Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG tại TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 – 6 2014 (Trang 33 - 37)

4.1.1.Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cnh quan môi trường

4.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

26

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Ni và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủđô Hà Nội. Thái Nguyên

là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay c vùng

trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 từ việc tách tỉnh Bc Thái thành hai tnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng

điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà

Nội. Tỉnh Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km (Cục thống kê Tỉnh Thái Nguyên, 2012)[10]. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính tr, kinh tế, giáo dc của khu Việt Bắc nói riêng,

của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hi giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt,

đường sông hình rẻ quạt mà thành ph Thái Nguyên là đầu nút. b. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai.

- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.

27

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng

được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao

động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. (Cục thống kê Tỉnh Thái Nguyên, 2012)[10].

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

c. Thủy văn

Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều Bắc Nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ đến địa bàn xã Hà Châu,

huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cu. Trong đó, đáng kể nhất là sông Đu, sông

Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này

chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đềđáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh

28

nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch

để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía Đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía Đông Bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. Phía Tây Bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh.

Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh

đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam

đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc.

29

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hi nói

chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác THANH TRA môi TRƯỜNG tại TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 – 6 2014 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)