Tình hình kinh tế:

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Trong năm 2008, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn lạm phát cao. Tuy nhiên từ tháng 10/2008, lạm phát có xu hướng giảm, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ có chủ trương chuyển sang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng. Do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, đã gây ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009.

Sau khi cống bố CPI của tháng 12 tăng ở mức 1.38% so với tháng 11, Tổng cục thống kê đã công bố CPI cả nước năm 2009 tăng 6.5%. Đây là con số khả quan khi Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2009 dưới 7%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại bởi xu hướng tăng giá nhanh của một số mặt hàng. Điển hình như trong năm 2009 nhóm hàng dịch vụ ăn uống tăng 8.71% so với năm 2008, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tháng 12 cũng tăng ở mức 1.4%. So với năm 2008, mức tăng này thấp hơn so với một số nhóm hàng khác, nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0.97%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.81%. Một số nhóm khác có mức tăng không cao, đạt ở mức tử 0.07 đến 0.25% như nhóm văn hóa, giải trí, thiết bị và đồ dùng gia đình.

Bảng. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ cả nước T12/2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát năm 2010 là 11.75%. Trong tháng 12/10, mức tăng giá tiêu dùng CPI của cả nước là 1.98%, cũng là mức tăng nhất trong năm. Chủ yếu là do tăng giá ở khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3.31% (riêng lương thực tăng tới 4.67%. Gía nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2.53%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1.81%, đồ uống và thuốc lá tăng 1.3%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn, ở mức dưới 1% gồm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.51%, giao thông tăng 0.45%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.41%; giáo dục tăng 0.07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0.02%).

Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%), tiếp đó là hàng ăn (16.18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15.74%)

Bảng: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ cả nước T12/2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguyên nhân lạm phát:

Sự gia tăng giá cả và chi phí của các nhân tố đầu vào: Giá của một số mặt hàng

chủ chốt tăng lên (như xăng đã tăng thêm từ 550-590 đ/lít ngày 21/2/2010). Sự cộng hưởng tác động đồng thời của việc tăng giá xăng, tăng giá điện, than nước và giá cước vận tải các loại… khiến hàng loạt giá hàng hóa và dịch vụ có liên quan trực tiếp và gián tiếp đứng trước khả năng đua nhau tăng giá, bởi lý do phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tăng giá đầu vào nêu trên

Sự bộc lộ hệ quả của điều chỉnh chính sách tiền tệ - tài chính: Năm 2009, Việt

Nam đã tăng trưởng tín dụng 38% để đạt được mức tăng trưởng GDP 5.3%, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hóa sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.

Đồng thời, do hiệu quả đầu tư xã hội thấp (Tỷ lệ đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế trong 9 tháng năm 2010 đạt 44.19% GDP, trong đó đầu tư khu vực nhà nước tăng

gần 40%, chiếm hơn 40% tổng giá trị đầu tư, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều tăng trưởng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu là đầu tư ở khu vực nhà nước), việc nới lỏng điều kiện tín dụng thương mại của các ngân hàng, do đó làm tăng nguy cơ bùng nổ lượng tiền vào lưu thông với tư cách là các luồng vốn kích cầu đầu tư, từ đó trực tiếp làm tăng áp lực lạm phát.

Tổng giá trị trái phiếu của Chính phủ phát hành trong 10 tháng đầu năm 2010 đã hơn 80 nghìn tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu cả năm là 100 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế tăng mạnh khiến người dân không nắm giữ tiền đồng cũng làm cho cung tiền tăng cao.

Các nhân tố khác:

- Gía hàng hóa, nguyên liệu, dầu thô của thế giới cũng tăng mạnh do lo ngại về các đồng tiền mất giá và tình trạng thiên tai ở nhiều quốc gia …

- Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở Miền Trung đã làm khu vực này thiệt hại khá nặng nề, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế, do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010, kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010

Tác động:

- Giảm chỉ tiêu tăng trưởng làm giảm tốc độ phát triển tiền mặt trong XH không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây ra lạm phát ở các chu ỳ sau. - Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang có dấu hiệu yếu dần, sản xuất công

nghiệp tăng chậm

- Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ đọng, tính thanh khoản và độ an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Do nới lỏng tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến đồng tiền Việt Nam (VNĐ) bị đánh giá quá cao.

Một phần của tài liệu Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w