của khách hàng nên việc triển khai CLTNTT cho sản phẩm này rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, sự nhạy bén và những ứng phó nhanh chóng.
Sự gia tăng của các yếu tố đầu vào dưới tác động của lạm phát kinh tế thời gian qua đã đẩy chi phí nhập khẩu của VHHCNVN tăng cao làm giá thành sản phẩm của DN bị đẩy lên và khó cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh đó, sự suy thoái kinh tế làm lượng cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng tác động đến sự tiêu thụ các sản phẩm của Viện. Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành cao, VHHCNVN không chỉ phải cạnh tranh với
những DN cũng cung cấp các sản phẩm trong khu vực thị trường mà còn phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ các khu vực lân cận và nguồn sản phẩm từ nước ngoài (cửa khẩu) với nhiều đặc tính tốt về mẫu mã, chất lượng hay giá cả… Không những thế họ còn có chiến lược marketing bài bản, biện pháp kích cầu nên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
Nguồn lực thâm nhập thị trường của VHHCNVN còn nhiều hạn chế về cả về nhân lực và tài chính. Trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên cũng như các nhà lãnh đạo cấp trung còn thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhận thức và triển khai thực thi CLTNTT. VHHCNVN chưa có phòng marketing riêng biệt để xây dựng kế hoạch thực hiện các
chức năng marketing.
Nhận thức của ban lãnh đạo về triển khai CLTNTT còn chưa đầy đủ. Mặc dù người đứng đầu DN có kinh nghiệm trong kinh doanh nhưng kiến thức trong triển khai chiến lược thâm nhập thị trường chưa có hoặc có nhưng khả năng lãnh đạo chưa cao.
Khả năng nhạy bén của các nhân viên phòng kinh doanh chưa cao khi tiếp xúc khách hàng. Các kỹ năng giao tiếp còn kém, nhận biết phản ứng của khách hàng chậm cũng như sự am hiểu từng đối tượng khách hàng còn hạn chế.