Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 1,156 triệu người, sinh sống trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị
hành chính gồm: 2 thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình và 5 huyện thuộc miền núi là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ và Đại Từ .
Bảng 4.1. Đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn trên địa
bàn tỉnh Thái nguyên năm 2013 Hạng mục Đơn vị hành chính Mật độ - dân số Số xã Số thị trấn Số phường Mật độ dân số (người/km2) Dân số nông thôn Tỉnh Thái Nguyên 144 13 33 327 838.574 TP Thái Nguyên 10 - 18 1.474 79.290 TX Sông Công 4 - 5 598 23.400 H.Đại Từ 29 2 - 279 151.200 H.Phú Lương 14 2 - 285 97.865 H.Định Hóa 23 1 - 168 80.240 H.Đồng Hỷ 15 3 - 247 94.679 H.Võ Nhai 14 1 - 76 60.450 H.Phổ Yên 15 3 - 534 125.400 H.Phú Bình 20 1 - 535 126.050
34
Từ bảng 4.1 ta thấy:
- Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số trung bình đông là Thành phố
Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên.
Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ.
- Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chiếm 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%.
- Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị.
Thành phố đang triển khai xây dựng và mở rộng một số khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Thai Nguyen Park City (44,42ha), Khu đô thị mới Thịnh Quang (130ha), Khu đô thị mới Bắc Sơn - Sông Hồng (16,5ha), Khu đô thị
mới Detechland Túc Duyên (66,9ha), Tổ hợp đô thị và dịch vụ APEC Gia Sàng (52.711m2), Khu đô thị mới phía Tây thành phố (1500ha),Khu đô thị
mới phía Nam thành phố (44,5ha), Khu đô thị mới Nam Sông Cầu (133ha), Khu phố châu Âu bên bờ sông Cầu (136.380m2), Khu đô thị mới Thái Hưng (195ha), Dự án đường đô thị Đán - Núi Cốc và hệ thống 8 khu đô thị mới dọc tuyến đường (dự kiến hoàn thành vào năm 2015)... Ngoài ra còn có các dự án Thành phố công nghệ và giao lưu quốc tế APECI (2200ha), Dự án Thành phố
thông minh (1035 ha)nằm trong Tổ hợp đô thị thương mại và dịch vụ Yên Bình với tổng diện tích quy hoạch là 8009 ha được triển khai tại 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên sẽ là vùng đô thị quan trọng của thành phố Thái Nguyên trực thuộc trung ương trước năm 2020.
35
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông:
Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ
1B, Quốc lộ 37. Tuyến quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe vừa qua tuyến đường này
đã và đang được đầu tư để mở rộng song song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía Tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ
3. Ngoài ra, còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262.
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 3.422,7 km đường bộ. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm.
Về đường sắt, tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều, hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc đang được xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có thể kết nối đến cảng Hải Phòng
b) Thủy lợi:
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 74 hồ, đập và công trình thủy lợi do Công ty Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý. Trong đó, có 10 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m2. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa, phân phối nước hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện quy hoạch, thiết kế quy trình, quy phạm quản lý, bảo vệ các
36
công trình; chỉ đạo, rà soát toàn bộ các công trình, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí nên mới tiến hành được 2 hồ vừa và lớn và cho phê duyệt thực hiện nâng cấp, sửa chữa; cải tạo 21 dự án với tổng mức đầu tư trên 472 tỷ đồng.
4.1.2.5. Giáo dục, y tế.
Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có
Đại học Thái Nguyên, đây là một trường đại học cấp vùng của khu vực trung du, miền núi phía bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên như: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học liệu, Trung tâm giáo dục quốc phòng , 10 trường cao
đẳng và một số đơn vị trực thuộc khác. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 200.000 người.
Theo thống kê đến năm 2013, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế. Tổng số giường bệnh do Bộ y tế quản lí là gần 1000 giường, Sở Y tế tỉnh quản lí là 3300 giường trong đó 2120 giường tại các bệnh viện. Ngoài hệ thống bệnh viện huyện và trung tâm y tế các huyện, các bệnh viện và trung tâm y tế khác trên địa bàn như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên, Trung tâm y tế dự phòng…