Qua phân tích trên, thực trạng về vấn ñề rủi ro tỷ giá cũng như công tác phòng ngừa loại rủi ro này tại các công ty trong ngành dược vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vậy, nguyên nhân của những tồn tại này do ñâu? Yếu tốñầu tiên mà ta cần xem xét ñó chính là môi trường pháp lý cho việc triển khai các công cụ phái sinh, một phần quan trọng trong các giải pháp phòng ngừa mang tính hiện ñại. Môi
trường pháp lý hiện tại ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc hạn chế rủi ro hay chưa? Theo kết quả từ cuộc khảo sát thì hầu hết doanh nghiệp ñều trả lời là môi trường pháp lý chưa hỗ trợ nhiều cho công tác phòng ngừa rủi ro. Cụ thể ñể ñáp ứng nhu cầu về phát triển thị trường phái sinh vào ngày 28/05/2004, Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước ñã ra quyết ñịnh số 648/2004 nhằm ñiều chỉnh một số hạn chế theo quy ñịnh trước ñây của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này. Một số thay ñổi ñáng kể trong quyết ñịnh này là quy ñịnh kỳ hạn của hợp ñồng forward và swap từ 3 ñến 365 ngày ñồng thời thay ñổi nguyên tắc tính tỷ giá kỳ hạn theo hướng ñiều chỉnh gần với thông lệ quốc tế hơn. Về phía các giao dịch quyền chọn tiền tệ, văn bản pháp quy ñiều chỉnh là quyết ñịnh 1452/2004 của Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, văn bản này có khá nhiều hạn chế như chỉ giới hạn giao dịch giữa các ngoại tệ, không có ñồng Việt Nam tham gia hay chỉ cho phép các tổ chức tín dụng bán quyền chọn chứ không ñược mua quyền chọn. Những hạn chế này làm cho các giao dịch quyền chọn bị giới hạn và từ ñó hạn chế khả năng phân tán và dịch chuyển rủi ro vốn là một ưu ñiểm của các công cụ phái sinh.
Một yếu tố bên ngoài khác cũng góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ ñộng trong hạn chế rủi ro tỷ giá là cơ chế quản lý tỷ giá và lãi suất của Nhà nước. Câu trả lời cũng tương tự như với yếu tố môi trường pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp ñều cho rằng cơ chế quản lý hiện tại chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của họ. Mặc dù cơ chế quản lý tỷ giá và lãi suất hiện nay ñã có nhiều thay ñổi theo hướng nới lỏng hơn nhưng cơ chếñiều hành của Nhà nước vẫn còn mang nặng tính hành chính, chưa ñiều chỉnh theo cơ chế thị trường. Tỷ giá USD ñã có những ñiều chỉnh nhằm giảm bớt sự cốñịnh tỷ giá USD/VND, từ trạng thái neo chặt ñồng VND theo ñồng USD ñi dần ñến hướng nới lỏng dần biên ñộ dao ñộng tỷ giá, làm cho ñồng USD, một ngoại tệ ñược giao dịch chiếm tỷ trọng khá lớn, có xu hướng biến ñộng nhiều hơn theo cung cầu thị trường và cũng mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn. Chính những ñiều chỉnh này ñã giúp nâng cao ý thức về phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế và việc ñưa ra những quyết ñịnh mang nặng tính hành chính là ñiều tất yếu. Một ví dụñiển
hình là vào những tháng ñầu năm 2009, khi tình hình cung cầu USD căng thẳng, nhiều ngân hàng thương mại ñã sử dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn và kỳ hạn ñể thực hiện các giao dịch mua bán USD theo tỷ giá thỏa thuận cao hơn tỷ giá trần. Trước thực tế này, Ngân hàng nhà nước ñã ñưa ra quyết ñịnh nghiêm cấm các ngân hàng thương mại triển khai các công cụ này. Đây là một quyết ñịnh hoàn toàn mang tính hành chính, không hề dựa vào các yếu tố thị trường vì nhu cầu cần sử dụng các công cụ phái sinh ñể phòng ngừa rủi ro tỷ giá là hoàn toàn có thực, vấn ñề là phải triển khai và quản lý chúng như thế nào mà thôi.
Thị trường tài chính nước ta còn khá non trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiều trở ngại cho công tác quản trị rủi ro tỷ giá. Các công cụ tài chính phái sinh chưa ñược quan tâm phát triển, chưa thực sựñóng vai trò bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Thị trường phái sinh còn quá hạn hẹp, chỉ gói gọn trong các doanh nghiệp trong nước cộng với sự hạn chế của khung pháp lý ñã làm giảm tính hấp dẫn cũng như khả năng tìm kiếm cơ hội cho các giao dịch phái sinh. Khi thị trường tiền tệ trong nước có những biến ñộng một chiều thì kỳ vọng của các nhà ñầu tư tham gia thị trường phái sinh sẽ ít có xu hướng ngược chiều nhau, nếu như thị trường phái sinh liên thông thị trường thế giới thì khả năng cho những kỳ vọng ngược chiều nhau sẽ cao hơn và như vậy các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn cho việc lựa chọn các công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra, chi phí cho việc triển khai các sản phẩm phái sinh còn khá cao. Do thị trường phái sinh còn khá mới mẻ, chưa hoàn thiện, các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu ñứng trung gian, mua lại của một số ngân hàng lớn hoặc từ các ñối tác nước ngoài và cộng thêm một khoản thu nhập của ngân hàng. Cách tính phí này làm cho mức phí cho các sản phẩm phái sinh mà ñặc biệt là hợp ñồng quyền chọn khá cao, chưa thu hút các doanh nghiệp sử dụng.
Tất cả các nguyên nhân trên ñược phù hợp với kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp tham gia trả lời. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng ñến công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như môi trường pháp lý, chính
0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% ñiều hành tỷ giá môi trường pháp lý hệ thống thông tin sản phẩm phái sinh ñào tạo nhân lực
sách ñiều hành tỷ giá, các sản phẩm phái sinh,... vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, khắc phục ñược hạn chế này sẽ giúp các doanh nghiệp nhiều hơn trong triển khai các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của mình.
Đồ thị 2.11: Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại DN