21t) 131 117 248 5 Tổng 495 436 931

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 931 sinh viên, trong đó có 436 sinh viên nam và 495 sinh viên nữ.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Các chỉ số đƣợc nghiên cứu

Các chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn gồm 3 chỉ số là: tần số tim, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. -Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu được thực hiện vào lúc 8h sáng, đối tượng nghiên cứu ở trạng thái bình thường, không vận động mạnh, trước khi nghiên cứu có tình trạng sức khỏe tốt.

Trước hết các đối tượng được phổ biến cho cách tính tuổi để tự mình tính tuổi của mình.

+ Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi.

Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ V và thứ VI, đếm nhịp tim trong vòng một phút, đo 3 lần lấy giá trị trung bình. Nếu thấy kết quả ba lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ ngơi 15 - 20 phút rồi đo lại.

+ Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov [3].

Chuẩn bị đo: Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo ở tay trái, đặt cánh tay trái ngang tim nằm thoải mái, người đo quấn bao cao su quanh cánh tay tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt ống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới

bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ của huyết áp kế trước mặt. Cách đo: Vặn chặt ốc ở ống bóp cao su rồi từ từ bơm cho tới khi kim

đồng hồ chỉ vào số 150 - 160 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ, đồng thời lắng nghe, khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên qua ống nghe thì nhìn vào đồng hồ, đó là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu). Tiếp tục xả áp lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

huyết áp kế đến khi bắt đầu không nghe thấy tiếng đập thì đồng hồ chỉ huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Trong trường hợp bất thường cần phải đo lại, lấy giá trị trung bình của ba lần đo.

Ngoài việc xác định huyết áp bằng phương pháp Korotkov. Huyết áp còn được xác định bằng các loại máy đo huyết áp hiện đại như: huyết áp kế điện tử. Huyết áp kế điện tử dung để đo nhịp tim và huyết áp.

2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Đối tượng được chọn để nghiên cứu là tần số tim và huyết áp động mạch của sinh viên các khóa K36 - K39 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

trong độ tuổi từ 18 - 21 tuổi.

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam”. Mẫu cỡ lớn được áp dụng khi điều tra các chỉ số sinh học đơn giản, tốn ít kinh phí như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, huyết áp động mạch… Mẫu cỡ nhỏ được áp dụng khi điều tra các chỉ số đòi hỏi các thiết bị kĩ thuật hiện đại với chi phí cao như điện tim, phản xạ,…

Sử dụng phương pháp chọn mẫu cỡ lớn dựa vào công thức:

2 2 2 2 .       d t S d t S n Trong đó:

n - Số cá thể của mẫu cần lấy

S - Độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình hay còn gọi là hệ số biến thiên CV

t - Là giá trị tương ứng với độ tin cậy chọn trước cho kết quả d - Sai số cho phép của giá trị trung bình (X) chọn trước

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu là ± 5% của trị số trung bình, độ tin cậy của kết quả là 99% thì t = 2,58; CV = 20% và cỡ mẫu cần chọn là:    20 2,58 /52 107  x n 2.2.4. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học Để công việc tính toán nhanh và chính xác, kết quả thu được sau khi đi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 29)