5.1. Các quy định quảng cáo chủ yếu:
5.1.1. Quảng cáo một số sản phẩm đặc biệt.
Một số sản phẩm gặp nhiều khó khăn, hạn chế hoặc có thể cấm hoàn toàn tại một số quốc gia.
Ví dụ: Tại Nhật cấm hoàn toàn từ “an toàn” khi sử dụng đối với những quảng cáo thuốc không theo đơn. (ví dụ: thuốc giảm đau, thuốc cảm…)
Tuy gặp phải nhiều sự phản đối từ các nhà quảng cáo và các kênh truyền thông, các quy tắc về quảng cáo thuốc lá, các sản phẩm rựu đang ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Ví dụ: Trong năm 2006 chính phủ Thái Lan cấm hoàn toàn tất cả những quảng cáo và khuyến mãi về rựơu.
5.1.2. Quảng cáo so sánh.
Đây là một hình thức gây ra khá nhiều tranh cãi, tại Mỹ những quảng cáo so sánh sản phẩm của mình với đối thủ khá phổ biến, nhưng tại những quốc gia khác lại hạn chế thậm chí nghiêm cấm hình thức này.
Ví dụ: tại Trung Quốc các nhà quảng cáo không được phép so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh.
Tương tự tại Việt Nam những quảng cáo có tính chất so sánh thì sản phẩm bị so sánh phải được che nhãn mác.
5.1.3. Nội dung của thông điệp quảng cáo.
Nội dung của quảng cáo cần phụ thuộc vào các quy tắc và hướng dẫn nhất định tại các nước sở tại.
Ví dụ: quảng cáo của Axe bị cấm tại Nam Phi vì mang thông điệp hạ thấp nữ giới và xúc phạm người theo đạo Thiên Chúa. Trong quảng cáo là hình ảnh một thiên thần rơi xuống trần gian và bị hấp dẫn bởi mùi của 1 người đàn ông.
Tại Trung Quốc các quảng cáo dễ bị kiểm duyệt do các yếu tố chính trị. Mà cụ thể là một quảng cáo của Unilever, sản phẩm chăm sóc da pond mặc dù quảng cáo đã
tuân thủ các quy định kiểm duyệt của Trung Quốc nhưng vẫn bị cấm chiếu lí do là vì có sử dụng hình ảnh của nữ diễn viên Tang Wei, vì trước đây cô đã tham gia một bộ phim trong đó. Ngoài ra Trung Quốc còn cấm các quảng cáo thể hiện sự xuống cấp về môi trường, hành vi xấu, bạo lực, cờ bạc, khiêu dâm, mê tín….
5.1.4. Mục tiêu của quảng cáo nhắm đến trẻ em
Đây cũng là một lĩnh vực có xu hướng được quy định nghiêm ngặt, chúng ta cũng có thể hình dung ra vì sao nó được quy định nghiêm ngặt, vì trẻ em là đối tượng được sự bảo vệ rất nhiều.
Tại Hàn Quốc và Malaysia, cấm truyền hình quảng cáo thức ăn nhanh mà mục tiêu hướng đến trẻ em, vì những quảng cáo như thế được cho là làm tăng mức độ béo phì trong giới trẻ.
Tại Hy Lạp cấm tất cả quảng cáo đồ chơi trên TV từ 7h sáng đến 22h tối. Phần Lan, Trẻ em không thể nói hoặc hát tên của 1 sản phẩm trong quảng cáo.
5.1.5. Các vấn đề của ngôn ngữ địa phương
Khi thâm nhập một thị trường mới, một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên các marketer cần tìm hiểu đó là văn hóa bản địa. Đã có rất nhiều chiến dịch marketing thất bại do hiểu sai văn hóa địa phương và để lại hậu quả nặng nề cho thương hiệu. Cho dù sản phẩm của công ty bạn có tốt thế nào, được đầu tư chuyên nghiệp ra sao, nếu không khảo sát rõ hành vi người tiêu dùng tại nơi bán thì rất dễ gây phản ứng ngược.
Việc sử dụng y nguyên những chiến dịch thành công ở thị trường hiện tại và áp dụng lên thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc các marketer đang áp đặt văn hoá đất nước mình vào văn hoá đất nước khác.
Ví dụ Kem đánh răng Cue của Colgate tại Pháp: Colgate giới thiệu một loại kem đánh răng mới tại Pháp với tên gọi là “Cue” chỉ đáng tiếc cái tên này trùng với một tạp chí khiêu dâm nổi tiếng ở đất nước này.
5.2. Chiến lược để đối phó với quy định quảng cáo:
5.2.1. Theo dõi các quy định và luật pháp đang chờ xử lý
Cần theo dõi và thu thập thông tin về những thay đổi trong các quy tắc quảng cáo vì chúng luôn thay đổi liên tục.
Nhiều cơ quan quảng cáo có các luật sư để hỗ trợ họ làm việc này.
5.2.2. Kiểm duyệt sớm các chiến dịch quảng cáo
Với một số quảng cáo lớn mang tính chất toàn cầu thì kinh phí thực hiện nó cũng rất lớn, để hạn chế việc bỏ ra một lượng lớn ngân sách nhưng lại không thu được gì, các Công ty cần sớm nhận được phản hồi về quảng cáo từ những cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh khỏi những sai lầm tốn kém.
Nên gửi trước những thông tin kịch bản cho cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.
Một trong những hoạt động quyết liệt hơn là vận động các chính quyền địa phương hoặc Quốc tế các cơ quan lập pháp như Quốc hội Châu Âu. Hoạt động vận động hành lang thường được tài trợ bởi các nhà quảng cáo, các cơ quan quảng cáo và chính quyên địa phương và các cơ quan truyền thông.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đã nới lỏng lệnh cấm quảng cáo có chứa hình ảnh con heo trong năm mới của Trung Quốc vào năm 2009 sau khi có rất nhiều áp lực từ các cơ quan quảng cáo và khách hàng.
5.2.4. Thách thức các quy định của tòa án.
Vậy chúng ta có thể thách thức lại những quy định của tòa án không?
Câu trả lời là có, chúng ta có thể, trong một số trường hợp các nhà quảng cáo có thể xem xét chống lại luật quảng cáo. Trong khối liên minh EU, các nhà quảng cáo tại các nước liên minh đã lật đổ luật pháp địa phương bằng cách kêu gọi Ủy ban Châu Âu hoặc Tòa án tư pháp Châu Âu.
Ví dụ: Tại pháp các nhà bán lẻ bị cấm quảng cáo. Tuy nhiên một loạt các nhà bán lẻ, các cơ quan quảng cáo và truyền thông đã đệ đơn khiếu nại với Ủy ban Châu Âu nhằm nỗ lực lật đổ điều luật đã tồn tại hơn 40 năm.
5.2.5. Thích ứng chiến lược tiếp thị hỗn hợp
Các nhà tiếp thị thuốc lá rất sáng tạo trong xử lí các quy định của quảng cáo. Một trong những cơ chế phổ biến được sự dụng rộng rãi là dùng thương hiệu để đối phó lại các lệnh cấm quảng cáo thuốc lá.
Vd: Công ty thuốc lá Thụy Điển, thương hiệu của họ chiếm 80% thị trường thuốc lá Thụy Điển, họ quảng cáo kính mát và bật lửa thuốc lá dưới tên Blend, nhãn hiệu bán chạy nhất của thuốc lá để đối phó lại lệnh cấm quảng cáo thuốc lá tại Thụy Điển.
Ví dụ ở vương quốc Anh, Hamlet, thương hiệu xì gà hàng đầu, đã chuyển qua các phương tiện truyền thông khác sau khi Anh cấm tất cả các quảng cáo truyền hình thuốc lá ở Anh vào tháng 10 năm 1992.