Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các tác giả khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 47)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.4. Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các tác giả khác nhau

Huyết áp tâm thu là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn, chỉ số này thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống. Kết quả nghiên cứu chỉ số huyết áp tâm thu của sinh viên theo các tác giả khác nhau được trình bày trong bảng 4 và hình 4.

Bảng 3.4. Huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các tác giả

khác nhau

Giới

tính Tuổi

Mai Văn Hƣng (2003)

Đào Thị Kim Ngân (2014) Nam K39(18t) 116,52 114,02 K38(19t) 117,91 114,35 K37(20t) 118,86 116,17 K36(21t) 119,79 117,34 Nữ K39(18t) 112,34 111,03 K38(19t) 113,88 111,42 K37(20t) 114,79 113,21 K36(21t) 114,63 114,39

So sánh kết quả nghiên cứu về huyết áp tâm thu của sinh viên trong độ tuổi từ 18 đến 21 theo các tác giả khác nhau cho thấy: trị số huyết áp tâm thu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hưng [7]. Sự khác nhau này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân do thời gian nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, điều kiện sống khác nhau.

Sự suy giảm giá trị huyết áp tâm thu của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là do điều kiện kinh tế - xã hội những năm gần đây đã có những thay đổi mạnh mẽ, mức sống ngày càng được nâng cao, do đó cải thiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

được chế độ dinh dưỡng của sinh viên. Hầu hết các sinh viên học tập tại trường ĐHSP Hà Nội 2 đều ở trọ ngay cạnh trường. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, sinh hoạt và vui chơi của sinh viên đã được nhà trường đầu tư đầy đủ và có chất lượng tốt. Đồng thời nhà trường luôn đẩy mạnh giáo dục thể chất cho sinh viên, nên sinh viên có điều kiện cho phát triển cơ thể. Tất cả những điều này có tác động tốt đến sự phát triển của sinh viên.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm thu (mmHg) của sinh viên theo các

tác giả khác nhau

Tóm lại, sự chênh lệch trong kết quả nghiên cứu về huyết áp tâm thu của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau chứng tỏ việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong những năm gần đây đã ảnh hưởng tích cực đến giá trị huyết áp tâm thu của sinh viên.

106 108 110 112 114 116 118 120 122 M.V. H ư ng Đ.T.K .N gân M.V.H ư ng Đ.T.K .N gân M.V.H ư ng Đ.T.K .N gân M.V.H ư ng Đ.T.K .N gân K39(18t) K38(19t) K37(20t) K36(21t) mmHg Khóa (tuổi) Nam Nữ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

Huyết áp tăng dần theo lớp tổi từ 18 đến 21. Trong giai đoạn này huyết áp đạt giá trị trung bình trong giới hạn sinh lý của người Việt Nam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và một số tác giả khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng của các cơ quan khá ổn định trong các lớp tuổi 18 - 21. Điều này liên quan đến sự ổn định các chỉ số sinh lý của hệ tim mạch trong giai đoạn 18 - 20 tuổi như đã nêu trong “Hằng số sinh học” năm 1975 [1].

3.5. Huyết áp tâm trƣơng của sinh viên theo các tác giả khác nhau

Huyết áp tâm trương là một trong những chỉ số thay đổi trong quá trình phát triển cá thể. Cùng với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương là một trong những chỉ số được dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn. Qua kết quả nghiên cứu trên sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 với nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hưng [7] được trình bày rõ trong bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5. Huyết áp tâm trương (mmHg) của sinh viên theo các tác giả

khác nhau

Giới

tính Tuổi

Mai Văn Hƣng (2003)

Đào Thị Kim Ngân (2014) Nam K39(18t) 72,59 71,84 K38(19t) 73,85 72,42 K37(20t) 74,87 73,59 K36(21t) 75,69 74,37 Nữ K39(18t) 69,98 70,24 K38(19t) 71,79 71,15 K37(20t) 71,56 72,13 K36(21t) 72,66 72,89

Huyết áp tâm trương của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 khóa K36 K39 tăng dần theo lớp tuổi, nhưng với tốc độ chậm. Tốc độ gia tăng chỉ số

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

huyết áp tâm trương của sinh viên nam và sinh viên nữ trong lớp tuổi từ 18 đến 21 là không giống nhau. Ở giai đoạn này huyết áp tâm trương của sinh viên nam tăng nhanh hơn so với sinh viên nữ trong cùng một độ tuổi.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm trương (mmHg) của sinh viên theo

các tác giả khác nhau

So sánh với kết quả nghiên cứu về huyết áp tâm trương của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2 trong lớp tuổi từ 18 đến 21 của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hưng [7] cho thấy: huyết áp tâm trương của sinh viên nam và sinh viên nữ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều có giá trị thấp hơn. Sự khác nhau này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân như thời điểm nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, điều kiện sống khác nhau.

Tóm lại, sự chênh lệch về huyết áp tâm trương trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của tác giả khác chứng tỏ việc cải

67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 M. V. H ư ng Đ.T.K.Ng ân M. V.H ư ng Đ.T.K.Ng ân M. V.H ư ng Đ.T.K.Ng ân M. V.H ư ng Đ.T.K.Ng ân K39(18t) K38(19t) K37(20t) K36(21t) mmHg Khóa (tuổi) Nam Nữ

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đã ảnh hưởng tích cực đến trị số huyết áp tâm trương.

Trong cùng một nhóm tuổi thì chỉ số huyết áp động mạch của sinh viên nam cao hơn của sinh viên nữ nhưng tần số tim của sinh viên nữ lại cao hơn của sinh viên nam. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do sự khác biệt về giới tính, cấu trúc chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể.

Huyết áp của sinh viên tăng theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể. Ở trẻ em tuổi càng lớn, cơ tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng tăng, nên lượng máu đẩy vào động mạch tăng, dẫn đến tăng huyết áp. Đồng thời với sự phát triển của tim, thành mạch máu cũng dầy thêm nên huyết áp tăng [6]. Sinh viên lứa tuổi 18 - 21 cơ thể vẫn đang có sự biến đổi để dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể nên huyết áp động mạch vẫn tăng theo tuổi, nhưng mức tăng chậm.

Tuy nhiên mức dao động các chỉ số qua các lớp tuổi của đối tượng nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường của cơ thể người Việt Nam. Điều này cho thấy thể lực của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu trong trường đại học hiện nay.

Các chỉ số chức năng chúng tôi tiến hành nghiên cứu là chức năng của hệ tuần hoàn gồm tần số tim và huyết áp động mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi tần số co bóp của tim ở nữ luôn cao hơn nam. Các kết quả tương tự có thể cho thấy trong các giá trị sinh học người Việt Nam của thập kỷ 90, và trong nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh, Đoàn Yên và cộng sự, Mai Văn Hưng. Nhịp tim của sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Tần số tim của sinh viên nữ cao hơn tần số tim của sinh viên nam. Tần số tim của cả sinh viên nam và nữ giảm dần theo lớp tuổi và mức giảm hàng năm là không đồng đều.

2. Huyết áp động mạch của sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ. Các chỉ số huyết áp động mạch khác nhau giữa các khóa học, tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.

Kiến nghị

1. Các chỉ số sinh học của hệ tuần hoàn liên tục thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện sống, giới tính và lứa tuổi. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu các chỉ số này cần phải tiến hành thường xuyên và có phân tích tổng hợp lại để làm cơ sở dữ liệu cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục và đào tạo sao cho phù hợp. Đặc biệt cần có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học trên đối tượng sinh viên trong cả nước.

2. Bên cạnh giáo dục tri thức cần quan tâm hơn đến việc rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng thích nghi của sinh viên với môi trường sống.

3. Cần có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của hệ tuần hoàn như: về tần số tim, huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu trên đối tượng là sinh viên trong cả nước nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng để có những số liệu phục vụ cho công tác y tế, giáo dục, góp phần đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2003), “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 - thế kỉ XX”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Hồng Cường (2008), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc Hòa Bình, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Trương Xuân Dung, Nguyễn Quang Mai, Lê Đình Tuấn, Quách Thị Tài, Trần Thị Loan (1996), Thực hành sinh lí người và động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về những thông số sinh học người Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.11 - 13.

5. Trịnh Bỉnh Dy (1994) “Tổng quan tài liệu về một số đặc điểm chức năng sinh lý người Việt Nam”, Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 67 - 87.

6. Phạm Thị Minh Đức (1998), “Huyết áp động mạch”, Chuyên đề sinh lý học Bộ môn Sinh lý học trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y học Hà Nội, tr. 51 - 60.

7. Mai Văn Hưng (2003), “Nghiên cứu huyết áp động mạch của sinh viên một số trường Đại học”, Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

8. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Trần Thị Loan (2001), “Nghiên cứu nhịp tim của học sinh tại một số trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí sinh học, 4, (3b), tr. 155 - 158.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp

10. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 - 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

11. Đào Mai Luyến (2001), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Êđê và người Kinh định cư tại Đắc Lắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

12. Trần Trọng Thủy chủ biên (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học phổ thông hiện nay, Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Nghiêm Xuân Thăng (1993), Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và

nóng ẩm lên một số tiêu sinh lý ở người và động vật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Trần Đỗ Trinh (1996), “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr 146 - 150.

15.Nguyễn Tấn Gi Trọng, Vũ Triệu An, Trần Thị Ân và cs (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

16. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy, Đào Phong Tần và cs (1993), “Biến động một số thông số hình thái và sinh lý qua các lớp tuổi”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lão khoa cơ bản, Bộ Y tế, Hà Nội, tr 338 - 377. 17. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy (1993), “Biến động một số thông số hình

thái và sinh lý trong quá trính phát triển cá thể”, Kỷ yếu Lão khoa, Viện Bảo vệ sức khỏe Người cao tuổi, Hà Nội, tr. 491 - 518.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số huyết áp động mạch và tần số tim của sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 khóa k36 k39 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)