Tình hình nghiên cứu thể tích nước tiểu tồn lưu trong bàng quang

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 25 - 27)

- Các tĩnh mạch bàng quang tạo thành đám rối trước bàng quang >

1.4.Tình hình nghiên cứu thể tích nước tiểu tồn lưu trong bàng quang

Trên thế giới:

- Năm 1945, Rundles cung cấp dữ liệu đầu tiên bệnh thần kinh nội tạng do ĐTĐ. Sau đó bệnh thần kinh ĐTĐ này ít được chú ý đến [62].

- Năm 1989, Mainprize và Drutz khi nghiên cứu triệu chứng đường tiểu kéo dài mạn tính ở phụ nữ. VPR >50ml được xem là bất thường [63].

- Năm 1994, Marilyn Scott nghiên cứu bàng quang ở người lớn tuổi, đưa ra 3 loại đi tiểu khôn kiểm soát (urinary incontinence): không kiềm được do thôi thúc (urge incontinence), không kiềm được do stess (stess incontinence) và không tiểu được do quá tải (overflow incontinence). Kết quả ở nhóm 2 thì VPR bằng 2, có thể có VPR và nhóm 3 VPR tăng nhiều [64].

- Năm 1999, Kolman. C và cộng sự khảo sát tồn lưu bàng quang ngẫu nhiên ở nam giới bằng siêu âm 477 người, kết quả phân bố tồn lưu bàng quang 25 - 75%. Có sự liên quan giữa tồn lưu bàng quang và thể tích tiền liệt tuyến [65].

- Năm 2000, Johannes - Martin Hahn khi siêu âm bàng quang cho rằng bình thường khi VPR < 50ml [66].

- Năm 2003 Diane K. Newman và cộng sự dùng siêu âm để khảo sát VPR để đánh giá chức năng bàng quang [67].

Ở Việt Nam:

- Nguyễn Thị Nhạn (2003) Nghiên cứu thần kinh tự động bàng quang 44 bệnh nhân ĐTĐ (nhóm chứng 15 người bình thường), thì tỷ lệ khá cao ứ trệ nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu hết. Nhóm chứng không có VPR [6].

- Trương Xuân Lan và Nguyễn Thy Khê năm 2005 khi nghiên cứu nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng ở bệnh nhân ĐTĐ có đề cập đến VPR [68].

- Phan Thanh Bính, Nguyễn Hải Thuỷ (2005), "Nghiên cứu hình thái, kích thước thận và thể tích tồn lưu bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường" [69].

Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy được công bố nào về thể tích tồn lưu nước tiểu bàng quang ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 25 - 27)