Mô hình phát triển doanh nghiệp nông thôn trong một số ngành

Một phần của tài liệu Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn luận văn ths luật (Trang 77 - 80)

II. Khảo cứu về ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp và cơ chế thực

2. Mô hình phát triển doanh nghiệp nông thôn trong một số ngành

nghề nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia (khai thác thị trƣờng ngách)

9Kết quả kiểm tra của Trung tâm y tế dự phòng Thị Xã Hà Đông 2004 cho thấy, 70% người dân nơi đây đang mắc phải một số bệnh như phổi, đau mắt hột...

Khái niệm thị trường ngách đã được nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập đến[47]. Đó thường là những khoảng trống, khe hở trên thị trường có xuất hiện và tồn tại nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó. Nhu cầu này có thể bị các nhà kinh doanh lớn bỏ qua do không có lợi thế hoặc nhu cầu chưa được phát hiện ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, trong điều kiện hạn hẹp về tài chính, khả năng thâm nhập thị trường lớn ít, mạng lưới thông tin thị trường không đầy đủ, hạ tầng công nghệ thấp kém, nên việc khai thác thị trường này trở nên đặc biệt quan trọng. Sự phù hợp trong việc nhắm đích vào thị trường này còn thể hiện ở chỗ: số lượng vốn đầu tư nhỏ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn có thể dễ đầu tư kinh doanh đáp ứng nhóm nhu cầu nhỏ, mức rủi ro thấp, có khả năng kiểm soát dòng vốn thuận tiện. Tại một số địa phương, doanh nghiệp nông thôn sử dụng những lao động trong thời kỳ nông nhàn, và kết hợp chặt chẽ lao động thủ công với ứng dụng công nghệ, điều này các doanh nghiệp lớn khó thực hiện do biên chế lớn, bộ máy cồng kềnh.

Kinh nghiệm thực tế trên thế giới và trong nước cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm về việc khai thác loại thị trường này. Đó là các công ty của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai khi cạnh tranh với các công ty của Mỹ và châu Âu, sự phát triển từng bước của Sony đặc biệt với sản phẩm Walkman là một ví dụ điển hình[47]. Vấn đề là người chủ doanh nghiệp cần có khả năng nhìn nhận ra những vấn đề mà người khác chưa nhìn ra, nhận ra những nhu cầu tiềm năng mới lạ. Vừa qua, một số doanh nhân ở khu vực nông thôn Việt Nam đã làm rất tốt điều này, họ đã đưa ra thị trường những sản phẩm tưởng như vô cùng nhỏ nhặt nhưng lại đem lại giá trị kinh tế cao. Đó là trường hợp xuất khẩu lá chuối khô sang thị trường Mỹ và châu Âu phục vụ cho nhu cầu của bà con Việt kiều của một số doanh nghiệp ở Hà Tây; xuất khẩu đặc sản mơ muối, mơ nướng sang Nhật Bản của các doanh nghiệp, hộ sản xuất gia đình ở xã Đông La – Hoài Đức[47]. Điển hình nhất trong việc

khai thác thị trường ngách của các doanh nghiệp V&N khu vực nông thôn phải kể đến công ty TNHH Đông Tín (thị trấn Núi Thành, Quảng Nam). Công ty này đã năng động trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường, biến rơm rạ, loại vật liệu có sẵn ở nông thôn và không mấy giá trị thành nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, đồng thời tạo được nhiều việc làm ổn định cho bà con nông dân trong vùng.

H.4: Nhỏ mà không nhỏ

Rơm rạ, loại vật liệu rẻ tiền thường được coi là không mấy giá trị, nay đã tìm được thị trường xuất khẩu qua công ty TNHH Đông Tín. Mỗi năm công ty thu về khoảng 170.000 USD – một con số không nhỏ đối với một doanh nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm cho 120 công nhân mà một phần ba trong số đó có mức lương trên 800.000đ/tháng. Rơm bện sấy khô được xuất khẩu dạng bán thành phẩm, được dùng trong các lễ hội truyền thống và trang trí nội thất của một số nước và vùng lãnh thổ Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc … Có tới 33 mặt hàng được làm từ rơm bện sấy khô. Rơm được lấy từ hai loại chính: thân lúa non (khoảng 55 ngày tuổi sau gieo sạ) và rơm của thân lúa mới lấy hạt, mỗi sào rơm (500m2) giá từ 60.000 đến 80.000VNĐ. Với trên 1 tỷ đồng vốn, Đông Tín không phải là doanh nghiệp giàu nhưng việc mở hướng đi cho một sản phẩm làm từ nguyên liệu có sẵn tại chỗ, tạo việc làm cho cả trăm nông dân là điều có ý nghĩa lớn ở vùng quê nghèo khó này.

Nguồn: Huỳnh Văn Mỹ: Lược tin từ Xuất khẩu rơm…, Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 04/2003, tr 56, mục Giao thương.

Nhìn chung, việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hỗ trợ gia nhập thị trường, và cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh theo tinh thần Luật Doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc phát huy nội lực, kích thích tính năng

động, sáng tạo trong kinh doanh của mọi người trong xã hội. Nhờ vậy mà mọi nguồn lực đều được khai thác ở mức tối ưu, mọi khoảng trống trên thị trường đều được lấp đầy và kết quả là các loại hình doanh nghiệp đều có cơ hội phát triển, nền kinh tế đất nước được tạo thêm đà tăng trưởng. Đó chính là lợi ích mà Luật Doanh nghiệp mang lại cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn mà ta có thể nhận thấy trong mô hình này.

Một phần của tài liệu Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn luận văn ths luật (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)