Các biện pháp kiểm soát lạm phát:

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

- Tập trung kiềm chế lạm phát. Chính phủ giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất theo hướng giảm dần để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

- Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. NHNN được giao điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất giữa tiền VN và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ hiện chưa thu hút được từ DN và các tầng lớp dân cư, kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào VN, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng để bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm 2010.

- Bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tài chính được giao tăng cường quản lý, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách nhà nước. Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để bảo đảm yêu cầu chi của ngân sách nhà nước. Rà soát, tổng hợp nhu cầu ứng vốn năm 2011 của các dự án, công trình quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng trong năm 2010 mà ngân sách năm 2011 nhất thiết phải bố trí vốn để thực hiện có nguồn hoàn trả vốn đã ứng.

- Bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng. Chính phủ giao NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát để đánh giá được thực trạng hoạt động của từng ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, chú ý những mặt hàng VN có thế mạnh như gạo, cà phê, thủy sản...

- Đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

6. Năm 2011

6.1. Tình hình lạm phát trong 5T/2011:

Sang năm 2011, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu của lạm phát mà theo đánh giá sẽ nặng nề hơn nhiều so với năm 2010. Chính vì vậy mục tiêu của chính phủ đua ra là ổn định kinh tế vĩ mô và dồn sức kiềm chế lạm phát. Tính đến tháng 03/2011,Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,17% so với tháng 2. So với cùng kỳ năm 2010, CPI tháng 3 đã tăng 13,89%; Còn nếu so với tháng 12/2010, CPI tháng 3 đã tăng 6,12. Việt Nam đang phải chịu tình trạng lạm phát kép do kinh tế thế giới phục hồi sau suy thoái khiến giá cả tăng mạnh và ảnh hưởng của tỉ giá kéo theo lạm phát về mặt tâm lý.

Nguyên nhân chính:

- Những bất ổn của thể giới năm 2011 vẫn chưa được giải quyết thấu đáo đã ảnh hưởng lớn chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam, chỉ trong 03 tháng đầu năm 2011, giá xăng đã được điều chỉnh 02 lần từ 16.400 đồng/lít lên 19.300 và 21.300 khiến cho hàng loạt các mặt hàng khác cũng đồng loạt tăng giá theo như giao thông vận tải, lương thực thực phẩm,…

- Bên cạnh đó các chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN trong thời gian vừa qua đã đẩy lãi suất lên cao khiến chi phí của các Doanh nghiệp tăng đáng kể cũng đã ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, thông tin điều chỉnh giá điện tăng, lương tăng tỷ giá,.. tất cả đã làm cho lạm phát trở thành vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết và mục tiêu lạm phát ở con số 7% của năm 2011 dự đoán khó mà đạt được. - Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tiêu dùng tháng Tết làm cho chỉ số CPI tăng nhanh. Các mức định lượng được công bố gần đây về tổng cầu mức độ mua sắm đều cho thấy điều này. 132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3%

hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo ra tổng cầu lớn trong tháng

- Năm 2009, Việt Nam đã tăng trưởng tín dụng 38% để đạt được mức tăng trưởng GDP 5.3%, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hóa sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.

- Đồng thời, do hiệu quả đầu tư xã hội thấp (Tỷ lệ đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế trong 9 tháng năm 2010 đạt 44.19% GDP, trong đó đầu tư khu vực nhà nước tăng gần 40%, chiếm hơn 40% tổng giá trị đầu tư, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều tăng trưởng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu là đầu tư ở khu vực nhà nước), việc nới láng điều kiện tín dụng thương mại của các ngân hàng, do đó làm tăng nguy cơ bùng nổ lượng tiền vào lưu thông với tư cách là các luồng vốn kích cầu đầu tư, từ đó trực tiếp làm tăng áp lực lạm phát.

- Tổng giá trị trái phiếu của Chính phủ phát hành trong 10 tháng đầu năm 2010 đã hơn 80 nghìn tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu cả năm là 100 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế tăng mạnh khiến người dân không nắm giữ tiền đồng cũng làm cho cung tiền tăng cao.

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w