Phương pháp đánh giá thể tích tồn dư nước tiểu được ứng dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 50 - 55)

- Các tĩnh mạch bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang >

4.2.1. Phương pháp đánh giá thể tích tồn dư nước tiểu được ứng dụng

BMI tập trung ở nhóm 18,5 - 22,9 chiếm tỷ lệ 46,5%, nhóm quá cân >23 chiếm tỷ lệ 39,5%, trong khi nhóm thể trạng gầy chiếm tỷ lệ ít nhất là 14,0%. BMI trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 22,03 ± 2,87.

Theo Tạ Văn Bình [2] riêng đối với bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam BMI lại càng thấp 21,9 ± 3,9. Đây là đặc điểm khác nhau giữa những cư dân sống ở các nước khác nhau; có thể sự khác nhau này không chỉ có nguồn gốc về sự phát triển kinh tế mà còn có yếu tố đị lý, nòi giống, dân tộc.

4.2. Kết quả đánh giá tồn dư nước tiểu bàng quang ở đối tượng nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp đánh giá thể tích tồn dư nước tiểu được ứng dụngtrong nghiên cứu trong nghiên cứu

Tồn dư bàng quang là sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu hết. Hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang là hậu quả của việc đái khó, việc bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang không được triệt để, bàng quang luôn luôn có nước tiểu ứ đọng [72], [3].

Sự ứ đọng nước tiểu ở bàng quang được đo bằng nhiều cách:

Cho bệnh nhân cố gắng đi tiểu hết sức, sau đó đặt thông bàng quang sẽ thấy còn nước tiểu tồn đọng.

Hoặc trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch ở thì bàng quang sau khi cho bệnh nhân tự đi tiểu, lượng thuốc cản quang còn sót lại ở bàng quang chỉ số lượng nước tiểu ứ đọng.

Phương tiện siêu âm được phát minh từ lâu và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mãi đến những năm 1970 mới được áp dụng vào y học. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y thuật, từ khi áp dụng vào lĩnh vực y học tới nay, siêu âm đã có những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật một cách hoàn hảo. Việc áp dụng siêu âm bàng quang cho đến nay đã trở nên phổ biến. So với các phương pháp đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang, phương pháp đánh giá lượng nước tiểu tồn dư bàng quang bằng siêu âm là một phương pháp đánh giá rất khoa học, không xâm nhập, đơn giản khách quan và chính xác. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Jonh D. McConell, Clau G. Roehborn [73] thì phương pháp này tương quan rất chặt chẽ với sự thông bàng quang (với r = 0,982, p < 0,01). Vì thế, ngày nay việc đánh giá lượng nước tiểu tồn dư bàng quang chủ yếu được thực hiện bởi phương pháp này.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả ứng dụng phương pháp đo thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm để đánh giá chức năng bàng quang hoặc nghiên cứu các bệnh lý ảnh hưởng đến sự tồn đọng nước tiểu trong bàng quang như Jonh D. McConell, Clau G. Roehborn 1999; Kolman. C 1999; Diane K. Newman 2003 [67], [73], [65].

Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Nhạn (2003) [6] cũng đã dùng phương pháp này để nghiên cứu bệnh lý thần kinh tự động bàng quang ở bệnh nhân đái tháo đường. Trương Xuân Lan (2004) [68] nghiên cứu biến chứng nhiễm trùng đường niệu không triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường có dùng phương pháp này để đánh giá biến chứng bàng quang thần kinh. Phan Thanh

Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [69] Nghiên cứu hình thái, kích thước thận và thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đối với bệnh lý đái tháo đường, những bất thường về rối loạn chức năng co bóp của bàng quang là một trong những biểu hiện bệnh lý của hệ thống thần kinh tự động ở bệnh nhân đái tháo đường. Đây là một biểu hiện rối loạn thần kinh nội tạng đái tháo đường được mô tả cách đây 60 năm và là nguyên nhân gây ra rối loạn về tiết niệu, thường biểu hiện tổn thương bàng quang sớm, nhưng biểu hiện lâm sàng chậm ở giai đoạn mất bù gọi là bệnh lý bàng quang đái tháo đường [3].

Vì vậy đo thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm để xác định tổn thương tính nhạy cảm với sự căng giãn, dùng để nghiên cứu biến chứng thần kinh tự động tại bàng quang là hợp lý.

4.2.2. Tỷ lệ nước tiểu tồn dư ở bệnh nhân đái tháo đường

Trong tổng số 86 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi xác định được 25 người có tồn dư nước tiểu chiếm 29,1%, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với các nghiên cứu khác thì đều có sự khác biệt. Tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn (2003) [6] được thực hiện trên 44 bệnh nhân, trong đó 18 đái tháo đường typ1 có 72,22%, 26 đái tháo đường typ2 có 53,84%. Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [69] thực hiện trên 144 bệnh nhân cho kết quả 92,31% typ1 có tồn dư nước tiểu và typ2 là 87,69%.

Sự khác biệt về tỷ lệ này chúng tôi nhận thấy có 2 lý do chính đó là: - Đối tượng của chúng tôi là những bệnh nhân tại phòng khám (tỷ lệ mới phát hiện bệnh cao) và cả bệnh nhân nằm điều trị trong khoa. Còn nghiên cứu của 2 nhóm tác giả trên là lựa chọn bệnh nhân nằm trong khoa điều trị

nên thường thời gian mắc bệnh dài hơn và các biến chứng mạn tính do đái tháo đường xuất hiện nhiều hơn.

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tồn dư nước tiểu khi lượng nước tiểu trong bàng quang sau đi tiểu là ≥ 50ml [5], [4], [67]. Còn nghiên cứu của 2 tác giả trên chỉ đánh giá có hay không tồn dư nước tiểu trong bàng quang.

4.3. Mối liên quan của tồn dư nước tiểu với một số yếu tố

4.3.1. Mối liên quan của tồn dư nước tiểu với tuổi

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tồn dư nước tiểu ở các nhóm là khá chênh lệch, tuy nhiên tỷ lệ có nước tiểu tồn dư ở trong cùng nhóm tuổi lại không chênh lệch đáng kể. Nhóm 40-65 tuổi tỷ lệ là 30,4% nhóm > 65 tuổi là 30,8%.

Độ tuổi trung bình giữa hai nhóm có tồn dư nước tiểu là 61,6 ± 12,00 và không tồn dư nước tiểu là 58,4 ± 12,02 trong nghiên cứu của chúng tôi là không có mối liên quan của tồn dư nước tiểu với các nhóm tuổi (với p > 0,05). Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn (2003) [6].

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [69] thực hiện trên 144 bệnh nhân có sự liên quan giữa tồn dư nước tiểu với tuổi của bệnh nhân đặc biệt với ĐTĐ typ 1 (p<0,01). Sự khác biệt này có lẽ ở cách chọn đối tượng và cỡ mẫu của chúng tôi kác nhau nên cho ra kết quả khác nhau.

4.3.2. Mối liên quan của tồn dư nước tiểu với giới

Phân bố tồn lưu bàng quang theo giới, kết quả ở bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ có tồn dư nước tiểu của 2 giới nam và nữ trong nghiên cứu là tương đương nhau (nam: 35,6%, nữ 22,0%) không có sự khác biệt tồn lưu bàng quang giữa 2 giới (p > 0,05). Có cùng kết quả như chúng tôi là nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [69].

4.3.3. Mối liên quan của tồn dư nước tiểu với thời gian mắc bệnh.

Phân bố tồn lưu bàng quang theo thời gian mắc bệnh, từ bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có tồn lưu bàng quang tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Đặc biệt khi thời gian mắc bệnh trên 10 năm thì tỷ lệ này là rất cao (82,2%), từ 5-10 năm là (53,3%) dưới 5 năm là (10,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Thời gian mắc bệnh càng lâu tỷ lệ có tồn dư nước tiểu càng cao, điều này có thể giải thích do sự gia tăng glucose máu kéo dài làm cho tỷ lệ biến chứng cao hơn. Chính vì thế mà nhóm "Nghiên cứu biến chứng và kiểm soát Đái tháo đường" (DCCT) đã khuyến cáo nếu không cải thiện glucose máu tốt thì biến chứng xuất hiện sớm và nặng, còn nếu điều chỉ glucose máu tốt thì không những làm chậm lại tiến trình xuất hiện biến chứng mà còn làm giảm tỷ lệ biến chứng như giảm biến chứng võng mạc (47%), giảm albumin niệu vi thể (39%), giảm bệnh thận (54%) và nhất là giảm 60% biến chứng thần kinh [23], [74].

So với nghiên cứu của Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005) [69] bệnh nhân mắc bệnh trên 10 năm là 91,84%. Nguyễn Thị Nhạn (2005) [6] nhóm mắc bệnh trên 10 năm là 83,6%. Như vậy kết quả của chúng tôi thấy phù hợp kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên.

Tóm lại có thể nói rằng thời gian mắc bệnh đái tháo đường là một yếu tố quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường bởi vì phát hiện và điều trị sớm cũng như quản lý, giáo dục tốt cho những người bệnh đái tháo đường lâu năm là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường để làm chậm quá trình xảy ra các biến chứng cho người bệnh mà tồn

dư nước tiểu là một trong các biến chứng đó, hạn chế biến chứng là một cách để đem lại cuộc sống thoải mái cho người bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 50 - 55)

w